Chân dung cô chủ tiệm xôi không ngại giúp đỡ người khó khăn
Mỗi ngày bán xôi chỉ kiếm được 200.000 - 300.000 đồng nhưng cứ gặp người khó khăn là chị Nguyệt lại giúp đỡ.

Nhiều lần đi ăn quán, thấy người lao động lớn tuổi vất vả kiếm từng đồng để trả cho bữa ăn, chị Nguyễn Thị Thu Nguyệt (28 tuổi, quê Gia Lai) lại xót xa. Chị tự nhủ, nếu sau này có quán ăn, nhất định sẽ mời họ ăn miễn phí.
Không ngại chia sẻ
Tiệm xôi nhỏ của chị Nguyệt mở bán với số vốn ít ỏi, mục tiêu ban đầu là đổi lấy những kinh nghiệm buôn bán và trải nghiệm mới của bản thân thay vì công việc chỉ ngồi trước máy tính. Mỗi hộp xôi với đầy ắp chả, chà bông do chị tự làm có giá từ 15.000 - 20.000 đồng với mong muốn mọi người được ăn ngon, giá phải chăng.
Ngày đầu khởi nghiệp, chị gửi tặng xôi miễn phí cho những người ở gần đó. Ngày thứ hai, đang bán hàng, chị nhìn thấy người đàn ông gần 60 tuổi với gương mặt cháy nắng đi bán dạo những món đồ gia dụng nên đã mời vào ăn. Phần xôi thơm nức, đủ loại nhân ăn kèm đã hết sạch sau đó ít phút. "Mình rất mừng khi thấy chú ăn hết đồ mình nấu. Lúc đó, mình nhận ra niềm hạnh phúc khi bán hàng là gì và quyết định sẽ tặng đi nhiều phần xôi hơn", chị Nguyệt tâm sự.

Lần khác gặp hoàn cảnh khó khăn, chị cẩn thận cho một chút tiền vào bọc ni lông rồi đặt bên trong hộp xôi. Lần khác nữa, khi người bán hàng lần trước ghé lại ăn xôi, chị đã bỏ riêng 500.000 đồng vào một hộp xốp gửi tặng khiến vị khách ngỡ ngàng, đôi mắt rưng rưng.
Mỗi ngày bán hàng, chị đều quay clip đăng lên mạng xã hội ghi lại hành trình khởi nghiệp của mình. Bất ngờ, nhiều clip trong số đó được lan tỏa, nhất là những thước phim đón nhận món quà bất ngờ bên trong hộp xôi của người lao động khó khăn.
Cô gái quê Gia Lai chia sẻ, mỗi ngày bán xôi chỉ kiếm được 200.000 - 300.000 đồng, trừ tiền thuê trọ, ăn uống nên không dư giả gì nhiều. Dù vậy, gặp người khó khăn, chị không ngại ngần chia sẻ.
Thấy hành động của chị ấm áp, một số người đã liên hệ mua xôi nhưng không nhận mà nhờ bà chủ 9X chuyển tận tay những người mưu sinh trên đường. Trao bao nhiêu phần, chị đều quay lại và phản hồi cho người đã gửi.
Ấm bụng mưu sinh
Một trong những "khách quen" của tiệm xôi là anh Huỳnh Xuân Tài (39 tuổi, quê Tây Ninh) có thâm niên bán vé số 8 năm tại Đà Nẵng trên chiếc ván gắn 4 bánh xe tự chế. Sau cơn sốt bại liệt năm 3 tuổi, sinh hoạt cá nhân của anh phải phụ thuộc gia đình. Sau này, qua 12 năm bán vé số ở TP.HCM, anh chuyển ra Đà Nẵng tiếp tục bán vé số và kết hôn với một người đồng cảnh ngộ.
"Hôm trước tôi đang đi bán buổi sáng thì chủ quán bất ngờ ra mời vào ăn xôi, nói là miễn phí. Lâu nay tôi không ăn sáng vì muốn tiết kiệm tiền trả nhà trọ, lo cho con nhỏ, nên khi nhận hộp xôi ngon lành, thơm phức mà lòng rưng rưng", anh kể.
Giá mỗi hộp xôi không quá cao, nhưng với những người bán vé số tằn tiện từng đồng, bữa sáng là bữa ăn "xa xỉ".

Ông Xí bán vé số quanh khu trường THPT Hoàng Hoa Thám (P.An Hải Đông, Q.Sơn Trà) từng bất ngờ khi thấy bà chủ 9X mời vào quán ăn xôi miễn phí. "Ăn xong chắc bụng, đi bán tới quá trưa cũng được", ông nói.
Chính vì vậy, nhiều người lao động bán buôn trên con đường đều quen mặt chị Nguyệt, đi ngang qua quán lại cười chào nhau.
Trong số đó, có người được nhận xôi miễn phí nhiều lần nên kiên quyết đòi trả tiền, chị Nguyệt đành nhận 5.000 hoặc 10.000 đồng để tiếp tục được phục vụ các vị khách đặc biệt này.
"Điểm chung của người lao động khó khăn là ai cũng ăn vội vã, nhìn rất thương. Hộp xôi tuy không đáng là bao, nhưng nhìn nụ cười của họ sau khi ăn xong là mình thấy đã giúp đúng người, có động lực để tiếp tục làm những việc nhỏ bé này giúp mọi người", bà chủ tiệm xôi 9X bày tỏ.
(Theo Thanh Niên)
Xem thêm: Gian hàng quần áo 0 đồng và cô chủ quán lương thiện: Người nghèo cứ "shopping" thả ga
Đọc thêm
Với hi vọng mang lại niềm vui cho người nghèo, nữ TikToker này đã chạy xe khắp phố để tặng họ những bộ quần áo mới mỗi tối.
Vượt lên nghịch cảnh, chị Ngô Thị Bích Huyền đã giúp mình và giúp những người có hoàn cảnh khó khăn thoát nghèo, tự tin trong cuộc sống.
Không chỉ năng nổ trong công tác Đoàn, anh Huỳnh Thanh Sang (27 tuổi) còn đam mê các công tác thiện nguyện như mai táng 0 đồng, xây nhà, xây cầu, giúp người nghèo...
Bài mới

Gia tộc Đỗ Thế Sử là một dòng họ có truyền thống kinh doanh lâu đời tại Việt Nam, nổi bật với tinh thần khởi nghiệp, tầm nhìn chiến lược và tư duy kinh tế hiện đại. Không chỉ làm giàu bằng trí tuệ mà còn giữ được cái tâm chính là điều khiến gia tộc này trở nên khác biệt giữa thương trường đầy sóng gió.

Trong suốt cuộc đời cống hiến vì dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ coi sinh nhật của mình là một dịp đặc biệt. Thế nhưng, với đồng bào và đồng chí, ngày 19/5 hằng năm luôn là thời khắc thiêng liêng – không chỉ để bày tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn là dịp để mỗi người tự soi chiếu bản thân qua tấm gương đạo đức sáng ngời, lối sống giản dị và trái tim bao dung, trọn vẹn vì nước, vì dân của Bác.

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!