Chuyện thầy giáo hơn 12 năm dạy võ miễn phí cho trẻ em khó khăn
Hơn 10 năm qua, lớp học võ miễn phí của thầy giáo Trịnh Công Sơn vẫn đều đặn mở cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ nhập cư và tự kỷ.

Nhiều năm qua, một lớp võ miễn phí trên đường Lũy Bán Bích (quận Tân Phú, TP.HCM) đều đặn sáng đèn từ thứ hai đến thứ bảy hằng tuần. Học viên của lớp này nhiều người có hoàn cảnh khó khăn, trẻ nhập cư, trẻ tự kỷ. Huấn luyện viên của lớp võ đặc biệt này là Trịnh Công Sơn (giáo viên thể dục Trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu, quận 10, TP.HCM). Sau những giờ dạy thể dục trên trường, thầy Sơn (37 tuổi) lại đến lớp võ judo để dạy miễn phí cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn, trẻ nhập cư và tự kỷ.
Trong hơn một thập niên đứng lớp, thầy Sơn đã đào tạo khoảng 700 học viên. Lớp võ của thầy không phân biệt lứa tuổi, chỉ cần các bạn muốn học về võ judo, muốn bảo vệ bản thân, nâng cao sức khỏe thì có thể đến lớp học.
Thông thường thầy sẽ chia lớp thành hai nhóm, một nhóm học vào thứ hai - tư - sáu và nhóm còn lại học vào thứ ba - năm - bảy hằng tuần, từ 18h - 19h30. Đối với các em có năng khiếu, thầy Sơn sẽ kèm riêng để đi thi đấu cho quận.

"Bén duyên với lớp võ từ khi vừa tốt nghiệp đại học, về giảng dạy tôi thấy đa số các em là dân nhập cư, cuộc sống khó khăn, do đồng cảm vì ba mẹ tôi cũng là người lao động nên dạy miễn phí cho các em. Đối với dân nhập cư thì ít tiếp xúc với những hoạt động vui chơi, giải trí nên tôi mong muốn các em được nâng cao sức khỏe và có thể bảo vệ bản thân" - thầy Sơn chia sẻ.
Ở lớp võ của thầy Sơn có những học viên đặc biệt, thầy Sơn cho biết khi dạy các bạn tự kỷ thầy cũng tìm hiểu ở các thầy cô có chuyên môn dạy trẻ tự kỷ để học hỏi. Phải có tính kiên trì, biết cách ra những bài tập phù hợp cho các em nâng cao sức khỏe và có thể chất tốt hơn.
"Những bạn tự kỷ gặp môi trường mới thì thường nhút nhát nên mình cố gắng tạo không khí vui tươi để các em cởi mở hơn. Các bạn bình thường tập trong một tuần thì có thể thành thạo các động tác, còn các bạn đặc biệt sẽ phải mất 2-3 tuần. Khi các bạn rành sẽ tập chuẩn xác và thích thú hơn" - thầy Sơn nói.
Vốn ít nói và ngại giao tiếp, em Lê Văn Phát (16 tuổi, quận Bình Tân) cho biết em đã nghỉ học ở trường. "Ba biết đến lớp của thầy nên chở em đến đây học đã được hai tháng. Tuy em chưa có bạn bè mới nhưng được học thầy là em vui, thầy dạy rất có tâm" - em Phát bộc bạch.

Học tại lớp võ đã được một năm, em Đoàn Thế Đạt (học sinh Trường THPT Diên Hồng, quận 10) chia sẻ: "Lúc đầu tập chưa quen thì không thích lắm, về sau thấy được sự quan tâm của thầy nên em thích và cố gắng hơn. Thầy dạy đó giờ không lấy tiền. Học võ rèn luyện cho em sự lễ phép, lúc trước em ốm không có thể lực, bây giờ có thể lực và nhanh nhẹn hơn".
Là một trong những nhân tố trẻ từng dự hai kỳ đại hội thể thao Đông Nam Á (Sea Games 31 và Sea Games 32), vận động viên judo Trương Hoàng Phúc là một trong những học trò được thầy Sơn dìu dắt từ những ngày đầu.
"Tôi bắt đầu học judo với thầy Sơn từ năm học lớp 5, năm ấy cũng là lần đầu tiên tôi được đi thi đấu đánh giải cho quận. Thầy Sơn là người đi theo chăm lo cho từng thành viên lúc thi đấu. Thầy là người nhiệt huyết, tốt bụng và rất thương học trò. Thầy truyền cảm hứng cho tôi rất nhiều, dẫn dắt tôi luyện tập ở quận rồi lên đội tuyển tới giờ" - Hoàng Phúc nói.
Anh Nguyễn Thanh Nhân - chủ nhiệm CLB Tân Thới Hòa, quận Tân Phú - cho biết thầy Sơn dạy nhiệt tình, tận tụy và hiệu quả. "Với thầy Sơn, ai muốn học thì thầy cũng dạy, không từ chối ai hết. Học trò ở đây yêu quý thầy, phụ huynh tin tưởng rất nhiều, kể cả ban giám đốc và anh em trong CLB cũng vậy. Thầy Sơn góp phần mang nhiều huy chương cho quận trong nhiều năm rồi" - anh Nhân chia sẻ thêm.
Theo Tuổi trẻ
Xem thêm: Chân dung cô chủ tiệm xôi không ngại giúp đỡ người khó khăn
Đọc thêm
Nhà giáo Nguyễn Xuân Khang - Hiệu trưởng trường Marie Curie Hà Nội dự chi 100 tỷ đồng xây trường THPT dân tộc bán trú Mèo Vạc (Hà Giang).
Qua bàn tay khéo léo của anh Tăng Minh Phúc, những cối, chày, trụ trồng tiêu, máng heo... đã có một "cuộc đời khác" đầy sinh động và giá trị.
Tương lai tươi đẹp bỗng khép lại với cô giáo Dư Phương Liên ở tuổi 26 vì căn bệnh u não... Nhưng vượt qua nghịch cảnh cô vươn lên sống đẹp như bông hướng dương ngược nắng.
Tin liên quan
Dù bản thân là người khuyết tật nhưng Tuấn Thành lúc nào cũng "nung nấu" ý chí học tập để mai này là người có ích cho gia đình và xã hội.
Anh hai của tôi: Đạp xe hơn 200km đưa em đi thi, 5 năm làm thuê cuốc mướn nuôi em ăn học.
Dù gia đình có hoàn cảnh khó khăn nhưng Chí Bảo và Xuân Bắc vẫn quyết tâm nhập ngũ để được cống hiến sức trẻ cho Tổ quốc.
Bài mới

Gia tộc Đỗ Thế Sử là một dòng họ có truyền thống kinh doanh lâu đời tại Việt Nam, nổi bật với tinh thần khởi nghiệp, tầm nhìn chiến lược và tư duy kinh tế hiện đại. Không chỉ làm giàu bằng trí tuệ mà còn giữ được cái tâm chính là điều khiến gia tộc này trở nên khác biệt giữa thương trường đầy sóng gió.

Trong suốt cuộc đời cống hiến vì dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ coi sinh nhật của mình là một dịp đặc biệt. Thế nhưng, với đồng bào và đồng chí, ngày 19/5 hằng năm luôn là thời khắc thiêng liêng – không chỉ để bày tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn là dịp để mỗi người tự soi chiếu bản thân qua tấm gương đạo đức sáng ngời, lối sống giản dị và trái tim bao dung, trọn vẹn vì nước, vì dân của Bác.

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!