Nguyễn Hồng Lợi: "Kình ngư không chân" vươn lên bằng nghị lực, vẫn kiêu hãnh dù bản thân khiếm khuyết

Tuy bản thân có khiếm khuyết, nhưng Nguyễn Hồng Lợi vẫn nghị lực vươn lên, trở thành "kình ngư không chân" xuất sắc trên những đường đua xanh.

Chi Nguyễn
Chi Nguyễn 08/01
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nguyễn Hồng Lợi là ai?

Nguyễn Hồng Lợi sinh năm 1988, là vận động viên bơi lội tại TP.HCM. Vì ảnh hưởng của chất độc màu da cam, anh sinh ra đã mất đi 2 chân, teo cánh tay phải. Trong suốt cuộc đời, anh bị người ta gọi là "thằng cụt" một cách độc đoán và phũ phàng. 

chuyen-doi-kinh-ngu-khong-chan-nguyen-hong-loi

Anh thấy mình khác biệt rõ ràng so với anh em, bạn bè và những đứa trẻ hàng xóm. Thế nhưng, anh không để điều đó cản bước thành công của mình. Lợi lớn lên, học bơi và trở thành "kình ngư" đáng gờm trong làng bơi lội.

Tuổi thơ buồn của "thằng cụt"

Bà Nguyễn Thị Hưng, mẹ anh Lợi, xót xa thương cảm cho con trai của mình. Bà khóc: "Tôi sinh ra thì nó đã không được lành lặn như các anh em. Nhìn thấy con chịu nhiều khiếm khuyết, lòng tôi đau như cắt. Tôi ước sao con mình có 2 tay, 2 chân như người ta. Với tôi, nó là số một, là trên hết...".

Dù vậy, Lợi vẫn giữ tinh thần lạc quan, sớm coi những lời trêu chọc ấy là bình thường. Anh nói: "Lúc đi học, Lợi hay được các bạn nhìn. Mình thấy kì kì chứ thực sự cũng không biết mình như thế nào, vì khi đó chưa ý thức được mình khác với mọi người. Các bạn gọi mình là 'thằng cụt', mình cảm thấy rất bình thường. À, thì ra là mình cụt nên các bạn gọi thế. Nhờ đó mà mình phải giỏi hơn nữa, cố gắng hơn nữa". Thậm chí, sau này khi các bạn gọi anh là "cụt cụt", anh còn cảm thấy thích cái tên đó.

chuyen-doi-kinh-ngu-khong-chan-nguyen-hong-loi

"Thằng cụt" của ngày xưa chỉ có quanh quẩn trong nhà, trong xóm, còn bây giờ "thằng cụt" Nguyễn Hồng Lợi đã có thể chạm tay tới nhiều thành công. Chúng ta hãy cùng nhắc tới sự thành công đó trên con đường mà "kình ngư không chân" đã chọn và theo đuổi.

Bơi lội - chân trời mới giúp chàng trai thể hiện bản thân

Nguyễn Hồng Lợi tâm sự, anh rất thích vầy nước từ nhỏ, hay được anh chị dẫn ra sông chơi. Lúc ấy, anh thường ngồi trên bờ, mường tượng một ngày được bơi lội thỏa thích như anh chị em.

Lên 5 tuổi, kinh tế gia đình khó khăn, ba mẹ lại phải nuôi thêm Lợi. Cực chẳng đã, họ đành phải gửi Lợi vào làng Hoà Bình để các cô ý tá, bác sĩ chăm sóc. Dù buồn, nhưng Lợi vẫn theo chân người khác đi vào làng sống và tập cách tồn tại bên cạnh những-đứa-trẻ-giống-như-anh.

chuyen-doi-kinh-ngu-khong-chan-nguyen-hong-loi

8x tâm sự: "Còn nhỏ mà phải xa ba mẹ mình nhớ lắm. Nhưng nghĩ lại, mình vẫn phải đi học để như nào đó, cha mẹ không phải buồn".

Hè năm 18 tuổi, bước ngoặt cuộc đời đã xảy ra với Nguyễn Hồng Lợi. Vẫn khắc khoải với ước mơ được học bơi, anh tìm đến một lớp dạy bơi lội. Ngày đầu tiên đến lớp, anh rụt rè mở lời: "Em không biết thầy có nhận em không?". Trong ký ức của mình, Lợi nhớ rõ, đấy là một người thầy cực nghiêm khắc và khó tính. Thầy quan sát Lợi xong, hỏi có phải anh tới học bơi không. Anh bẽn lẽn đáp: "Dạ!". Lúc này, thầy nói một câu khiến chàng trai vô cùng bất ngờ: "Thế mai vào học bơi luôn, tôi dạy em bơi, tôi không lấy tiền đâu. Tôi chỉ cần em bơi được là vui rồi".

Lợi không khỏi ngỡ ngàng, anh cứ ngỡ mình sẽ bị từ chối vì khuyết điểm của bản thân. Nào ngờ, người thầy ấy lại sẵn sàng dạy dỗ anh, còn cho anh học miễn phí.

chuyen-doi-kinh-ngu-khong-chan-nguyen-hong-loi

Chỉ sau 5 ngày, Lợi đã có thể bơi được những động tác cơ bản. Với mọi người, bơi là một môn thể thao khá khó. Với một người như Nguyễn Hồng Lợi, mọi người nhìn vào nghĩ chắc khó hơn. Quả thực, mọi thứ rất khó nhằn, nhưng chàng trai ấy tự nhủ: "ới mình, bơi lội là đam mê. Mình muốn trả lời câu hỏi mình có bơi được hay không? Và các bạn biết đấy, mình bơi được và có sức khoẻ để làm được nhiều thứ".

Từng bước đến đỉnh vinh quang

Lợi bơi hoàn toàn bằng tay trái. Thời gian đầu mới đi tập, cánh tay của anh mỏi nhừ. Mệt đấy, nhưng anh chẳng màng. Với chàng trai này, chỉ cần được bơi đã là một điều đáng quý.

Thời gian trôi qua, lại một mùa hè nữa, Lợi cùng anh em trong làng Hoà Bình đi giao lưu ở nhà văn hoá thanh niên. Ở đây, Lợi may mắn được gặp và làm quen với anh Nguyễn Xuân Khanh - người đã dẫn dắt Nguyễn Hồng Lợi vào con đường bơi lội chuyên nghiệp.

chuyen-doi-kinh-ngu-khong-chan-nguyen-hong-loi

Anh kể: "Anh Khanh hướng dẫn Lợi bơi, kể cả những động tác kĩ thuật. Mình rất vui. Cuộc thi đầu tiên mình tham gia là giải bơi lội toàn quốc. Lúc đó mình rất hồi hộp, xa nhà nên hoà lẫn nhiều cảm xúc. Mình cứ cố gắng thôi, mình xác định là tham gia vui là chính để coi khả năng bản thân đến đâu".

Ấy thế mà, chàng "kình ngư không chân" xuất sắc nhận 2 tấm huy chương Bạc, đứng hạng nhì chung cuộc. Đó là một thành tích đáng nể với người lần đầu tham dự một giải bơi.

Những năm sau đó, Lợi củng cố thành tích của mình bằng những tấm huy chương danh giá trong môn bơi lội. Lợi có đủ màu huy chương, từ vàng, bạc tới đồng. Năm 2013, "kình ngư" Nguyễn Hồng Lợi thi đấu tại giải khuyết tật Hà Nội. Năm đó, Lợi chỉ được huy chương đồng. Mấy năm trước, anh cố gắng từ con số 0 lên hạng nhất, bỗng rớt từ Vàng xuống Đồng, Lợi có chút tiếc nuối.

chuyen-doi-kinh-ngu-khong-chan-nguyen-hong-loi-10

8x tâm sự: "Nhưng khi lên nhận giải mình cũng vui chứ không buồn. Đã đến với thể thao thì có lúc mình lên, lúc xuống. Mình không quan trọng thành tích, chỉ mong muốn thử thách, vượt qua bản thân. Cuộc đua chính bản thân mình mới là quan trọng nhất. Trong cuộc sống, dù gặp khó khăn mình cũng đừng quá bi quan, đừng nhìn vào khiếm khuyết cơ thể. Bởi, khiếm khuyết cơ thể không bằng khiếm khuyết trái tim. Lợi có rất nhiều niềm vui, không việc gì mình phải buồn. Sự cố gắng đã giúp Lợi có được kết quả tốt đẹp như ngày hôm nay".

Nếu có lành lặn, chưa chắc đã được như ngày hôm nay

Nguyễn Hồng Lợi tâm sự, với anh, người anh thương nhất là những đứa em ở làng Hòa Bình. Chúng đều có chung xuất phát điểm như anh: ốm đau, bệnh tật và đáng thương. Nhưng Lợi cảm thấy bản thân mình may mắn hơn chúng, vì dẫu sao anh cũng tìm ra được đam mê của mình.

Ở làng, anh có một cô em gái "nuôi" tên Lộc. Ban đầu, cô bé rất rụt rè, chỉ quanh quẩn ở trong nhà. Thế nhưng, 8x vẫn chủ động bắt chuyện với cô bé, dần dà, em cởi mở hơn trước. Anh nói: "Cuộc sống không việc gì phải buồn. Em cười với họ 1, người ta sẽ cười với em 10. Chứ em đừng giữ nỗi buồn trong lòng, mọi người sẽ không dám chơi với em".

chuyen-doi-kinh-ngu-khong-chan-nguyen-hong-loi

Điều đó cũng là tôn chỉ sống của anh - "không việc gì phải buồn". Anh nói: "Gồng làm gì, sống tự nhiên cho nó thoải mái!".

Người ta hỏi, phải chăng ước mơ lớn nhất đời anh là được ghép chân giả. Thế nhưng chàng "kình ngư" lại nói: "Không bao giờ mình ước mơ. Vì ước mơ cũng chỉ là mơ ước. Nhưng Lợi rất hài lòng với cuộc sống hiện tại. Đôi chân không lành lặn đã giúp mình đi đến nhiều nơi. Mình cảm thấy tự hào, hay đùa giỡn với các bạn là mình có dấu chân tròn trên cát".

Được biết, anh có mẹ nuôi người Ý, từng định lắp cho anh cặp chân giả. Chiều ý mẹ, Lợi mang đôi chân đó, nhưng chỉ trong một ngày, để chụp một bộ ảnh áo dài. Anh nói: "Lợi thấy bình thường, có chân cũng được, không có chân cũng không sao. Nhưng Lợi thấy, lâu lâu làm điều khác lạ chút đi...".

Phóng viên hỏi: "Lợi đã quen với việc mất đi đôi chân thật, tuy nhiên trong một khoảnh khắc nào đó, anh có ước mơ giá như mình có một đôi chân như thế kia?". Nghe xong, anh bật khóc, nghĩ mãi mà không biết nên nói ra sao.

chuyen-doi-kinh-ngu-khong-chan-nguyen-hong-loi

Cuối cùng, chàng kình ngư bày tỏ: "Với đôi chân giả, có thì mình có thể cao lên chút, đẹp hơn chút hay dễ thương hơn chút, cái đấy tuỳ cảm nhận mọi người. Nếu như bây giờ có một đôi chân, Lợi sợ mình sẽ không được như hiện tại...

Cuộc đời không cho mình nhiều thứ, nhưng không lấy đi tất cả. Mình rất có niềm tin, hy vọng vào cuộc sống và tương lai. Bởi thế, mình mong mọi người cũng hãy nghĩ như mình".

Tổng hợp

Xem thêm: Câu chuyện truyền cảm hứng về triết lý đổi đời từ anh nhân viên dọn dẹp nhà vệ sinh thành đại minh tinh của Nhạc Vân Bằng

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Tuy cuộc sống có vẻ bất hạnh và đầy hạn chế nhưng Rahma Haruna vẫn biết ơn cuộc đời đã cho mình được sống đến hôm nay.

Cô gái sống trong thau nước - Câu chuyện có thật về nghị lực phi thường của con người
0 Bình luận

"Tôi được dạy hãy đối xử với mọi người theo chính cách mà bạn muốn được người khác đối xử. Đó gọi là sự tôn trọng" - Keanu Reeves nói.

Thêm năng lượng tích cực từ cuộc đời của người đàn ông 'tử tế nhất hành tinh' - Keanu Reeves
0 Bình luận

Richard Montañez được coi là "cha đẻ" của món snack Flamin' Hot Cheetos nổi tiếng. Nhưng ít ai biết rằng, ông từng "mù" tiếng Anh, làm quét rác.

Triết lý đổi đời từ anh lao công mù tiếng Anh thành PCT điều hành Pepsi: Dù quét rác cũng phải là người quét giỏi nhất!
0 Bình luận

Tin liên quan

Theo các chuyên gia phong thủy, rút tỉa chân nhang nên thực hiện sau khi cúng ông Công ông Táo. Khi thực hiện tỉa chân nhang tuyệt đối không được phạm điều cấm kỵ.

4 bước tỉa chân nhang, vệ sinh bàn thờ 2023 để không phạm đại kỵ
0 Bình luận

Dưới đây là một số suy tư của Nguyễn Minh Châu về văn, về nghề, về tác phẩm của ông mà có lẽ nhiều bạn chưa biết. Những nhận định này có thể vận dụng vào viết lý luận hoặc những bài viết về chính Nguyễn Minh Châu. 

Nguyễn Minh Châu - Từ những thì thầm
0 Bình luận

"Chữ người tử tù" là truyện ngắn xuất sắc nhất trong tập "Vang bóng một thời" của Nguyễn Tuân. Ở đó nhà văn đã xây dựng những nghịch lý kinh điển góp phần làm nổi bật nhân vật và tư tưởng tác phẩm.

3 nghịch lý kinh điển trong 'Chữ người tử tù' góp phần làm nổi bậc nhân vật và tư tưởng của tác phẩm
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Người đàn ông tình nguyện chăm sóc bạn gái mất trí nhớ suốt 10 năm

Gần 10 năm sau vụ tai nạn kinh hoàng khiến bạn gái bị tổn thương não, trí tuệ như trẻ lên 5, Shen Lan vẫn ở lại chăm sóc cô, dù nghèo khó và gia đình hai bên phản đối.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Người đàn ông khuyết tay chân lập nên “kỳ tích” khi tự lái thuyền vượt biển Thái Bình Dương

Craig Wood (33 tuổi) - người đàn ông khuyết tật mất cả hai chân và tay trái vừa hoàn thành "kỳ tích" khi tự lái thuyền 7.500 hải lý trong 80 ngày, đi xuyên Thái Bình Dương.

Thanh Tú
Thanh Tú 6 ngày trước
Gợi ý đáp án môn Văn thi tốt nghiệp THPT 2025

Đề Văn thi tốt nghiệp THPT 2025 các thí sinh viết về 'vùng trời quê hương nào cũng là bầu trời Tổ quốc', giữa bối cảnh đất nước nhiều thay đổi lớn lao. Đây là năm đầu tiên đề thi Văn tốt nghiệp THPT dùng ngữ liệu ngoài sách giáo khoa.

Hải An
Hải An 26/06
Cô bé 12 tuổi chế tạo chiếc khăn chạy bằng năng lượng mặt trời mang 'hơi ấm' đến với những người vô gia cư

Chứng kiến những người vô gia cư co ro trên vỉa hè trong cái lạnh thấu xương, cô bé Rebecca Young (12 tuổi) đến từ Học viện Kelvinside ở Glasgow đã thiết kế một chiếc chăn năng lượng mặt trời.

Hải An
Hải An 25/06
Về Việt Nam tìm cội nguồn, chàng trai vỡ òa khi gặp lại bố ruột sau 15 năm

Sau 15 năm xa cách, anh Nguyễn Thế Minh (35 tuổi) vô cùng xúc động khi gặp lại bố ruột ở vùng đất xa lạ cách Việt Nam khoảng 6 giờ bay. “Vẫn là dáng vẻ của bố như trong trí nhớ. Chỉ khác là, dù lâu rồi mới gặp lại nhưng mình không thể chạy đến ôm, thể hiện tình cảm với bố như lúc bé. Vì mình tôn trọng con đường tu hành mà bố đã chọn”, anh nói.

Hải An
Hải An 24/06
Cụ ông 75 tuổi hơn 30 năm miệt mài chạy xe máy, vượt hàng ngàn cây số để tìm bố mẹ đẻ cho con gái nuôi

Những ngày qua, câu chuyện cụ ông 75 tuổi ở Trùng Khánh (Trung Quốc) treo thưởng 5.000 NDT (khoảng 18 triệu đồng) để tìm bố mẹ đẻ cho con gái nuôi đã khiến cộng đồng mạng vô cùng xúc động.

Hải An
Hải An 19/06
Chú voi Đắk Lắk từ chối về rừng, ở lại trả ơn ân nhân cứu mạng

Hơn 9 năm qua, chú voi tên Gold là “con cưng” của các cán bộ Trung tâm Bảo tồn voi, Cứu hộ động vật và Bảo vệ rừng tỉnh Đắk Lắk. Câu chuyện về chú voi đặc biệt này luôn khiến người kể lẫn người nghe đều xúc động mỗi khi nhắc đến.

Hải An
Hải An 17/06
Chàng trai “thổi hồn dân tộc” vào những chiếc nón lá mộc mạc thân quen

Vì yêu thích văn hóa dân tộc, chàng trai trẻ Tiêu Tường Huy đã chọn rẽ hướng khỏi chuyên ngành kỹ thuật, theo đuổi con đường sáng tạo, bắt đầu hành trình “thổi hồn dân tộc” qua những chiếc nón lá thân quen.

Chân dung người đàn ông 'may mắn' nhất thế giới: Trúng số triệu đô sau 7 lần bị tử thần gõ cửa

Frane Selak, một thầy giáo dạy nhạc người Croatia, được mệnh danh là người đàn ông vừa may mắn nhất vừa kém may mắn nhất thế giới. Sau 7 lần lách qua lưỡi hái của tử thần, vận may cuối cùng cũng mỉm cười khi ông trúng giải độc đắc hơn 1 triệu USD vào năm 2003.

Cậu bé dầm mưa giữ cần cẩu cho bố mẹ biểu diễn mưu sinh khiến triệu người xúc động

Đoạn video quay lại một cậu bé 6 tuổi đứng trên ghế dầm mưa, tập trung điều khiển cần cẩu để nâng bố mẹ lên cao, biểu diễn nhào lộn mưu sinh đã khiến hàng triệu người xúc động.

Hải An
Hải An 13/06
Cụ ông giấu tên hào phóng quyên tặng 20 thỏi vàng cho thành phố

Mới đây tại Nhật Bản, một cụ ông 70 tuổi (yêu cầu được giấu tên) đã quyên tặng 20 thỏi vàng cho chính quyền thành phố Sakurai để cải thiện nơi sơ tán khi xảy ra thiên tai.

Hải An
Hải An 12/06
Phim hoạt hình của sinh viên Việt Nam tranh giải tại “Cannes của hoạt hình” ở Pháp

Phim hoạt hình “Sự tích Trần Thanh Dương” của Lê Đỗ Hải Châu (25 tuổi) tranh giải Phim tốt nghiệp hay nhất tại Liên hoan phim hoạt hình Annecy, được ví như "Liên hoan phim Cannes của hoạt hình".

Thanh Tú
Thanh Tú 11/06
Tác giả đề thi Ngữ Văn 2025 của Thượng Hải: “Có thể nhiều học sinh sẽ mắng tôi sau khi đọc xong đề”

Sau khi đề thi Ngữ Văn 2025 tại Thượng Hải, Trung Quốc nhận về nhiều sự quan tâm, ông Hồ Hiểu Minh - Giáo sư của Đại học Sư phạm Hoa Đông đã nói: “Có thể nhiều học sinh sẽ mắng tôi sau khi đọc xong đề, nhưng thực ra, nếu bình tĩnh suy nghĩ kỹ thì vẫn có khá nhiều điều có thể viết được”.

Hải An
Hải An 09/06
Đề thi Ngữ Văn 2025 tại Trung Quốc gây ấn tượng với sự giao thoa giữa văn học cổ điển và tư duy phản biện hiện đại

Đề thi Ngữ văn tại Trung Quốc năm 2025 tiếp tục thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, không chỉ bởi cấu trúc đa dạng mà còn vì những câu hỏi mang tính thời sự, khơi gợi tư duy phản biện sâu sắc.

Hải An
Hải An 09/06
Nhiều trường bỏ tổ hợp khối C trong xét tuyển Đại học khiến học sinh rối bời

Ở mùa tuyển sinh năm 2025, nhiều trường đại học đồng loạt điều chỉnh phương án, giảm mạnh hoặc loại bỏ tổ hợp khối C00 vốn là lựa chọn hàng đầu của thí sinh khối xã hội. Thay đổi đến ở phút chót này khiến nhiều học sinh rối bời.

Hải An
Hải An 05/06
Anh thợ sửa giày mất chân tự học tiếng Anh, nuôi ước mơ đến Harvard

Không chân, không bằng cấp nhưng người thợ sửa giày 44 tuổi (Trung Quốc) vẫn kiên cường vượt qua nghịch cảnh, cố gắng rèn luyện mỗi ngày với ước mơ được một lần đến phát biểu ở Đại học Harvard.

Hải An
Hải An 04/06
PC Right 1 GIF
Đề xuất