Vượt nghịch cảnh, cô gái mắc bệnh teo cơ tích cực tham gia thiện nguyện
Đối diện với nghịch cảnh, chị Nguyễn Thị Xuân (Hà Nam) đã mạnh mẽ vượt qua, không chỉ thay đổi cuộc sống của mình mà còn giúp đỡ, truyền động lực vượt khó cho nhiều người khác.

Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo có bố không thể đi lại đã rất khó khăn, vậy mà năm 12 tuổi gia đình còn phát hiện chị Xuân và em trai cũng mắc bệnh teo cơ giống bố. Khi ấy, cả gia đình rơi vào khủng hoảng kinh tế, một mình mẹ chị phải đảm nhận trách nhiệm chăm sóc cả gia đình.
Khó khăn chồng chất, chị Xuân buộc phải tạm dừng việc học để theo nghề thủ công mây tre đan phụ giúp gia đình. Sau một thời gian, chị Xuân nghĩ rằng chỉ có kiến thức và sự thay đổi của bản thân mới trở thành chìa khóa để gia đình chị vượt qua khó khăn. Thế là vào năm 2009, chị Xuân và em trai quyết định xin bố mẹ cho đi học nghề. Em trai chị chọn học cao đẳng nghề, còn chị Xuân thì theo học nghề tin học văn phòng và chỉnh sửa ảnh tại Nam Định.

Sau khi có công việc làm ổn định, chị Xuân lại tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Chị đã dùng tuổi trẻ và kiến thức của mình mang đến những tia hy vọng cho những người cùng cảnh ngộ, giúp họ có tiếng nói trong xã hội. Hiện tại, chị Xuân đang đảm nhận vai trò Phó Chủ nhiệm CLB Thanh niên khuyết tật tỉnh Hà Nam.
Không dừng lại ở đó, chị Xuân còn thiết lập mối liên kết với các đơn vị may mặc trong khu vực để tạo công ăn việc làm ổn định cho các thành viên của CLB. Nhờ sự kết nối này, họ có thu nhập ổn định hàng tháng từ 3 – 3.5 triệu đồng để trang trải thêm chi phí sinh hoạt.

Ngoài ra, chị Xuân còn thành lập nhóm thiết kế quảng cáo cho công ty Pixel Việt Nam, mang lại nguồn thu ổn định hàng tháng cho nhiều thành viên khuyết tật trên địa bàn. Bên cạnh đó, chị Xuân còn thực hiện các chương trình chia sẻ, tọa đàm cho thanh niên thúc đẩy kinh tế, giúp họ hiểu rõ hơn về cơ hội cải thiện thu nhập và những chính sách, ưu đãi.
Có thể nói, chị Xuân là một trong những nguồn cảm hứng, là tấm gương tích cực truyền động lực vượt lên số phận cho nhiều người.
Xem thêm: Vượt nghịch cảnh, chàng trai khiếm thị đỗ 6 trường đại học
Đọc thêm
Không đầu hàng trước số phận, chàng trai khiếm thị - Đỗ Nam Khánh (Hà Tĩnh) đã nỗ lực vươn lên trong học tập, trúng tuyển vào 6 trường đại học.
Sinh ra với khiếm khuyết trên đôi bàn tay, nhưng chị Nguyễn Thị Hương (SN 1976, Hà Nam) vẫn nỗ lực vượt khó, trở thành cô giáo dạy học và truyền động lực cho nhiều người cùng cảnh ngộ
Dù bị khuyết tật cả hai chân, người phụ nữ Ê Đê - H’Yar Kbour vẫn ngày đêm miệt mài giữ lửa, truyền nghề dệt may truyền thống của dân tộc mình.
Tin liên quan
Nhiều năm qua, người đàn ông ở Quảng Ngãi này vẫn miệt mài thu gom, tái chế xe đạp cũ như thế để tặng cho học trò khó khăn ở địa phương.
Vừa qua, Công ty xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) kết hợp cùng MTTQ quận Lê Chân, TP Hải Phòng tổ chức lễ trao tặng nhà đoàn kết cho 2 hộ có hoàn cảnh khó khăn.
Bệnh viện Bưu điện quyết định hỗ trợ kinh phí làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) cho 50 cặp vợ chồng có các vấn đề bệnh lý di truyền và 30 cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, chưa có con lần nào.