Nghị lực sống và lòng nhân ái: Người phụ nữ khuyết tật mê làm từ thiện
Dù là người khuyết tật nhưng chị Trương Thị Tiền (41 tuổi, thôn Long Thành, xã Tịnh Thiện, TP Quảng Ngãi) vẫn năng nổ, nhiệt tình, quan tâm giúp đỡ người khó khăn.

Nói đến chị Tiền, nhiều người dân ở xã Tịnh Thiện luôn khen ngợi. Chị Tiền không chỉ giàu nghị lực, vượt qua số phận bất hạnh, mà còn thắp lên ngọn lửa của lòng nhân ái để sưởi ấm, sẻ chia gánh nặng trong cuộc sống đối với những người có hoàn cảnh khó khăn.
Lúc 5 tuổi, chị Tiền bị sốt co giật, sau đó đôi chân của chị teo dần. “Tôi đã khóc thương cho bản thân mình mỗi khi nhìn thấy bạn bè cùng trang lứa cắp sách đến trường. Nhìn đôi chân bị tật nguyền, tôi hiểu rằng số phận của mình không được may mắn nên tự động viên mình nỗ lực vươn lên để không là gánh nặng cho gia đình”, chị Tiền trải lòng.
Chị Tiền là người ham học hỏi. Trong thời gian nằm bệnh viện điều trị và tập vật lý trị liệu, chị theo học các lớp dạy nghề của các nhóm thiện nguyện ở bệnh viện. Sau đó, chị Tiền học cắm hoa, làm bánh... qua Internet.

Ngoài ra, chị còn tranh thủ thời gian phụ giúp gia đình trông coi tiệm tạp hóa. Cảm thấy bản thân có đam mê với thơ ca, chị bắt đầu sáng tác thơ và gửi cộng tác với các tạp chí văn nghệ.
Đồng cảm với những người có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật, những năm qua, chị Tiền tích góp tiền nhuận bút từ các bài thơ được đăng báo, tạp chí, để hỗ trợ cho người già neo đơn, người có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật ở địa phương. “Vài trăm nghìn đồng hay một phần quà nhỏ, đối với nhiều người không phải món quà lớn.
Nhưng tôi nghĩ đó là sự quan tâm, động viên để những hoàn cảnh khó khăn có thêm nghị lực vươn lên trong cuộc sống”, chị Tiền chia sẻ.
Không chỉ tặng quà cho những người có hoàn cảnh khó khăn, người khuyết tật, mỗi khi ở địa phương tổ chức các hoạt động cho thiếu nhi, chị Tiền luôn là người tiên phong hỗ trợ các phần quà như vở, bút, bánh, kẹo. Hình ảnh chị Tiền bị liệt cả hai chân, mỗi bước đi phải chống nạn nhưng vẫn luôn yêu đời, sống hết mình vì đam mê, vì cộng đồng, khiến nhiều người cảm phục.
Chủ tịch Hội LHPN xã Tịnh Thiện Võ Thị Tuyết chia sẻ, dù bị tật cả hai chân nhưng ở chị Tiền, chúng tôi luôn bắt gặp sự vui vẻ, lạc quan và niềm tin trong cuộc sống. Đặc biệt, chị Tiền là người giàu lòng nhân ái, thường xuyên giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật ở địa phương.
(Theo Báo Quảng Ngãi)
Xem thêm: Chuyện về xe bánh mì lan tỏa năng lượng tích cực của cô gái khuyết tật
Đọc thêm
Có những người cha, người mẹ dù cơ thể không lành lặn vẫn cố gồng gánh mưu sinh với hi vọng con có tương lai tươi sáng. Anh Đỗ Xuân Hào ở câu chuyện dưới đây là 1 người cha như thế.
Từ đôi bàn tay khéo léo, anh Biết đã "hô biến" vảy cá thành hoa đầy sống động để khởi nghiệp buôn bán. Từ đó, anh tạo ra việc làm và thu nhập cho người khuyết tật.
4 năm sau vụ tai nạn thảm khốc, nữ sinh Tôn Nữ Thị Mơ (Thừa Thiên - Huế) cuối cùng cũng quyết định trở lại trường học để theo đuổi ước mơ.
Bài mới

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.

Tiến sĩ Bùi Hải Hưng là một trong những nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (Al), hiện đang là Viện trưởng Viện trí tuệ Nhân tạo VinAI Research. Năm 16 tuổi ông từng giành huy chương Olympic Toán quốc tế, lấy bằng tiến sĩ tại Úc năm 25 tuổi, giữ vị trí chuyên gia máy học tại Adobe Research và nghiên cứu cấp cao tại Google DeepMind.