Cô giáo vùng biên: Một mình giữ lớp, giữ ước mơ cho những đứa trẻ

15 năm ở Y Tý, đã quen với cuộc sống xã nghèo nơi biên cương nhưng những đêm một mình ở lại trường cô giáo Lý Thị Yên vẫn tủi thân, nhớ nhà xe lẫn nỗi lo sợ.

Đăng Dương Theo dõi

Cô giáo Lý Thị Yên (44 tuổi) hiện đang chủ nhiệm lớp ghép 1,2 của điểm trường Sim San 1, trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Y Tý. Nhà cô Yên ở xã Quang Kim, huyện Bát Xát, cách trường 70km, mỗi lần về phải mất hơn nửa ngày, đi xuyên qua rừng già, đường đất đá gập ghềnh nên cô chủ yếu ở lại trường.

Hàng ngày, cứ 17h sau khi tan lớp, cô lại tranh thủ nhóm bếp củi nấu ăn ở ngoài sân, rồi lại nhanh chóng vào phòng, khóa chặt cửa phòng để đảm bảo an toàn cho bản thân.

"Trường nằm trên sườn đồi, xa nhà dân nên buổi tối tôi không dám đi đâu, niềm vui duy nhất là gọi điện về nhà trò chuyện với chồng con", cô giáo Yên nói. Tuy nhiên ở vùng giáp biên này sóng điện thoại cũng chập chờn, lúc có lúc không nên không phải lúc nào cô Yên cũng gọi điện về được, hoặc nếu gọi được cũng chỉ trò chuyện được vài ba phút.

co-giao-vung-bien-mot-minh-giu-lop-giu-uoc-mo-cho-tre-1-0955

Năm 2010, cô Yên bắt đầu bám bản, ở lại các điểm trường xa xôi của xã Y Tý . Khi nhận quyết định, cô đã dùng hết số tiền tích góp của mình để mua xe máy mong tới ngày đi dạy. Tuy nhiên, đường đến trường bao quanh là núi đồi hoang vắng, hiếm thấy nhà dân, đường đất đỏ dốc đứng, trơn trượt khiến cô nhiều lần ngã, người và xe đều lấm lem bùn đất.

"Tới nơi tôi hơi ngỡ ngàng khi thấy điểm trường không có cổng, cũng chẳng có biển hiệu gì để nhận biết. Học sinh người Dao đa số không thạo tiếng Kinh, vào lớp tôi phải ngồi đợi cả tiếng các em mới tới đủ để bắt đầu buổi học", cô Yên kể về những ngày đầu đến Y Tý.

Đi lại khó khăn nên cô Yên chỉ còn cách ở lại trường. Mấy tuần đầu, đêm nào cô cũng khóc vì nhớ chồng và con nhỏ ba tuổi. Nơi rẻo cao không sóng, không điện, không Internet, khi muốn liên lạc với gia đình, cô phải đi bộ vài km để bắt sóng.

co-giao-vung-bien-mot-minh-giu-lop-giu-uoc-mo-cho-tre-2-0955

Trường là ngôi nhà lợp gỗ nên cô phải căng bạt ngoài sân làm nhà tắm tạm, mùa đông phải nhóm củi để ngồi sưởi ấm và đun nước. Cô giáo Yên bồi hồi nhớ lại, mùa đông năm 2013, nhiệt độ xuống âm vài độ C, tuyết rơi dày đặc. Thời điểm đó cô vừa sinh con thứ, để tiện cho việc chăm sóc nên cô đón con lên điểm trường ở cùng. Đêm lạnh quá, con nhỏ không ngủ được, khóc suốt, cô phải vượt đêm tối chạy đi xin củi nhà dân đốt liên tục để giữ ấm.

'Nhiều phụ huynh còn cho ngô, khoai để mẹ con tôi ăn qua ngày. Chính tình người ở Y Tý đã khiến tôi bớt cô đơn, níu giữ tôi ở lại", cô giáo 44 tuổi nói.

Từ năm 2023 đến nay, cô Yên chuyển về dạy học tại điểm trường Sim San 1, cách trung tâm xã Y Tý vài chục km. Nỗi sợ một mình ở vùng biên cũng dần vơi. Cô tự tạo niềm vui cho mình bằng cách trồng cây, trồng hoa đặt khắp trường, nuôi thêm gà để lấy thịt, trứng. Thức ăn sẽ gửi nhờ nhà dân bởi trường không có tủ lạnh.

"Giờ đường sá cũng được tu sửa dễ đi hơn dù vẫn hiểm trở. Mỗi cuối tuần tôi tranh thủ về nhà thăm con rồi lại đi", cô Yên nói.

Khi được hỏi về mong ước, thay vì việc được dạy học ở dưới xuôi, cô giáo Yên lại bày tỏ mong muốn gắn bó lâu hơn với Y Tý, "muốn là người lái đò, giúp các em ở đây thoát nghèo nhờ tri thức".

Xem thêm: Người đàn ông Đà Nẵng 9 năm bền bỉ gieo yêu thương với tủ bánh mì 0 đồng

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Tin liên quan

"185 video, 415 ngày, 0 đồng học phí" - đó không chỉ là những con số mà là minh chứng cho một hành trình dài đầy tâm huyết, sáng tạo và yêu thương của cô giáo dạy văn Ngô Thúy Trình.

Hành tình chạm đến triệu trái tim của cô giáo về hưu dạy Văn trên TikTok
0 Bình luận

Gia tộc Đỗ Thế Sử là một dòng họ có truyền thống kinh doanh lâu đời tại Việt Nam, nổi bật với tinh thần khởi nghiệp, tầm nhìn chiến lược và tư duy kinh tế hiện đại. Không chỉ làm giàu bằng trí tuệ mà còn giữ được cái tâm chính là điều khiến gia tộc này trở nên khác biệt giữa thương trường đầy sóng gió.

Gia tộc kinh doanh Đỗ Thế Sử - Huyền thoại sống, nơi tinh thần kinh doanh được truyền thừa như một sứ mệnh
0 Bình luận

Anh Đặng Duy Doanh (30 tuổi, trú huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) đã mãi mãi nằm lại dưới dòng sông Hồng sau khi nhảy xuống cứu 4 học sinh đuối nước.

Người hùng cứu được 4 học sinh đuối nước nhưng không cứu được chính mình
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Thầy giáo người Mông nuôi gà đen âm thầm thắp sáng ước mơ nơi non cao

Thầy Xồng Bá Cha (SN 1975) ở xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An không chỉ tận tâm với sự nghiệp gieo con chữ cho học trò vùng cao mà còn là người tiên phong trong hành trình bảo tồn giống gà bản địa quý, giúp bà con thoát nghèo.

Hải An
Hải An 7 giờ trước
Xúc động dòng tâm sự của thầy giáo gửi học trò ngày biết điểm: Trượt lớp 10 không phải là dấu chấm hết!

Dòng tâm sự đầy xúc động và ý nghĩa của thầy giáo Lê Hoàng Tuấn (huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa) gửi đến những học sinh không may thi trượt lớp 10 đã khiến rất nhiều người xúc động.

Hải An
Hải An 14 giờ trước
Chủ tịch huyện khiến làng quê “đổi đời” nhờ dạy dân bán hàng online: Mang về doanh thu “khủng” 4000 tỷ trong vòng 6 tháng

Nhận thấy huyện Phú Xuyên sẽ khó lòng phát triển nếu chỉ trông chờ vào con đường nông nghiệp truyền thống, ngay từ khi mới nhận chức Chủ tịch huyện – ông Lê Văn Bính đã mạnh dạn đổi mới, tự dựng video, dạy người dân bán hàng online, mang về doanh thu 4000 tỷ trong vòng nửa năm.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Ấm lòng bữa ăn yêu thương dành cho trẻ em nghèo

Với mong muốn giúp đỡ trẻ em nghèo, bệnh tật, chị Trần Thị Trúc Ly (35 tuổi, trú tại P.Cái Khế, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) đã thành lập nhóm thiện nguyện Hiếu Niệm.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Độc lạ mô hình nuôi cá gây quỹ cho làng ở Gia Lai

Từ khó khăn vận động kinh phí, làng Al thuộc xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh, Gia Lai đã nảy ra ý tưởng độc đáo, góp tiền xây dựng mô hình nuôi cá gây quỹ cho làng.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Thầy giáo Lê Bá Khánh Trình – 'Huyền thoại” toán học Việt Nam

Tiến sĩ Lê Bá Khánh Trình được biết đến như một “huyền thoại” của Toán học Việt Nam khi đạt điểm tuyệt đối 40/40, nhận giải đặc biệt cho thí sinh có lời giải đẹp tại Olympic Toán quốc tế 1979. Ông đã viết nên một phần rực rỡ của lịch sử toán học nước nhà bằng chính trí tuệ và sự tận tụy suốt cả cuộc đời mình.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Chàng trai Đà Nẵng khiến nhiều người xúc động với nghề lạ - thắp đèn “sưởi ấm” cho người đã khuất

5 năm tận tụy với công việc giữ đèn ở nghĩa trang, chàng trai Đà Nẵng - Võ Văn Siêu tự ví mình là người giúp việc cho người đã khuất.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Người phụ nữ với 110 lần hiến máu cứu người: Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại

Tại buổi vinh danh 100 người hiến máu tiêu biểu năm 2025, chị Huỳnh Thị Mỹ An (50 tuổi, Hà Nội) đã được tôn vinh bởi hành động cao đẹp với 28 lần hiến máu và 82 lần hiến tiểu cầu.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Chân dung người hùng giúp đỡ thím cháu người Mông bị “chặt chém” 4.2 triệu đồng tiền taxi ở Hà Nội

Những ngày qua, câu chuyện của hai thím cháu người Mông bị lái xe taxi “chặt chém” 4.2 triệu đồng tiền taxi cho quãng đường hơn 20km từ bến xe Mỹ Đình đến ngã tư Nội Bài (Hà Nội) đã nhận được sự chú ý lớn từ cộng đồng.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Gia tộc Sơn Kim giàu có nhất nhì Việt Nam - Từ mạch nguồn tri thức đến bản trường ca thương trường

Gia tộc Sơn Kim là một trong những gia tộc doanh nhân danh giá và giàu có bậc nhất Việt Nam, nổi bật với hành trình 4 thế hệ làm kinh doanh. Từ “lão phật gia” Nguyễn Thị Sơn đến thế hệ kế thừa vững vàng trong các lĩnh vực bất động sản, bán lẻ và thời trang, Sơn Kim không chỉ xây dựng một đế chế kinh tế, mà còn gìn giữ một di sản sống về văn hóa gia đình và giá trị Việt.

Chân dung người bố đứng sau “giám đốc 13 tuổi” với cách dạy con “có một không hai”

Đằng sau sự thành công, giỏi giang của “giám đốc 13 tuổi” – Nguyễn Nam Long chính là ông bố Nguyễn Bình Nam, một cái tên khá nổi tiếng trong giới khởi nghiệp công nghệ.

Hải An
Hải An 12/06
Lớp học tình thương giữa lòng Sài Gòn của “ngoại Thủy”, mái nhà ấm áp cho những đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn

Gần 10 năm qua, lớp học tình thương của bà Trần Thị Thanh Thủy (70 tuổi) vẫn sáng đèn mỗi tối để dạy chữ cho trẻ em nghèo quanh khu vực phường Bình Trưng Đông, TP.Thủ Đức.

Thanh Tú
Thanh Tú 12/06
Gia đình “Vua hàng hiệu” Johnathan Hạnh Nguyễn: Thành công bằng nội lực, vững vàng bằng đạo đức

Gia đình tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn không chỉ nổi bật bởi thành công trong lĩnh vực kinh doanh, mà còn được biết đến như một hình mẫu về sự tử tế, kỷ luật và trách nhiệm xã hội. Từ người cha bản lĩnh đến các thế hệ kế thừa tài năng, họ đã cùng nhau xây dựng một đế chế kinh tế vững mạnh, gắn liền với giá trị đạo đức và tinh thần thượng tôn pháp luật.

Hải An
Hải An 10/06
Profile “đỉnh nóc, kịch trần” của “Giám đốc 13 tuổi” ở TP.HCM: 6 năm kinh nghiệm dạy lập trình, IELTS 8.0 với Speaking và Listening đạt điểm tuyệt đối

Những ngày gần đây, Nguyễn Nam Long - cái tên đã quá quen thuộc với nhiều người quan tâm lĩnh vực lập trình ở TP.HCM lại một lần nữa khiến mạng xã hội "sốt xình xịch" khi chính thức nhận vai trò Giám đốc Phát triển (Chief Growth Officer - CGO) tại một công ty phần mềm.

Hải An
Hải An 07/06
Vợ chồng già 20 năm tận tâm mai táng cho những hài nhi xấu số

Hơn 20 năm qua, vợ chồng ông Lê Văn Cảnh (80 tuổi) và bà Nguyễn Thị Vuông (77 tuổi) ở TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk đã chôn cất cho rất nhiều hài nhi xấu số bị bỏ rơi ở bãi rác lớn của thành phố.

Hải An
Hải An 07/06
10 năm với hơn 100 liền hiến máu, gia đình nghèo viết nên câu chuyện đẹp về tình người

Gia cảnh nghèo khó, phải đi làm thuê làm mướn để chạy ăn hằng ngày nhưng hơn 10 năm qua, gia đình bà Nguyễn Thị Đạm (56 tuổi, TP.Cần Thơ) đã cùng nhau hiến máu cứu người hơn 100 lần.

Hải An
Hải An 06/06
PC Right 1 GIF
Đề xuất