Anh hùng Lý Tự Trọng và câu nói được thanh niên thế hệ sau coi như 'bản tuyên ngôn về lập trường sống'

Câu nói "Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng, không thể có con đường nào khác” của anh hùng Lý Tự Trọng luôn được thanh niên thế hệ sau coi là "bản tuyên ngôn về lập trường sống, chiến đấu".

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Anh hùng liệt sĩ Lý Tự Trọng (20/10/1914 – 20/11/1931) tên thật là Lê Hữu Trọng, còn được gọi là Huy. Anh hùng Lý Tự Trọng sinh tại làng Bản Mạy, tỉnh Nakhon Phanom - Thái Lan. Quê gốc ông ở xã Thạch Minh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.

Cha của ông là Lê Hữu Đạt, mẹ là Nguyễn Thị Sờn, đều là những Việt kiều sống ở Nakhon; họ gốc của ông vốn là Lê Hữu song đến đời ông thì được đặt thành Lê Văn. Ông có đông anh chị em gồm: Lê Văn Đại, Lê Văn Tăng, Lê Văn Năng, Lê Thị Sáu, Lê Thị Bảy,...

Vào năm 1926 tại Thái Lan, chàng trai trẻ là 1 trong 8 người được Hồ Tùng Mậu thay mặt Hội Việt Nam cách mạng thanh niên lựa chọn đưa sang Quảng Châu (Trung Quốc) đào tạo để xây dựng tổ chức cộng sản tại Việt Nam về sau.

cau-noi-huyen-thoai-cua-anh-hung-ly-tu-trong-0
Chân dung anh hùng Lý Tự Trọng

Đến cuối năm 1926, tại Trung Quốc, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã đổi tên Lê Hữu Trọng thành Lý Tự Trọng, đưa vào nhóm "Thiếu niên tiền phong Việt Nam". Sau đó, ông được cử đi học, làm liên lạc cho Tổng bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội ở Quảng Châu. Nhờ tài trí thông minh, hoạt bát, Lý Tự Trọng đã góp phần tích cực vào việc liên lạc giữa Tổng bộ và cán bộ Việt Nam Cách mạng Thanh niên đang hoạt động ở Trung Quốc, chuyển thư từ tài liệu cách mạng.

Đến giữa năm 1929, đồng chí Ung Văn Khiêm - một cán bộ lãnh đạo trong An Nam Cộng sản Đảng được phân công về nước và Lý Tự Trọng đi cùng trong chuyến tàu biển của Trung Quốc. Đây thật là thỏa lòng mong ước của ông bao lâu. Ông không chợp mắt được, ông nói chuyện suốt đêm với đồng chí Văn Khiêm.

Đồng chí Ung Văn Khiêm sau này kể lại: "Náu mình dưới hầm chứa than của tàu biển Trung Quốc ngót 15 tiếng đồng hồ, tôi và Lý Tự Trọng vượt qua mọi sự khám xét gắt gao của bọn mật thám, về đến bến Sài Gòn lúc đêm khuya”.

cau-noi-huyen-thoai-cua-anh-hung-ly-tu-trong-9
Tượng anh hùng Lý Tự Trọng (Ảnh: VnExpress)

Khi về đến Sài Gòn, Lý Tự Trọng đổi tên thành Nguyễn Huy để dễ về hoạt động, tiếp xúc quần chúng nhân dân. Với nhiệm vụ được giao, Nguyễn Huy càng hăng hái xông xáo hơn, đi sâu vào tận công xưởng, trường học vận động công nhân, thanh niên và học sinh tham gia phong trào yêu nước. Bên cạnh công tác quần chúng, ông còn làm một số việc cụ thể khác như phiên dịch tiếng Trung, tiếng Anh, làm thông tin liên lạc cho Xứ ủy...

Sau ngày thành lập Đảng 3/2/1930, các cao trào cách mạng dấy lên mạnh mẽ trong khắp cả nước. Để biểu dương tinh thần quật khởi, ý chí bất khuất, bản lĩnh cách mạng của cuộc khởi nghĩa Yên Bái và phát động quần chúng nhân dân đấu tranh đòi quyền sống, Xứ ủy Nam Kỳ tổ chức cuộc mít tinh kỷ niệm một năm ngày khởi nghĩa Yên Bái tại Sài Gòn, vào chiều ngày 08/02/1931. 

Cuộc mít tinh khi đó quy tụ đông đảo các tầng lớp xã hội, nhất là công nhân lao động, thanh niên và học sinh thành phố đến dự. Người diễn thuyết đã được chuẩn bị trước, nhưng đến lúc đó chưa có mặt, đồng chí Phan Bội CHâu (phụ trách tuyên truyền diễn thuyết của Xứ ủy) đã đứng ra thay thế, diễn thuyết trước công chúng.

Cuộc mít tinh chớp nhoáng kết thúc, bọn cảnh sát và mật thám ập đến. Tên mật thám tên Lơgơrăng nhảy vào bắt đồng chí Phan Bôi mới diễn thuyết xong. Ngay lập tức Lý Tự Trọng rút súng bắn hai phát khiến tên mật thám gục ngay tại chỗ.

cau-noi-huyen-thoai-cua-anh-hung-ly-tu-trong-8
Nhà tưởng niệm là nơi thờ tự anh linh Lý Tự Trọng nằm trong quần thể Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng có diện tích 4,39 ha, đặt ở thôn Tân Long, xã Việt Tiến, huyện Thạch Hà

Bị địch bao vây, Lý Tự Trọng và Phan Bội Châu bị chúng bắt đưa về bốt Catina, giam cầm và tra tấn dã man, nhưng kẻ thù không khuất phục được dũng khí cách mạng của hai chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi. Tại Khám Lớn Sài Gòn, bọn cai ngục và mật thám dùng mọi cách dụ dỗ mua chuộc nhưng đều vô hiệu, họ kính nể Huy (tức Lý Tự Trọng) và gọi Trọng là “Ông Nhỏ”.

Đến ngày 18/4/1931, Tòa Thượng thẩm Sài Gòn ra xét xử. Lý Tự Trọng bị kết án tử hình, Phan Bội Châu bị đày ra Côn Đảo với bản án 20 năm khổ sai. 

Đáng nói, trong phiên xét xử này, anh hùng Lý Tự Trọng đã biểu thị dũng khí đấu tranh, lên án kẻ thù xâm lược và nhà cầm quyền thực dân Pháp tại Sài Gòn. Một luật sư trong phiên tòa có ý "bênh vực" cho ông đã nói: "Bị can chưa đến tuổi thành niên, nên hoạt động không có suy nghĩ”, Lý Tự Trọng đã đứng phắt dậy, nói lời đanh thép: “Tôi hành động có suy nghĩ, tôi hiểu việc tôi làm, tôi đủ trí khôn để hiểu rằng con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng không thể có con đường nào khác”.

Mặc dù bản án của thực dân Pháp đe dọa mạng sống của ông nhưng những ngày cuối cùng trong xà lim, Lý Tự Trọng vẫn rất lạc quan. Hàng ngày đều đặn tập thể dục, đọc sách báo, ca hát và xem Truyện Kiều. Ông luôn tin tưởng rằng, một ngày nào đó cách mạng sẽ thắng lợi. 

cau-noi-huyen-thoai-cua-anh-hung-ly-tu-trong-7
Mộ phần của anh hùng Lý Tự Trọng

Thực dân Pháp thì không xử công khai Lý Tự Trọng nên lợi dụng lúc nửa đêm về sáng ngày 21/11/1931, chúng đã hèn hạ dựng máy chém ở ngay khám lớn Sài Gòn hòng giết anh trong im lặng. Trước khi lên máy chém, Lý Tự Trọng hát bài Quốc tế ca bằng câu mở đầu đầy khí phách, vang lên dưới vòm trời Tổ quốc và sâu lắng vào lòng người đang sống: “Vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian...!”, và những tiếng hô vang: “Đả đảo thực dân Pháp”, “Đảng Cộng sản Đông Dương muôn năm”, “Cách mạng Việt Nam thành công muôn năm” đã cổ vũ mạnh mẽ, tạo một làn sóng căm phẫn phản đối tội ác của thực dân Pháp.

Cuộc đời anh hùng Lý Tự Trọng tuy ngắn ngủ nhưng đã góp công lao to lớn vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Đặc biệt là tấm gương sáng ngời của anh hùng liệt sĩ Lý Tự Trọng qua câu nói: "…Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng không thể có con đường nào khác” đã trở thành lý tưởng sống, thôi thúc bao lớp thanh niên Việt Nam giữ vững niềm, bản lĩnh, tích cực chiến đấu, học tập, lao động, sáng tạo để góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".

Cho đến nay, câu nói trên vẫn luôn được thanh niên thế hệ sau coi như "bản tuyên ngôn về lập trường sống, chiến đấu" của thế hệ trẻ vì mục tiêu cao đẹp mà Đảng, Bác Hồ đã lựa chọn; là kim chỉ nam hành động cho thế hệ trẻ với tinh thần "Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên".

Xem thêm: Lá thư "thiêng" từ Thành cổ Quảng Trị anh hùng

Đọc thêm

Thiếu tướng, PGS.TS.TTND Phạm Hòa Bình chính là con trai của Thiếu tướng, GS.TS.TTND, Anh hùng LLVT Phạm Gia Triệu. Hai cha con ông đều là chuyên gia đầu ngành về phẫu thuật thần kinh.

Chuyện về Tướng Quân y đầu tiên được phong Anh hùng LLVTND: 'Hổ phụ sinh hổ tử'
0 Bình luận

Dẫu thân xác đã tan vào lòng đất mẹ thế nhưng sự ngưỡng vọng của đời sau với anh Hùng Trương Định thì vẫn còn mãi...

Trương Định - Anh hùng nặng nợ nước non: Khiến quân Pháp 'thất điên bát đảo', còn vua Tự Đức rất nể trọng
0 Bình luận

Ở tuổi 21, anh hùng Huỳnh Thị Ngọc khiến quân địch điên đầu bởi sự "lì đòn" và "rắn mặt". Dựa vào vẻ ngoài tiều tụy, Huỳnh Thị Ngọc đã táo bạo giả câm, giả điên để che mắt quân thù.

Nữ anh hùng 'gan vàng dạ sắt' Huỳnh Thị Ngọc: Giả câm, giả điên để qua mắt kẻ thù
0 Bình luận


Bài mới

Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Băn khoăn chuyện lấy chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Dù đã biết gia cảnh nhà anh trước đó, nhưng tận mắt chứng kiến tôi vẫn rất “sốc”, băn khoăn suy nghĩ mãi về việc có nên lấy chồng hay không…

Amway hợp tác chiến lược cùng Viện Dinh dưỡng Quốc gia nâng cao sức khỏe cộng đồng

Tập đoàn Amway mới đây đã công bố chương trình hợp tác quốc tế giữa Viện Dinh dưỡng Quốc gia (NIN) và Viện Sức khỏe Nutrilite (NHI). Sự kiện đánh dấu bước tiến bản lề của Amway trong hành trình tìm kiếm các giải pháp tối ưu nhằm cải thiện sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là tại Việt Nam.

Đề xuất