Luật sư Đồng Nai hết lòng vì người nghèo, lặn lội đi khắp nẻo đường tặng quà cứu trợ
Dù sống và làm việc chủ yếu ở TP. Biên Hòa, Đồng Nai, luật sư Mai Long Định vẫn dành thời gian lên TP.HCM để giúp đỡ người nghèo.

Luật sư Mai Long Định thuộc Đoàn luật sư tỉnh Đồng Nai, sống và làm việc chủ yếu ở TP. Biên Hòa. Dù công việc bận rộn, anh vẫn dành thời gian lặn lội lên TP.HCM, đi khắp nẻo đường để cứu trợ người nghèo.
Hồi tháng 7 năm ngoái, TP.HCM áp dụng Chỉ thị 16 để phòng dịch, khiến nhiều người dân trong xóm lao động nghèo không khỏi hoang mang. Biết tin, anh cùng các thành viên của nhóm từ thiện Tâm Duyên đã triển khai ngay các chương trình gian hàng 0 đồng. Để đảm bảo an toàn, trước khi đi từ thiện, anh cùng các thành viên khảo sát địa bàn cẩn thận, phát phiếu nhận quà cho gia đình. Phiếu phát đến đâu, anh lại cẩn thận dặn dò bà con đến đúng giờ, bởi các ca tặng quà là khác nhau.

Luật sư Định cho biết: "Điều này giúp bà con nhận quà nhanh và ra về ngay, không tập trung đông đúc. Nhờ vậy, chương trình tặng quà giúp bà con ở các điểm tại TP.HCM của nhóm diễn ra rất thuận lợi, nhẹ nhàng". Sau đó, dịch bùng phát ở Đồng Nai, khiến cho tỉnh này tiếp tục phải áp dụng Chỉ thị 16. Ngay lập tức, luật sư Mai Long Định cùng nhóm từ thiện lại chuẩn bị quà tặng, nhu yếu phẩm để tặng cho bà con.
Được biết, ngay từ trước mùa dịch, nhóm từ thiện Tâm Duyên của anh đã thường xuyên tổ chức chương trình thiện nguyện ở Tây Nguyên. Luật sư trẻ cho hay: "Trẻ em và đồng bào ở vùng cao còn khó khăn lắm. Những đứa trẻ không có đôi dép lành lặn để đi lại, áo quần phong phanh trong mùa mưa lạnh. Vì thế, năm nào nhóm từ thiện của tôi cũng thực hiện 2 - 3 chương trình cho các em và đồng bào nơi đây".

Lần nào cũng như lần nào, anh hăng hái xung phong đi tiền trạm. Chứng kiến những khoảnh khắc khó khăn, hoàn cảnh thương tâm của trẻ em và người dân vùng cao, vị luật sư ấy không khỏi xúc động. Anh tâm sự: "Đấy là tư liệu sống động để truyền tải thông tin đến các thành viên trong nhóm, từ đó hình dung được con người, nơi chốn mà nhóm sẽ thực hiện chương trình".
Khi không tham gia được các chương trình thiện nguyện vùng xa, anh lại lặn lội lên TP.HCM, tới thăm các bệnh viện để tìm hiểu và hỗ trợ bệnh nhi. Với anh, thấy người dân vất vả, khốn khó là anh cảm thấy bứt rứt, thôi thúc phải làm điều gì đó. Luật sư Định bày tỏ: "Mình thấy việc làm được còn ít, rất khiêm tốn nhưng sức tới đâu sẽ làm tới đó. Với mình, san sẻ là để nuôi dưỡng sự yêu thương, bởi nếu mất đi tình thương giữa người với người là tự đánh mất sự an lạc, niềm hạnh phúc giữa cuộc đời này".
Theo Thanh Đông/Thanh Niên
Xem thêm: Nữ sinh trẻ đam mê làm việc tử tế: Hơn 3 năm rong ruổi khắp buôn làng để thiện nguyện
Đọc thêm
Mặc dù cuộc sống khó khăn, nghèo khổ nhưng bằng nghị lực phi thường của mình bà Thung đã cố gắng, phấn đấu hết mình để nuôi dạy các con trở thành thạc sĩ, cử nhân, để giúp ích cho xã hội.
Xót cảnh những đứa trẻ khiếm khuyết không thể đến trường, cô giáo Trương Thị Thanh Tâm (36 tuổi, Đắk Nông) đã mở một lớp học đặc biệt.
Dù nghề chính là dân chài lưới, ông Nguyễn Văn Chúc (65 tuổi, TP.HCM) vẫn có tới hơn 40 năm tìm kiếm, trục vớt cứu người nhảy cầu trên sông Sài Gòn.
Tin liên quan
Huyền Sâm là nữ diễn viên chuyên "trị" những vai bất hạnh, có hoàn cảnh éo le, nhưng ngoài đời cô lại có cuộc sống viên mãn.
“Thà thử quan tài còn hơn đi giày người khác”, đây là một câu nói khá quen thuộc ở nông thôn nhưng chứa đựng rất nhiều hàm ý không phải ai cũng hiểu được.
Không chỉ tiến hóa một cách vượt bật so với những chủng loài khác, sức mạnh của cơ thể con tiềm ẩn những điều rất thú vị mà chỉ khoa học mới có thể giải đáp gần đây.
Bài mới

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.

Tiến sĩ Bùi Hải Hưng là một trong những nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (Al), hiện đang là Viện trưởng Viện trí tuệ Nhân tạo VinAI Research. Năm 16 tuổi ông từng giành huy chương Olympic Toán quốc tế, lấy bằng tiến sĩ tại Úc năm 25 tuổi, giữ vị trí chuyên gia máy học tại Adobe Research và nghiên cứu cấp cao tại Google DeepMind.