Hoàng Hối Khanh - đại quan toàn tài nhất nhì sử Việt: Sống vì dân, thác vì nước

Hoàng Hối Khánh là nhân vật lịch sử đặc biệt bởi làm quan 2 triều Trần - Hồ. Ông được sử sách ca ngợi vì có đóng góp lớn trên tất cả các lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Mộ dân lập làng, phát triển nông nghiệp

Hoàng Hối Khanh (1362 - 1407) nguyên quan tại xã Bái Trại, huyện Yên Định (nay là thôn Bái Trại, xã Định Tăng, tỉnh Thanh Hóa). Ông sinh ra trong một gia đình hiếu học, đỗ khoa thi Thái học sinh (tương đương với Tiến sĩ sau này) vào năm 1384, dưới thời vua Trần Phế Đế.

Năm 1385, ông được Trần Phế Đế giao trọng trách Tri huyện Nha Nghi (Lệ Thủy ngày nay), trấn giữ phía Nam của Đại Việt. Ông đã chọn Mũi Viết vùng đất nằm giữa hai sông Bình Giang và Ninh Giang để đóng huyện sở. 

Nơi đây địa thế sông núi hiền hòa, phía trước có thành Ninh Viễn (Nhà Ngo), hướng Tây nam ''ngọn Mã Yên kia, kỳ hình át tận chín tầng mây'' (ÔCCL) như một bức bình phong bền vững. Từ Mũi Viết nhìn về hướng Tây Bắc là vùng đất màu mỡ hoang vu, có khả năng khai phá lập nghiệp lâu dài.

Với cương vị là vị tướng thống lĩnh cả vùng phương Nam, Hoàng Hối Khanh có được đặc ân chọn khoảng 500 mẫu ruộng đất. Năm 1387, ông ra Hoan Châu và Ái Châu chiêu mộ dân 12 dòng họ vào khai canh lập ấp. Đồng thời tổ chức thành điền trang, sở hữu khoảng 500 mẫu. Và từ đó lấy tên làng Kẻ Tiểu.

chan-dung-vi-dai-quan-toan-tai-hiem-co-kho-tim-trong-su-viet-0
Hoàng Hối Khanh (tranh minh họa)

Tương truyền rằng, từ cơ sở Kẻ Tiểu ban đầu, ông đã tâu lên Vua cho mở rộng toàn vùng, thành lập một số đơn vị hành chính khác. Những đơn vị chuyên sản xuất lương thực, thực phẩm đơn thuần đặt tên ''kẻ'' như Kẻ Tiểu (Thượng Phong), Kẻ Đợi (Đại Phong), Kẻ Tuy (Tuy Lộc), Kẻ Thá (An Xá), Kẻ Théc (Thạch Bàn), Kẻ Trìa (Tân Lệ), Kẻ Sóc (Mỹ Lộc), Kẻ Chền (Quảng Cư), Kẻ Tréo (Cổ Liễu), Kẻ Sòi (Xuân Hồi).

Những đơn vị vừa làm nông nghiệp vừa làm thủ công nghiệp, sản xuất công cụ tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng gọi là ''nhà'' như Nhà Mòi (Mai Hạ) có nghề trồng bông dệt vải; Nhà Phan (Phan Xá), Nhà Vàng (Hoàng Giang) có thợ rèn đúc dao rựa, cày cuốc, gươm giáo; Nhà Ngo (Uốn Áo) có nghề sản xuất đồ gốm, gạch...; Nhà Cai (Mai Xá) có nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa.

Một số đơn vị càng khác gọi tên làng bằng tên họ kèm theo chữ ''Xá'' như Châu Xá, Lê Xá, Văn Xá, Dương Xá, Ngô Xá, Lại Xá, Thượng Xá, Thạch Xá...

Bên cạnh đó ông còn tổ chức làng dưới hình thức ''động vi binh, tịnh vi dân'' để vừa sản xuất vừa sẵn sàng chiến đấu. Như vậy Hoàng Hối Khanh được coi như vị Thành hoàng cả một vùng rộng lớn của huyện Lệ Thủy ngày nay.

Hiến kế tuyển được nhiều quân độc đáo

Vào năm Tân Mùi (1391), Hồ Quý Ly theo lệnh của vua Trần đi tuần thú đất Hóa Châu. Tại đây thấy 2 viên trấn thủ Phan Mãnh và Chu Bình bất tài nên đem giết đi. Đồng thời bổ nhiệm Hoàng Hối Khanh làm Chính hình viện Đại phu và Đặng Tất làm Hữu Châu phán cùng trông coi Hóa Châu trước nạn Chiêm Thành luôn cố ý xâm chiếm lấn bờ cõi Đại Việt.

Vào năm Giáp Tuất (1394), khi đang giữ chức Chính hình viện Hóa Châu, Hoàng Hối Khanh được triệu về Kinh thành làm An Phủ Sứ lộ Tam Đái (Vĩnh Phúc).  Năm Canh Thìn (1400), Hồ Quý Lý lên ngôi, Hoàng Hối Khanh được phong làm Hành khiển.

Ở phương Bắc, quân Minh đã chuẩn bị xâm lược nước ta, nhà Hồ xây chiến lũy Đa Bang để phòng thủ. Hoàng Hối Khanh là người chỉ huy công việc xây đắp. 

chan-dung-vi-dai-quan-toan-tai-hiem-co-kho-tim-trong-su-viet-9
Hoàng Hối Khanh chính là danh tướng xây thành Đa Bang

Thành Đa Bang dài đến 400km, kéo dài từ núi Tản Viên, theo sông Đà, sông Hồng, sông Luộc đến cửa sông Thái Bình. Đây là tuyến phòng thủ hơn hẳn tuyến phòng thủ Như Nguyệt thời nhà Lý chống quân Tống. Điều này là minh chứng cho thấy, Hoàng Hối Khanh là một nhân tài về quân sự, về chiến thuật phòng chống ngoại xâm. 

Đặc biệt, để tăng cường quân đội, Hoàng Hối Khanh đã hiến kế, thống kê nhân khẩu từ 2 tuổi trở lên, lấy số hiện tại làm thực số. Sau đó, thông báo cho các địa phương, hễ có người Kinh trú ngụ thì cho về quê quán. Khi sổ làm xong, chỉ tính những người từ 15- 60 tuổi thì tăng hơn trước nhiều lần. Từ đó tuyển quân lính được thêm nhiều hơn.

Nhà cải cách kinh tế táo bạo

Bên cạnh tài năng chính trị, quân sự, Hoàng Hối Khanh còn là nhà cải cách kinh tế táo bạo. Cụ thể, năm 1401, theo kế sách của ông, nhà Hồ đã ban hành chiếu hạn nô, quy định số nô tỳ mà mỗi thẩm tước được phép có, số gia nô thừa phải đem sung công, gia nô của quý tộc đều phải ghi dấu hiệu vào trán. 

Bên cạnh đó cũng cho phép bỏ đánh thuế đất và dân đinh, tăng cường dự trữ ngân khố quốc gia... Những chính sách tiến bộ này đã cứu vãn được cuộc khủng hoảng trầm trọng mà nhà Trần để lại.

Tài ngoại giao - nhượng bộ để rút ngòi nổ chiến tranh

Năm Ất Mùi (1405), nhà Minh sai sứ sang đòi đất Lộc Châu. Đất vùng này, nguyên xưa thuộc tỉnh Quảng Tây, sau cắt về cho Giao Chỉ, đến nay thì Trung Quốc cho người sang đòi lại. Hồ Quý Ly cử Hoàng Hối Khanh làm Cát đại sứ (sứ giả phụ trách việc trả đất).

chan-dung-vi-dai-quan-toan-tai-hiem-co-kho-tim-trong-su-viet-7
Hoàng Hối Khanh còn là nhà ngoại giao giỏi

Biết rõ Trung Quốc đòi đất chỉ là cái cớ để sang xâm lược nước ta, Hoàng Hối Khanh đã mềm dẻo tìm cách hòa hoãn nhằm kéo dài thời gian để củng cố lực lượng, phòng khi chiến sự xảy đến bất ngờ thì không bị động.

Song do sức ép của quan quân nhà Minh, Hoàng Thúc Khanh đã lấy 59 thôn ở Cổ Lâu trả lại cho nhà Minh. Sự việc này Hoàng Hối Khanh bị Hồ Quý Ly trách mắng, bởi Hồ Quý Ly không muốn trả lại đất cho nhà Minh.

Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Quý Ly trách mắng, lăng nhục Hoàng Hối Khanh vì trả lại đất nhiều quá”.

Cũng phải nói, nhờ sự nhượng bộ này của Hối Khanh mà ngòi nổ chiến tranh bớt căng thẳng. Nhà Hồ khi đó có thời gian chuẩn bị lực lượng kháng chiến được hơn 1 năm nữa để cuối cùng thất bại bởi nhà Hồ không được nhân dân ủng hộ.

Tự vẫn để giữ khí tiết

Như đã nói, vì không nhận được sự ủng hộ của nhân dân mà mọi công việc của nhà Hồ đều không thuận lợi. Việc chống cực trước nhà Minh cũng trở nên yếu ớt. Khi nhà Minh chiếm gần xong nước ta thì có cử Đỗ Tử Trung đi chiêu dụ Hoàng Hối Khanh và Đặng Tất.

Hoàng Hối Khanh không chịu đầu hàng quân Minh, kéo quân lánh về vùng biển. Còn Đặng Tất trong bối cảnh ấy buộc phải dùng kế trá hàng quân Minh, nhằm chặn đứng sự quấy phá của quân Chiêm Thành, ổn định biên giới phía Nam, mưu đồ lấy lại Hóa Châu làm căn cứ tổ chức kháng chiến cứu nước lâu dài.

Trương Phụ liền giao cho Đặng Tất chức Đại tri châu ở Hóa Châu. Để nhanh chóng rút quân về Đông Kinh, vì Trương Phụ cũng sợ sa lầy vào vùng đất xa và phải đụng độ với người Chiêm Thành. Dưới sự chỉ huy của Đặng Tất, quân Chiêm Thành không làm gì được phải rút về Thăng Hoa.

Hóa Châu tạm yên, Đặng Tất cho người đi tìm Hoàng Hối Khanh để cùng tính mưu đánh quân Minh. Nhưng điều không may là khi Hối Khanh đến cửa biển Đam Nhai, gặp gió to, thuyền bị vỡ trong khi quân Minh đã vây kín. Để giữ được khí tiết trung quân ái quốc, ông đã tự vẫn.

chan-dung-vi-dai-quan-toan-tai-hiem-co-kho-tim-trong-su-viet-5
Khu lăng mộ Hoàng Hối Khanh (Ảnh: Kiến thức)

Để tưởng nhớ một danh tướng có công trấn giữ mảnh đất phương Nam của Đại Việt lại có công khai khẩn ra làng xóm, nhân dân làng Tiểu Phúc Lộc đã xây lăng mộ ngài Hoàng Hối Khanh ở xã Trường Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình).

Khuôn viên mộ hướng đông nam với diện tích 40m2, xung quanh xây bằng đá, phía hậu đầu có khắc dòng chữ “Đặc tấn phụ quốc Thượng tướng quân tăng kiệt tiết linh thông Quận công Hoàng”. Dòng bên cạnh đề bốn chữ “Kỷ Mão trọng đông”.

Sau khi đánh đuổi quân Minh ra khỏi bờ cõi, nhà Lê truy phong Hoàng Hối Khanh: “Tước phong Dực Bảo trung hưng linh phò đoan túc tôn thần”.

Đến thời nhà Nguyễn, năm Thiệu Trị thứ 4 (1845) lại truy phong: “Đặc tấn phụ quốc, Thượng tướng quân tăng kiệt tiết linh thông Hoàng quận công tước phong Dực bảo trung hưng linh phò đoan túc tôn thần”.

Ngoài lăng mộ chính, Hoàng Hối Khanh còn có miếu thờ vọng tại thôn Hà Thanh trên khu đất 0,5ha. Trong miếu thờ có đôi câu đối:

“Khoa vị tiến sĩ phi vận tướng quân;

Trùng giang văn trung hiển văn châu tiết”.

Khu lăng mộ Hoàng Hối Khanh được nhà nước xếp hạng và cấp bằng di tích lịch sử. Hàng năm cứ đến ngày mùng 6 tháng 6 âm lịch, nhân dân trong vùng tổ chức lễ hội và tế lễ ngài rất cung kính.

Xem thêm: Giai thoại về vị đại quan "văn võ toàn tài" Đoàn Đình Duyệt và vụ án 100 năm trước

Đọc thêm

370 tướng lĩnh, tôn thất nhà Trần đã bỏ mạng dưới tay của Hồ Quý Ly. Đây được xem là cuộc thanh trừng lớn nhất sử Việt, tàn ác chẳng kém gì màn trả thù Tây Sơn của Nguyễn Ánh sau này.

Cuộc 'đại thanh trừng' lớn nhất lịch sử của Hồ Quý Ly: Tàn ác không thua kém gì màn trả thù Tây Sơn của Nguyễn Ánh
0 Bình luận

Sử sách xưa không tiếc lời chỉ trích Hồ Quý Ly, coi ông là kẻ "đại nghịch bất đạo", tức là bề tôi cướp ngôi vua. Bên cạnh đó, Hồ Quý Ly còn chịu cả tội danh làm mất nước. Song thử thoát khỏi lối tư duy Nho giáo mà suy xét, có đôi điều cần nhìn nhận lại...

Hồ Quý Ly, kẻ 'đại nghịch bất đạo' hay bậc anh tài bị buộc dùng biện pháp mạnh để cải cách?
0 Bình luận

Các sử gia nhận định, Hồ Quý Ly là 1 nhà cải cách táo bạo, có những tư tưởng tiến bộ so với thời đại. Thế nhưng ông cũng có những bước đi nóng vội, thậm chí là sai lầm dẫn đến nhiều phong ba bão táp.

Hồ Quý Ly và cuộc cải cách táo bạo mang tư tưởng tiến bộ nhưng chưa thành công
0 Bình luận


Bài mới

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Đề xuất