Ấm lòng câu chuyện cổ tích về lòng nhân ái: Phép nhiệm màu cứu cậu bé u não từ cõi chết trở về
Năm đó, tính mạng của Thanh Hiếu bị đe dọa bởi khối u não, nhưng nhờ có tấm lòng nhân ái của bạn đọc, em đã được cứu sống và trở về từ cõi chết.

Cuộc sống bế tắc, sự sống con trai "ngàn cân treo sợi tóc"
11 năm sau ca mỗ não, cậu bé Bùi Thanh Hiếu (khu Bãi Chè, thôn Đồng Trạng, xã Cổ Đông, Sơn Tây, Hà Nội) đã hoàn toàn khỏe mạnh. Cậu bé 7 tuổi năm nào, nay đã là chàng trai 18 tuổi tâm sự: "Nếu như không có báo Dân trí giúp đỡ, sẽ không có con ngày hôm nay. Con sống được là nhờ mọi người đã cứu con nên ân nghĩa này con không bao giờ quên được".

Chị Trần Thị Huệ, mẹ của Hiếu thì chia sẻ, cuộc gặp gỡ của mẹ con chị với phóng viên (PV) báo Dân Trí ở bệnh viện Nhi TW hồi năm 2011 chị chưa bao giờ quên. Khi ấy, cuộc hôn nhân của chị đang không hạnh phúc, chưa kể con trai còn đang bệnh nặng.
Chị tâm sự: "Ngày đó chị sợ lắm, cảm giác như rơi xuống đáy cùng của vực thẳm bởi con được bác sĩ chẩn đoán có khối u trong não phát triển với tốc độ quá nhanh và đã di căn đến các vùng rất khó để mổ được. Sẽ không còn bao lâu thời gian nữa con sẽ bị liệt mặt, có hiện tượng nghẹn, sặc, không ăn được và làm ức chế tổn thương đến các dây thần kinh, lúc đó tỷ lệ tỉ vong là rất cao".
Tháng 10/2011, câu chuyện về hoàn cảnh của Bùi Thanh Hiếu trên Dân trí: "Con khóc thì con kêu nhưng mẹ đừng có khóc" đã chạm đến trái tim bạn đọc. Rất nhiều nhà hảo tâm đã gọi điện thăm hỏi, gửi tặng quà dồn dập cho em. Lúc ấy, cũng như có một phép màu nào đó, gia đình kết nối được với bệnh viện ở Hàn Quốc.

Thế nhưng, số tiền thực hiện ca mổ lên tới 600 triệu đồng, một số tiền quá lớn với chị Huệ. Chị nơm nớp sống trong lo sợ, suy sụp vì sợ số phận con sẽ không qua khỏi. Thế nhưng, nhờ có tấm lòng nhân ái của bạn đọc, hai mẹ con đã được hỗ trợ hết mực để làm thủ tục sang Hàn Quốc.
Chị Huệ nhớ lại: "Thật sự mà nói là sức lan tỏa của báo Dân trí rất lớn. Trong nước hai mẹ con nhận được sự hỗ trợ rồi, sang bên Hàn, cộng động người Việt bên đó cũng rất quan tâm đến con và thường xuyên giúp cho hai mẹ con ở viện. Thời gian ở Hàn Quốc, hai mẹ con may mắn gặp được bác sĩ Phúc đang công tác bên đó nên được anh hỗ trợ nhiều vấn đề. Bác sĩ Phúc cũng là người đọc được thông tin của con qua kênh báo Dân trí nên thương con lắm".
Cuộc sống ngập tràn yêu thương sau ca mổ
Ca mổ não thành công, Thanh Hiếu trở về khỏe mạnh trong vòng tay yêu thương của mọi người. Một điều tuyệt vời nữa đó là em đã có một người cha yêu thương mình. Nhìn về phía ba Nguyễn Hùng Sơn, người đàn ông đã mang đến hạnh phúc cho mẹ con Hiếu, chàng trai 18 tuổi không khỏi xúc động.

Em kể: "Ba là người đã ở bên cạnh con khi con đau đớn nhất. Con rất hạnh phúc vì ba Sơn đã đến, đã yêu thương và chăm sóc cho mẹ con con. Con yêu ba rất nhiều, ba không sinh ra con, nhưng ba thương và yêu con lắm".

Giờ đây, em đã có một gia đình trọn vẹn, hạnh phúc bên cha mẹ, có những người em đáng yêu lần lượt chào đời. Em đã tốt nghiệp cấp 3 với thành tích khá, dự định đi học trường nghề về điện tử viễn thông. Thanh Hiếu đã vượt qua cửa tử, là người thấu hiểu giá trị của cuộc sống này hơn ai hết. Em không bao giờ quên được sự giúp đỡ của mọi người năm đó, biết rằng mình được hồi sinh là nhờ lòng nhân ái, và cuộc sống này là một điều vô cùng thiêng liêng, trân quý biết nhường nào.
Theo Dân Trí
Xem thêm: Tuổi thơ nghèo khó sống nhờ tình thương yêu của bà con, người đàn ông quyết tâm trả ơn đời
Đọc thêm
Hiện tại, hội chị em phụ nữ ở quận Tây Hồ, Hà Nội đã triển khai thành công mô hình "Chi, tổ phụ nữ an toàn 3V" chống dịch.
Sau khi tốt nghiệp ngành tài chính kế toán ở Australia, chị Lê Thu Thảo quyết tâm trái ý gia đình, về nước để khởi nghiệp nhà hàng "xanh".
Dù sống và làm việc chủ yếu ở TP. Biên Hòa, Đồng Nai, luật sư Mai Long Định vẫn dành thời gian lên TP.HCM để giúp đỡ người nghèo.
Tin liên quan
“Mẹ lạnh lắm phải không?” là một câu chuyện ý nghĩa, đáng khâm phục về tình mẫu tử khiến nhiều người xúc động nghẹn ngào.
Ai cũng nghĩ, Hội An nhuốm màu cổ kính bởi phố cổ, bởi làng nghề truyền thống. Nhưng ít ai biết được, giữa lòng Hội An lại có một nơi mang vẻ đẹp rất miền Tây với rừng dừa xanh mướt mát.
Các nghiên cứu gần đây chỉ ra, trẻ mắc COVID-19 thường không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ. Vì thế nhiều bậc phụ huynh rơi vào tình trạng chủ quan...
Bài mới

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.

Tiến sĩ Bùi Hải Hưng là một trong những nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (Al), hiện đang là Viện trưởng Viện trí tuệ Nhân tạo VinAI Research. Năm 16 tuổi ông từng giành huy chương Olympic Toán quốc tế, lấy bằng tiến sĩ tại Úc năm 25 tuổi, giữ vị trí chuyên gia máy học tại Adobe Research và nghiên cứu cấp cao tại Google DeepMind.