Chân dung chàng trai biến cối, chày, trụ trồng tiêu, mang heo thành tranh khắc gỗ: Dạy nghề miễn phí, bán tranh làm từ thiện

Qua bàn tay khéo léo của anh Tăng Minh Phúc, những cối, chày, trụ trồng tiêu, máng heo... đã có một "cuộc đời khác" đầy sinh động và giá trị.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Hàng trăm khúc gỗ thô ráp hay đồ dùng cũ kỹ đã được anh Tăng Minh Thuận (35 tuổi, trú thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum) chạm trổ thành tranh khắc gỗ sống động.

Thợ điện cơ thành nghệ nhân tranh khắc gỗ

Anh Thuận sinh ra trong một gia đình nghèo khó, lên lớp 10 anh nghỉ học đi làm thuê cho cửa hàng điện cơ.

Năm 2008, trong một lần đi giao máy nén hơi, anh mê mẩn khi thấy vị khách của mình đang điêu khắc hình con rồng. 

Để thỏa mãn sự thích thú của mình, anh tìm đến các điểm buôn phế liệu mua sắt thép cũ mài giũa làm dụng cụ điêu khắc.

Mày mò những bước đi đầu tiên, anh hết tìm quanh vườn nhà lại ra khe suối gom các khúc gỗ "đầu thừa đuôi thẹo", hì hục đục đẽo nơi góc sân nhỏ của mình. 

chan-dung-chang-trai-bien-coi-chay-tru-trong-tieu-mang-heo-thanh-tranh-khac-go-0
Thớt gỗ bỏ đi được anh Thuận chạm khắc thành tranh có giá trị

Những ý tưởng cứ liên tục xuất hiện trong đầu kéo anh chạy theo khiến nhiều hôm quên ăn quên việc ở cửa hàng.

"Ban đầu mới tập tành, mình thấy cây nào gỗ mềm lấy dụng cụ ra chạm khắc, thậm chí cây còn sống quanh vườn. Có bữa cây mận trước sân nhà của người anh ruột bị bão quật gãy, mình tạc hình ông tiên vuốt râu. Ông anh thấy mặt tượng nhìn thẳng vào nhà ghê quá quát một trận" - anh Thuận nhớ lại.

Năm 2012, anh Thuận nghỉ việc ở cửa hàng điện cơ, tập trung vào ngành khắc gỗ. Ngoài chạm tranh khắc gỗ, anh Thuận còn điêu khắc các hình, tượng theo nhu cầu khách hàng.

chan-dung-chang-trai-bien-coi-chay-tru-trong-tieu-mang-heo-thanh-tranh-khac-go-8
Mỗi tác phẩm của anh Thuận đều được điêu khắc tỉ mỉ từng chi tiết

Theo anh Thuận, nguyên vật liệu anh nhắm đến là gỗ lũa dọc sông suối, hay những đồ dùng cũ của người dân như: cối, chày, trụ trồng tiêu, cột nhà, thớt, máng heo…

Đối với anh, những loại gỗ này vừa có giá thành thấp vừa dễ kiếm, tiết kiệm tài nguyên và chất lượng rất tốt.

Lối điêu khắc độc, lạ

"Thường người ta khắc xong dùng lửa để khò, nếu xử lý không tốt sẽ kém chân thật. Đối với mình, để bức tranh trở nên cổ hơn phải trải qua nhiều công đoạn" - anh Thuận chia sẻ.

Theo anh, sau khi chạm khắc sẽ đổ xăng lên bức tranh rồi đốt. Ở công đoạn này, bức tranh cần đặt nằm ngang trên mặt phẳng, còn đặt nghiêng tranh bị cháy lẹm ngay.

Tiếp đến, dùng xăng trắng chuyên cho ngành gỗ pha với tinh bột màu đen theo đúng tỉ lệ đánh nhẹ lên mặt tranh. Khi tranh khô ráo mình dùng giấy nhám đánh tạo độ sáng tối... mới có gam màu cổ theo thời gian nhưng chân thật, có thần hơn. 

chan-dung-chang-trai-bien-coi-chay-tru-trong-tieu-mang-heo-thanh-tranh-khac-go-7
Đồ dùng cũ của người đồng bào dân tộc thiểu số được anh Thuận chạm khắc thành tranh chân dung

Anh Thuận cho hay nghề chạm khắc cần sự khéo léo, óc sáng tạo và đôi mắt nghệ thuật. Đặc biệt, người thợ phải biết tận dụng hình dạng, màu sắc… của khối gỗ để tạo ra hình hài sống động.

Chị Phan Kiều Thương (38 tuổi, TP Kon Tum, người kinh doanh gỗ mỹ nghệ) cho hay anh Thuận có lối chạm khắc đặc biệt với nhiều thể loại và chủ đề khác nhau. Từng chi tiết tác phẩm của anh Thuận được chế tác tinh xảo khiến chị thích thú đặt hàng vào kinh doanh, nhất là chủ đề về Tây Nguyên.

chan-dung-chang-trai-bien-coi-chay-tru-trong-tieu-mang-heo-thanh-tranh-khac-go-6
Anh Thuận tận tình chỉ dạy cho các học viên người đồng bào dân tộc thiểu số

Theo chị Thương, anh Thuận chế tác hoàn toàn thủ công, độc bản và mang đậm phong cách, dấu ấn cá nhân.

Đặc biệt, anh Thuận thường chạm khắc tranh chân dung những già làng, người mẹ, phụ nữ và trẻ em Tây Nguyên. Thể loại tranh này khó chế tác bởi phụ thuộc vào thần thái trên khuôn mặt, đòi hỏi nghệ nhân cần điêu khắc tỉ mỉ từng chi tiết, từng rãnh nếp nhăn...

"Khách hàng ưng ý lắm, ai cũng khen độc đáo, gọi là tả thực, nhìn ngoài đời sao là vào tranh y như vậy" - chị Thương bộc bạch.

Dạy nghề miễn phí, bán tranh làm thiện nguyện

Những năm qua, anh Thuận đã dạy nghề miễn phí cho hàng chục người dân tộc thiểu số, giúp họ có việc làm, kiếm thêm thu nhập. Hiện anh vừa mở thêm xưởng chế tác ở xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy để dạy nghề cho nhiều bạn có nhu cầu, đam mê chạm khắc.

Ngoài ra, mỗi năm anh Thuận bán ra vài bức tranh tạo quỹ làm thiện nguyện, giúp đỡ những người yếu thế ở địa phương.

Ông Châu Văn Lâm - chủ tịch UBND thị trấn Măng Đen - cho hay địa phương ghi nhận những việc làm thiện nguyện có ý nghĩa nhân văn của anh Thuận trong những năm qua. Đặc biệt việc dạy nghề miễn phí, tạo việc làm cho người vùng sâu vùng xa kiếm thêm thu nhập. Qua đó, góp phần làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

"Trong thời gian tới, thị trấn Măng Đen sẽ tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện mang sản phẩm của anh Thuận tham gia trưng bày khi có kế hoạch tổ chức các sự kiện văn hóa, du lịch của huyện" - ông Lâm cho hay.

(Theo Tuổi trẻ)

Xem thêm: Chân dung "kỹ sư không lương" có thâm niên hơn 30 năm phát tâm làm từ thiện

Đọc thêm

Bà mẹ Việt không chỉ xem sinh viên Lào như ruột thịt mà còn dẫn họ đi tham quan, làm từ thiện, hướng dẫn phong tục tập quán của người Việt.

Chân dung người mẹ Việt nuôi sinh viên Lào: Coi như con ruột, dẫn đi làm từ thiện
0 Bình luận

Tuy tuổi đã cao, cụ ông ở Quảng Bình này vẫn miệt mài thu gom ve chai ở khu phố, bán lấy tiền từ thiện giúp người khốn khó.

Cụ ông U80 ở Quảng Bình miệt mài thu gom ve chai, bán lấy tiền làm từ thiện
0 Bình luận

Nhà văn hóa Thanh niên là nơi quy tụ nhiều nghệ sĩ cùng livestream bán các mặt hàng quần áo, giày dép, túi xách... nhằm giúp đỡ trẻ mồ côi vì COVID-19 và bệnh nhi ung thư.

Nghệ sĩ chung tay livestream bán hàng để làm từ thiện
0 Bình luận


Bài mới

Lực lượng cứu hộ Việt Nam dựng lều thăm khám cho người dân Myanmar

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cứu hộ tại Myanmar, lực lượng cứu hộ Bộ Công an Việt nam đã cử tổ công tác dựng lều bạt để hỗ trợ thăm khám cho người dân.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 17 giờ trước
Cú lộn ngược dòng đầy ngoạn mục của chàng trai mồ côi 

Từ một đứa trẻ mồ côi phải bỏ học mưu sinh, hiện nay, Tần Hoan đã trở thành kỹ sư AI với thu nhập hàng triệu tệ mỗi năm. Cuộc đời của anh chính là câu chuyện truyền cảm hứng cho các bạn trẻ cùng cảnh ngộ.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Trở thành 'người hùng' khi cõng cụ bà xuống 40 tầng trong động đất

"Sau tất cả, tôi chỉ muốn khóc. Tôi tự nhủ, nếu phải chết, tôi muốn chết khi đang cứu người"!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Thầy giáo khiếm thị nỗ lực mang “ánh sáng” cho học trò khuyết tật

Không đầu hàng số phận, thầy giáo khiếm thị Hoàng Nhật Minh (26 tuổi, quận Bình Thạnh, TP HCM) đã nỗ lực học tập, mang lại “ánh sáng” cho nhiều học trò khuyết tật.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Cuộc đời Minh Ánh thay đổi từ một cuộc điện thoại

Có những cuộc gặp gỡ đã làm thay đổi cả một cuộc đời... Điển hình là câu chuyện về cô bé Minh Ánh, từ đứa trẻ nhặt củi giữa rừng trở thành cô con gái được yêu thương.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
106 cán bộ, chiến sĩ Việt Nam lên đường sang Myanmar làm nhiệm vụ cứu hộ

2 chuyến bay đưa 106 cán bộ, chiến sĩ và 80 tấn hàng cứu trợ đã cất cánh từ Nội Bài sang Myanmar để hỗ trợ nước bạn khắc phục hậu quả sau trận động đất lịch sử.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
5 nguyên tắc giúp người một cách thông minh

Cuộc sống này có không ít kiểu giúp người nguy hiểm, vậy nên, dù tử tế thế nào, người thông minh cũng nên học cách từ chối đúng lúc. Đừng cả nể!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Ấm lòng suất ăn giờ ra chơi dành cho học sinh khó khăn tại Hậu Giang

Với mong muốn giúp đỡ học sinh khó khăn, trường THCS Vị Đông (ấp 6, xã Vị Đông, H.Vị Thủy, Hậu Giang) đã thực hiện mô hình “Phần ăn giờ ra chơi, tiếp bước em đến trường”.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Những ổ bánh mì 0 đồng mang thông điệp yêu thương

Với mong muốn giúp đỡ những người lao động có hoàn cảnh khó khăn, các thành viên Câu lạc bộ Người tốt - Việc thiện xã Tân Khánh Đông (TP.Sa Đéc, Đồng Tháp) đã làm những ổ bánh mì 0 đồng trao tặng đến mọi người.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Những cụ già neo đơn chia sẻ nước cam miễn phí cho người đi đường

Đứng sau những chai cam vắt chất lượng, làm dịu cơn khát và nỗi vất vả của người lao động lại chính là những cụ già neo đơn, không nơi nương tựa, hiện đang được cưu mang tại một quán trọ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Cô gái Nam Định truyền cảm hứng vẽ tranh bằng “đôi tay” đặc biệt

Vượt qua giới hạn của cơ thể, cô gái Nam Định – Bùi Thị Thơm (SN 2001) đã dùng “đôi tay” đặc biệt nuôi ước mơ trở thành họa sĩ, vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa cho bản thân.

Hành trình truyền cảm của nữ Tiktoker 19 tuổi qua đời vì ung thư

Dù đã cố gắng sống lạc qua, truyền cảm hứng tích cực cho những người bị ung thư như mình, nhưng cuối cùng nữ Tiktoker 19 tuổi vẫn phải nói lời tạm biệt…

Hành trình tìm lại ánh sáng cho cậu học trò nghèo vùng cao

Hành trình tìm lại ánh sáng cho cậu học trò Vi Thiên Phú (SN 2015) là một câu chuyện dài xúc động, thấm đẫm tính nhân văn về tình người và sự sẻ chia.

Ấm lòng tiệm mì 1.000 đồng của vợ chồng công nhân ở Vũng Tàu

Tuy hoàn cảnh gia đình không quá dư dả nhưng cặp vợ chồng công nhân ở Vũng Tàu vẫn sẵn sàng bỏ tiền túi, công sức ra chuẩn bị những phần ăn ngon gửi đến bà con khó khăn với tâm niệm “cho đi là còn mãi”.

Thầy giáo 30 năm ròng rã lội bộ băng rừng gieo chữ ở bản xa

30 năm gieo chữ ở xã vùng sâu Hướng Lập, Hướng Hóa, Quảng Trị, đối với thầy giáo Trương Vĩnh Tiến đây không chỉ là công việc mà còn là lý tưởng trọn đời.

Nữ sinh thành lập quỹ từ thiện tiếp nối di nguyện của người mẹ đã mất

Mồ côi mẹ ở tuổi 21, cô nữ sinh Lê Yến Trân không chỉ giữ lại ký ức đẹp về mẹ mà còn quyết tâm tiếp nối con đường thiện nguyện, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn mà mẹ đã từng làm.

Đề xuất