Chân dung người mẹ nhận nuôi 10 đứa con đến từ các dân tộc khác nhau
Dù đã có 9 người con và gia đình chẳng mấy khá giả, người mẹ Tân Cương - bà Anipa vẫn sẵn lòng nhận nuôi thêm 10 người con nữa.

Mùa đông 1977 ở Altay, Tân Cương, con trai của bà Anipa đi học về dẫn theo một bé gái ăn mặc rách rưới, đội mũ và có mùi hôi khó chịu. Bé gái có tên Wang Shuzhen, 11 tuổi, mất cha mẹ, bị lạc đường trong khi đi tìm họ hàng.
Bà dắt cô bé vào nhà, làm cho cô một tô mì trộn nóng hổi. Ăn xong, bà Anipa dẫn cô bé đi tắm nước nóng. Nhưng vào phòng tắm, cô bé bỗng hét lớn không chịu bỏ mũ. Lúc này bà Anipa mới phát hiện trên đầu cô bé có đầy những nốt mụn mủ. Thấy vậy bà không ép cô bé bỏ mũ nửa, chỉ tắm rửa. Xong xuôi, bà hỏi Shuzhen: “Con có muốn ở lại đây không? Dì sẽ tìm cách chữa bệnh cho con”. Nghe vậy cô bé Shuzhen rất bất ngờ, sau một hồi thì gật đầu đồng ý.

Khi chồng bà, ông Abibao, đi làm về thấy trong nhà xuất hiện thêm một đứa trẻ liền hiểu phần nào. Thời điểm đó, vợ chồng họ đã có với nhau 6 người con ruột và ba đứa trẻ mồ côi. "Đứa trẻ này bị bệnh nặng, tôi muốn chữa khỏi rồi mới để nó đi", bà Anipa nói với chồng.
“Nhà mình thế này lấy đâu ra tiền chữa bệnh cho con bé”, ông Abibao thở dài nói. Ông biết vợ có lòng tốt nhưng với đồng lương cảnh sát 45 tệ không thể đủ chi tiêu cho hơn chục miệng ăn. “Bớt nửa khẩu phần ăn của tôi cho con bé là được”, bà Anipa nói.
Từ đó, bà đi hỏi han tìm thầy thuốc khắp nơi để chữa bệnh cho cô bé Shuzhen. Còn chồng bà ông Abibao cũng đi sớm về muộn làm việc kiếm tiền trang trải cuộc sống cho gia đình.
Trời không phụ lòng người, một ngày nọ, Shuzhen mở miếng gạc trên đầu ra thì thấy tóc đã bắt đầu mọc lại, cô bé vui vẻ chạy ào tới bên bà Anipa: "Tóc con mọc lại rồi, mẹ ơi". Bà Anipa ôm Shuzhen vui mừng rơi nước mắt. Nghe tiếng gọi "mẹ ơi" của cô bé, bà xúc động đáp: "Nếu con thích từ nay cứ gọi như vậy nhé".
Sau đó, Shuzhen kể với bà Anipa rằng, bố ruột của em mất sớm, mẹ ruột đi bước nữa, nhưng không lâu sau đó cũng vì bệnh nặng mà qua đời. Cha dượng ốm yếu, lại có 3 đứa con ruột phải chăm sóc, không đủ sức nuôi thêm thế là 4 anh em của Shuzhen phải lang thang khắp nơi để xin ăn. Khi biết Shuzhen được nhận nuôi, không lâu sau 3 anh em của cô bé cũng tìm đến. Nhìn 3 đứa trẻ ăn mặc mỏng manh, đen gầy trơ xương, bà Anipa đau xót ôm từng đứa vào lòng và nói: “Từ nay về sau đây là nhà các các con, mẹ sẵn lòng làm mẹ của các con”. Cứ như vậy, người mẹ Tân Cương này đã nhận nuôi 4 đứa trẻ người Hồi.
"Vì từng trải qua tuổi thơ vất vả nên tôi muốn cưu mang những đứa trẻ mồ côi", bà Anipa chia sẻ về lý do nhận nuôi những đứa trẻ của mình.

Bố của bà Anipa là người Ngô Duy Nhĩ, hồi nhỏ gia đình bà sống ở Mông Cổ. Mẹ ốm yếu nên năm 13 tuổi bà Anipa đã phải nghỉ học để phụ giúp mẹ chăm sóc các em. Năm 17 tuổi, gia đình bà hồi hương về sống tại khu vực Altay, Tân Cương. Đến năm 1957, bà quen biết và kết hôn với Abibao, người Kazakh.
Không lâu sau, bố mẹ bà qua đời vì bạo bệnh, để lại 6 người em, trong đó em út chưa đầy một tuổi. Bà Anipa gánh vác trọng trách chăm sóc các em. Gia đình khó khăn, mùa xuân đào rau dại, mùa thu nhặt lúa mì, đào khoai tây, bà Anipa tìm mọi cách để cả nhà có cái ăn.
Năm 1970, vợ chồng người hàng xóm lần lượt qua đời, để lại 3 đứa con bơ vơ. Thấy những đứa trẻ tội nghiệp, bà Anipa bàn với chồng: "Trời ngày càng lạnh, chúng ta không thể trơ mắt nhìn các cháu chịu rét, chịu đói được". Ông Abibao gật đầu, cùng vợ đón các cháu về lều của mình chăm sóc.
Đây là lần đầu tiên bà Anipa nhận nuôi trẻ mồ côi, sau lại nhận thêm 4 anh em Shuzhen nữa là tổng 7 người con nuôi. 12 năm sau, cha dượng của Shuzhen qua đời, để lại 3 đứa trẻ người Hán không ai chăm sóc. Bà Anipa thấy tội nghiệp nên cũng đón bọn nhỏ về nhà mình, lúc này gia đình họ có tổng 10 con nuôi, 9 con đẻ.
Sức ăn của các con ngày càng lớn, ông Abibao đã phải từ bỏ công việc cảnh sát ổn định, đến xưởng đúc đồng làm việc để có thu nhập cao hơn lo cho các con. Nhưng lương thực trong nhà vẫn mãi không đủ ăn. Làm việc vất vả quanh năm, lại thiếu cái ăn, bà Anipa đổ bệnh. Một mình ông Abibao không đủ sức chăm sóc nhiều con như vậy nên đề nghị gửi vài đứa trẻ đến nhà họ hàng.
Nghe tin, các con òa khóc ầm ĩ. Tiếng khóc của bọn nhỏ như những nhát dao đâm vào tim bà Anipa. Bà cố gắng gượng dậy, nói với chồng: "Chỉ còn một hơi thở, tôi cũng không để ai phải đi".
Thương bố mẹ vất vả, từ đó về sau, các con trai sau khi đi học về thì lên rừng nhặt củi, gánh nước, con gái thì phụ giúp mẹ nấu nướng. Sau khi khỏi bệnh, bà Anipa cũng xin thêm việc giặt ruột cừu, mỗi tháng bà kiếm được khoảng 36 tệ. Vào những ngày đông lạnh giá, bất chấp gió rét âm mười mấy độ, bà Anipa vẫn thức dậy từ 5 giờ sáng, làm việc đến toát mồ hôi để có tiền nuôi các con.
Giờ đây, các con của bà Anipa đã trưởng thành, mỗi người một nghề, lần lượt rời khỏi ngôi nhà nhỏ ấm áp. Kế thừa tấm lòng nhân ái của mẹ, các con bà Anipa gặp ai khó khăn cũng đều sẵn sàng vung tay giúp đỡ. Tinh thần nhân ái của gia đình bà Anipa lan tỏa khắp vùng Tân Cương, thu hút nhiều người khác cũng mở rộng tấm lòng với hoàn cảnh khó khăn.
Năm 2009, bà Anipa được trao giải thưởng Nhân vật Cảm động Trung Quốc. Cũng trong thời gian đó, chính quyền địa phương đã hỗ trợ gia đình bà Anipa xây một ngôi nhà hai tầng đủ lớn sum vầy bốn thế hệ, trong đó tầng hai là nơi trưng bày về cuộc đời của Anipa. Chiếc vạc nấu ăn 1,2 mét là một trong những món đồ gây ấn tượng nhất trong nhà người mẹ Tân Cương vĩ đại này.
Giờ đây, bà Anipa đã là một bà lão 86 tuổi với một đại gia đình có gần 200 con cháu sum vầy, hạnh phúc.
Xem thêm:Chân dung người mẹ vĩ đại của chàng nhạc sĩ bại não
Đọc thêm
Bị bỏ rơi từ nhỏ, lớn lên bằng chuỗi ngày được “chuyền” từ nhà này sang nhà khác, chàng trai Phú Yên – Quốc Huy vẫn quyết tâm thi đậu trường Đại học Kinh tế TP.HCM
Một gia đình ở Nghệ An bị bệnh tật bủa bây, chìm trong bế tắc khi vợ bị teo não, chồng mắc ung thư vòng họng, con trai cùng hai cháu nhỏ đều bị thiểu năng trí tuệ.
Tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, Phố đi bộ Bờ Hồ, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam phối hợp với Công ty CP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) tổ chức Lễ tuyên dương “Gia đình trẻ hạnh phúc” năm 2024 với chủ đề “Bên nhau, mình là Nhà”.
Tin liên quan
Nỗ lực vượt lên nghịch cảnh, chị Nguyễn Thị Thanh Thủy (Tổ 12, Ấp 3, xã Mỹ Tân, TP.Cao Lãnh) chủ động đăng ký xin thoát khỏi hộ cận nghèo.
Đề nghị luận xã hội 200 chữ (trích đề tham khảo kỳ thi THPT 2021 của Bộ Giáo dục và đào tạo) - Sức mạnh của tình người trong hoàn cảnh khó khăn, thử thách.
42 bác sĩ chuyên khoa I trong Dự án “Thí điểm bác sĩ trẻ tình nguyện về vùng khó khăn” sẽ về công tác tại 26 huyện khó khăn, biên giới của 10 tỉnh miền núi phía bắc và duyên hải miền Trung.
Bài mới

Gia tộc Đỗ Thế Sử là một dòng họ có truyền thống kinh doanh lâu đời tại Việt Nam, nổi bật với tinh thần khởi nghiệp, tầm nhìn chiến lược và tư duy kinh tế hiện đại. Không chỉ làm giàu bằng trí tuệ mà còn giữ được cái tâm chính là điều khiến gia tộc này trở nên khác biệt giữa thương trường đầy sóng gió.

Trong suốt cuộc đời cống hiến vì dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ coi sinh nhật của mình là một dịp đặc biệt. Thế nhưng, với đồng bào và đồng chí, ngày 19/5 hằng năm luôn là thời khắc thiêng liêng – không chỉ để bày tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn là dịp để mỗi người tự soi chiếu bản thân qua tấm gương đạo đức sáng ngời, lối sống giản dị và trái tim bao dung, trọn vẹn vì nước, vì dân của Bác.

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!