Chân dung người anh hùng mang tên núi 28 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Dũng sĩ Phan Hành Sơn đã đi vào trang thơ của Xuân Diệu, Tố Hữu... vang danh khắp chiến trường miền Nam. Nay người đã về thiên cổ nhưng tên tuổi và hình bóng của ông đã được người dân xứ Quảng tạc tượng trong tâm trí...

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

"Hăm mốt tuổi căm hờn

Diệt địch gấp hai lần số tuổi

Đánh trăm trận, ba năm vào bộ đội

Núi Ngũ Hành vang dội Phan Hành Sơn"

Nhà thơ Xuân Diệu viết những vần thơ này cách đây hơn 50 năm. Đó là những lời ca ngợi chân thành về thượng tá, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) Phan Hành Sơn. 

Theo nhà thơ Lê Anh Dũng, cuối năm 1979, nhà thơ Xuân Diệu về nói chuyện với sinh viên Đại học Sư phạm Quy Nhơn (Bình Định). "Khi nghe tôi nói giọng Quảng đặc sệt, Xuân Diệu mới hỏi: Có biết Anh hùng LLVTND Phan Hành Sơn không? Tôi trả lời có nghe tên nhưng chưa gặp thì Xuân Diệu lắc mái tóc phiêu bồng mà nói rằng: Ở cái đất Quảng Nam - Đà Nẵng trung dũng, kiên cường đi đầu diệt Mỹ mà không biết người anh hùng được đặt tên năm ngọn núi thì kể như chưa hiểu gì về xứ Quảng".

Và bây giờ, ở cái cổng gạch hơn 200 năm tuổi đắp 3 chữ nôm "Thiên Phước Địa" được xây dựng từ thời vua Minh Mạng án ngữ lối vào động Huyền Không, thuộc Danh thắng văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn, vẫn còn chi chít dấu tích những vết đạn năm xưa. Đó là dấu tích của những trận đánh khốc liệt giữa bộ đội ta và quân đội Mỹ Ngụy. Trong đó có trận đánh của anh hùng Phan Hành Sơn.

Theo Công an nhân dân, Phan Hành Sơn tên thật là Phan Hiệp, sinh năm 1947 tại thôn Bá Tùng (Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng). Khi còn tuổi niên thiếu, ông đã theo cha, theo chú học nghề thợ mộc, đi dựng nhà cửa ở nhiều nơi trên đất Quảng Nam, Đà Nẵng và âm thầm tham gia Đội Thiếu niên cứu quốc. 

Chan-dung-anh-hung-Phan-Hanh-Son-nguoi-con-uu-tu-cua-xu-Quan-6
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An thăm gia đình Anh hùng Phan Hành Sơn năm 2002 - Ảnh tư liệu gia đình

Chứng kiến tội ác của giặc trên quê hương, trong lòng ông và bao lớp  thanh niên lúc bấy giờ nung nấu căm thù, mong một ngày được cầm súng đánh giặc. Vào tháng 2/1965, Tiểu đoàn 1 bộ binh Quảng Đà (còn gọi là R20) được thành lập và tuyển thêm quân. Khi đang cùng cha sửa nhà cho một gia đình tại xã Điện Hòa, huyện Điện Bàn, Quảng Nam, nghe tin cán bộ về tuyển quân lên chiến khu, chàng trai Phan Hiệp lúc đó 18 tuổi xin cha vào quân đội, bắt đầu cuộc đời lính.

Đến tháng 1/1967, Tiểu đoàn 1 phục kích tiểu đoàn lính Mỹ tại Duy Xuyên. Trận đánh diễn ra quyết liệt từ 8h đến 13h thì đại đội hỏa lực báo cáo chỉ huy tiểu đoàn đạn cối 82 ly đã hết, 3 khẩu trung liên của tiểu đoàn 3 do Phan Hiệp làm Đại đội phó cũng sắp hết đạn. 

Trong lúc đó, Mỹ lại cho quân chi viện từ An Hòa đến, dùng trực thăng đổ bộ xuống Xuyên Khương. Trước tình huống nguy cấp, Phan Hiệp đã bò ra dưới làn đạn, thu được hơn 400 viên đạn 7,62 ly của Mỹ để bổ sung cho 3 khẩu trung liên. Với việc dùng đạn của Mỹ để đánh Mỹ, Phan Hiệp đã giúp xoay chuyển thế trận, cùng đồng đội tạo nên chiến thắng giòn giã, tiêu diệt hàng trăm tên địch. 

Vào tháng 8/1967, Tiểu đoàn 1 được lệnh đánh vào chi khu quân sự Điện Bàn, nằm ở thị trấn Vĩnh Điện. Đóng vai là một nông dân, Phan Hiệp đã quan sát cách bố phòng của địch, nhất là vị trí 2 khẩu pháo 105 ly, sau đó cùng đồng đội tiếp cận, tiêu diệt bọn pháo thủ và phá hủy 2 khẩu pháo, góp phần cùng đồng đội diệt gọn địch ở chi khu này. 

Trong ký ức của Thiếu tướng Nguyễn Văn Trí - Anh hùng LLVTND, nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1 bộ binh Quảng Đà, Phan Hiệp là một chiến sĩ trẻ nhưng thông minh, gan dạ, dũng cảm, trách nhiệm. Sau mùa xuân năm 1968, Tiểu đoàn 1 được lệnh tổ chức huấn luyện chiến đấu để tiêu diệt căn cứ biệt kích Non Nước của địch, đóng ở Ngũ Hành Sơn. Đây là địa điểm trọng yếu được địch bố trí lực lượng mạnh bảo vệ nhiều vòng. 

Đại đội 3 do Phan Hiệp làm Đại đội trưởng nhận nhiệm vụ tiêu diệt mục tiêu chủ yếu của trận đánh là sở chỉ huy địch. Khi Đại đội 3 tiếp cận hàng rào thép gai bùng nhùng cuối cùng thì bị địch phát hiện.

Chan-dung-anh-hung-Phan-Hanh-Son-nguoi-con-uu-tu-cua-xu-Quan
Căn cứ Non Nước của Mỹ trước năm 1975, phía sau là danh thắng Ngũ Hành Sơn (Ảnh: Báo Tuổi trẻ)

Ngay lúc này, chiến sĩ Phan Hiệp đã bật người lao lên nằm trên hàng rào thép gai, ra lệnh cho đồng đội lao qua người anh để tiến nhanh về phía mục tiêu, dùng pháo thủ, lựu đạn, B40 cùng tất cả các hỏa lực được ttrang bị đánh phủ đầu, khiến địch không đối phó kịp. 

Ngay sau đó, Phan Hiệp tung mình khỏi đá thép gai bùng nhùng, cùng anh em lao vào sở chỉ huy tiêu diệt địch. Các mũi tiến công khác của Tiểu đoàn 1 đã dùng hỏa lực bắn vào sân bay Nước Mặn gần đó khiến máy bay địch không thể cất cánh nổi.

Khi thấy căn cứ bị tấn công, sân bay Nước Mặn bị khống chế, địch liền cho máy bay trực thăng từ sân bay Đà Nẵng bắn thẳng vào trận địa và triển khai lực lượng bao vây khu vực Ngũ Hành Sơn. Lợi dụng địa hình của Thủy Sơn và động Huyền Không, Phan Hiệp cùng đồng đội tiếp tục đánh trả, vưa rút lui để không gây thiệt hại nặng nề cho địch. Bản thân Phan Hiệp đã dùng súng bộ binh bắn rơi một trực thăng của địch.

Kết quả, Tiểu đoàn 1 đã diệt hơn 400/500 tên thuộc tiểu đoàn biệt kích của địch tại Non Nước; phá 38 máy bay, 100 xe quân sự tại sân bay Nước Mặn. Với thành tích chiến đấu trong trận đánh này và nhiều trận đánh trước đó, chỉ huy Tiểu đoàn 1 đã thống nhất đề nghị tuyên dương Anh hùng LLVTND đối với Đại đội trưởng Phan Hiệp. 

Lúc đó, một nhà văn đi cùng đoàn cán bộ của Tổng cục Chính trị đã đề nghị đổi tên Phan Hiệp thành Phan Hành Sơn để gắn với những chiến công trên. Theo hồ sơ đề nghị tuyên dương Anh hùng LLVTND, cái tên Phan Hành Sơn chính thức bắt đầu từ đó.

Chan-dung-anh-hung-Phan-Hanh-Son-nguoi-con-uu-tu-cua-xu-Quan-0
Một góc Đà Nẵng nhìn từ núi Ngũ Hành Sơn

Chỉ tính từ ngày vào quân ngũ tháng 2/1965 đến đầu năm 1969, thời điểm được tuyên dương Anh hùng LLVTND, Phan Hành Sơn đã 28 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ (1 lần Dũng sĩ diệt máy bay, 7 lần Dũng sĩ diệt Mỹ, 20 lần Dũng sĩ Quyết thắng); được tặng thưởng Huân chương Chiến công giải phóng hạng Nhất, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba cùng nhiều bằng khen, giấy khen.

Tháng 12/1969, Phan Hành Sơn được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND… Năm 1972, Phan Hành Sơn được cử ra Bắc học tập, sau đó về công tác tại Trung đoàn 31, Sư đoàn 2, Quân khu 5. 

Trong chiến tranh biên giới Tây Nam, người chiến sĩ ấy lại ra trận, góp sức bảo vệ đất nước, đánh đuổi quân xâm lược và bị thương do trúng mìn trên đất Campuchia, phải trải qua gần 20 cuộc phẫu thuật đau đớn. Đến khi khỏe lại, ông tiếp tục tham gia công tác tại địa phương, được nhân dân yêu mến và tin tưởng cho đến lúc về với cõi vĩnh hằng…

(T/h Tuổi trẻ, Công an nhân dân Online)

Xem thêm: Lá thư "thiêng" từ Thành cổ Quảng Trị anh hùng

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Thiếu tướng, PGS.TS.TTND Phạm Hòa Bình chính là con trai của Thiếu tướng, GS.TS.TTND, Anh hùng LLVT Phạm Gia Triệu. Hai cha con ông đều là chuyên gia đầu ngành về phẫu thuật thần kinh.

Chuyện về Tướng Quân y đầu tiên được phong Anh hùng LLVTND: 'Hổ phụ sinh hổ tử'
0 Bình luận

Câu nói "Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng, không thể có con đường nào khác” của anh hùng Lý Tự Trọng luôn được thanh niên thế hệ sau coi là "bản tuyên ngôn về lập trường sống, chiến đấu".

Anh hùng Lý Tự Trọng và câu nói được thanh niên thế hệ sau coi như 'bản tuyên ngôn về lập trường sống'
0 Bình luận

Dẫu thân xác đã tan vào lòng đất mẹ thế nhưng sự ngưỡng vọng của đời sau với anh Hùng Trương Định thì vẫn còn mãi...

Trương Định - Anh hùng nặng nợ nước non: Khiến quân Pháp 'thất điên bát đảo', còn vua Tự Đức rất nể trọng
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Cô gái gãy chân được đưa đến bệnh viện kịp thời nhờ hành động đẹp của cảnh sát

Ngay khi được tài xế taxi nhờ giúp đỡ, cảnh sát giao thông Hà Nội liền sử dụng xe mô tô chuyên dụng mở đường để xe chở nạn nhân đi cấp cứu kịp thời.

Hải An
Hải An 16 phút trước
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình nhận huân chương cao quý của Lào

Lễ trao tặng Huân chương Tự do (Huân chương Itxala) – phần thưởng cao quý của Nhà nước Lào – dành cho nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đã được tổ chức vào chiều nay tại Hà Nội.

Hải An
Hải An 16 giờ trước
Ấm lòng tiệm mì 1K giữa Sài Gòn đắt đỏ: Tình người vẫn luôn hiện hữu

Cứ chập tối, tấm biển với dòng chữ “Tiệm mì 1K” trên đường Phạm Văn Đồng (TP. Thủ Đức, TP.HCM) lại sáng đèn, thu hút sự chú ý của dòng người đi đường.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Tình mẫu tử thiêng liêng: Mẹ hiến thận cứu con gái khỏi bờ vực tử thần

Thấy con gái 27 tuổi suy thận giai đoạn cuối, sức khỏe ngày một suy yếu, có thể mất mạng bất cứ lúc nào, người mẹ 50 tuổi đã không ngại ngần hiến thận cứu con.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Bất chấp hiểm nguy, cha nhảy xuống giếng sâu 35 cứu con gái 9 tuổi

Trong lúc chơi đùa, bé gái 9 tuổi không may rơi xuống giếng sâu 35m, biết tin người cha không ngần ngại lao mình xuống giếng sâu 35m để cứu con.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Nam sinh 18 tuổi bỏ thi để cứu bạn bị đau tim: “Thi cử có thể chờ, mạng sống thì không”

Câu chuyện nam sinh Trung Quốc bỏ lỡ kỳ thi quan trọng vì cứu bạn học bị đau tim đang gây sốt mạng xã hội vì hành động dũng cảm và phẩm chất tốt đẹp.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
TP.HCM mở lớp học bơi miễn phí cho người dân

Bắt đầu từ tháng 5 này, Trung tâm Thể thao dưới nước TP.HCM sẽ bắt đầu mở các lớp học bơi cơ bản miễn phí cho người dân thành phố.

Hải An
Hải An 16/05
Học sinh Việt Nam xuất sắc giành huy chương vàng tại 'kỳ thi Hóa học khó nhất hành tinh”

Cả 4 học sinh Việt Nam tham dự Kỳ thi Olympic Hóa học Quốc tế Mendeleev năm nay đều đạt huy chương, gồm 2 huy chương Vàng và 2 huy chương Bạc.

Thanh Tú
Thanh Tú 15/05
Không nhà, không người thân cụ bà 30 năm sống dưới gầm cầu thang vẫn dang tay với người lạ

Suốt 3 thập kỷ sống dưới gầm cầu thang, cụ bà Nguyễn Thị Sang (79 tuổi, TPHCM) vẫn sẵn sàng mở lòng, cưu mang người xa lạ. Giữa phố thị tấp nập, đâu đó vẫn có những mảnh đời nương tựa nhau bằng nghĩa tình vô giá!

Hải An
Hải An 15/05
Hành động ấm lòng của hai thực tập sinh khi thấy bà cụ U80 đưa em gái 69 tuổi vào viện khám

“Gặp tôi, bà Húng giọng run run, hai hàng nước mắt chực trào nói “bác ơi, bác cứu lấy em tôi. Nó khó thở. Tôi thương nó quá”. Giây phút ấy tôi rất xúc động”, nam thực tập sinh chia sẻ.

Thanh Tú
Thanh Tú 14/05
Cụ bà U90 11 năm miệt mài nấu cháo tặng cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

Hơn 10 năm nay, đã có hàng ngàn suất cháo được cụ Chu Thị Lương (81 tuổi, ngụ TT.Cẩm Xuyên, H.Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) trao đến tay những người có hoàn cảnh khó khăn.

Hải An
Hải An 14/05
Ấm lòng nghĩa đồng bào với hơn 1.700 “bữa cơm đoàn kết” mừng ngày giải phóng Hải Phòng

Những ngày này, khắp các thôn, tổ dân phố, đâu đâu cũng rộn ràng “bữa cơm đoàn kết” được người dân Hải Phòng tổ chức để chào mừng 70 năm ngày giải phóng thành phố.

Thanh Tú
Thanh Tú 13/05
Người hùng giữa đời thực: Bác sĩ kịp thời cứu cô gái bị tai nạn, nằm co giật trên đường

Trên đường về nhà, bác sĩ Phạm Tiến Mạnh vô tình nhìn thấy một cô gái bị tai nạn giao thông, nằm trên đường trong tình trạng tay chân co quắp, sùi bọt mép nên vội vã xuống hỗ trợ.

Hải An
Hải An 13/05
Kịp thời cứu người phụ nữ mang thai 8 tháng rơi xuống giếng sâu 20m

Người phụ nữ mang thai ở tháng 8 thai kỳ không may rơi xuống giếng sâu 20m trong khi đi mua đồ cho gia đình, may mắn được Công an tỉnh Tây Ninh ứng cứu kịp thời.

“10 năm cõng bạn” – khoảnh khắc đẹp nhất tại lễ tốt nghiệp Đại học Bách Khoa

Ngô Văn Hiếu- nhân vật chính trong câu chuyện từng gây xúc động "10 năm cõng bạn" đến trường, tiếp tục lay động nhiều người khi vượt gần 100km, từ Thái Bình lên Hà Nội để cõng người bạn thân lên sân khấu ĐH Bách khoa nhận bằng tốt nghiệp.

Hải An
Hải An 12/05
PC Right 1 GIF
Đề xuất