Người đàn ông Sài Gòn hơn 40 năm dốc sức cứu người nhảy cầu: "Còn sự sống là còn hy vọng"
Dù nghề chính là dân chài lưới, ông Nguyễn Văn Chúc (65 tuổi, TP.HCM) vẫn có tới hơn 40 năm tìm kiếm, trục vớt cứu người nhảy cầu trên sông Sài Gòn.

Theo chân bố đi cứu người từ nhỏ
Ông Nguyễn Văn Chúc (65 tuổi, quận Bình Thạnh, TP.HCM) kể, cách đây vài ngày, ông tham gia trục vớt thi thể nam sinh tự tử. Hồi sáng 15/2, một người dân đi ghe trên sông Sài Gòn phát hiện thi thể người trôi trên sông, liền lập tức báo với ông Chúc. Nhận tin báo, ông nổ máy chiếc thuyền rồi chạy tới nơi phát hiện thi thể, dùng dây níu giữ thanh niên xấu số rồi kéo vào bờ. Ngay sau đó, người thân nam sinh viên cũng xuất hiện, và nhanh chóng xác nhận đây là con em của mình. Nghe tiếng gào khóc thảm thiết của người thân, ông Chúc không khỏi xót xa.

Mặc dù việc tìm kiếm, trục vớt thi thể không phải là nghề chính của ông, nhưng đến nay ông đã có hơn 40 năm kinh nghiệm. Ông kể, bố của ông là dân chài lưới, trong những lần đi đánh cá thỉnh thoảng lại phát hiện và trục vớt thi thể người chết trôi. Biết ông có tâm, mỗi khi có người mất tích, nhảy cầu, bố ông Chúc thường được người nhà nạn nhân nhờ tìm kiếm, vớt thi thể. Từ khi ông Chúc lên 8, bố ông bắt đầu dắt con theo mỗi lần đi cứu người. Hồi nhỏ, ông rất sợ mỗi khi đi với bố, ông thành thật kể rằng mình sợ ma. Lớn hơn một chút, ông không sợ nữa, vì tự hiểu rằng đó là công việc đầy tính nhân văn.

Năm 20 tuổi, ông Chúc vớt được thi thể đầu tiên, đó cũng là ngày mà ông không bao giờ quên. Hôm ấy, ông đã vượt qua những nỗi sợ vô hình. Ông chạm tay vào thi thể người xấu số bằng niềm cảm thương, lòng mong mỏi đưa họ về nơi an nghỉ. Từ ấy, không ít lần trong lúc đánh lưới, quăng chài,... ông Chúc vô tình vướng phải thi thể. Khi ấy, ông cố gắng trấn tĩnh, tìm cách cố định hoặc đưa thi thể họ vào bờ.
Dành cả đời để canh, cứu người nhảy cầu
Ông Chúc kể, ngày trước ông kiếm sống bằng nghề thả lưới, đánh chài, đặt đóm... trên sông Sài Gòn. Sau này, ông bỏ nghề chài lưới, tự nhận là "xe ôm" trên sống. Chiếc thuyền gỗ của ông vừa là phương tiện mưu sinh vừa là vật dụng để ông tìm kiếm, trục vớt xác, cứu người nhảy cầu tự tử.
Vài năm gần đây, thuyền mục nát dần, ông mới tạm thôi, dựng tạm nhà nhỏ giữa hai cây cầu Bình Lợi cũ và Bình Lợi mới để trú tạm. Đặc biệt, căn chòi nhỏ của ông không hề có vách, chỉ có tấm bạt mỏng che chắn. Ông cho biết: "Làm vậy quan sát cho dễ, xem có ai định nhảy cầu tự tử hay không rồi chạy ra cứu cho kịp".


Suốt hơn 40 năm qua, ông cứ thế gắn bó với công việc tìm, vớt thi thể không lương. Khi ai đó phát hiện thi thể người trên sông, có người chết đuối, nhảy cầu tự tử... ông Nguyễn Văn Chúc cũng là cái tên đầu tiên được thân nhân nạn nhân, chính quyền địa phương nhờ đi tìm, vớt xác. Ông kể: "Người ta ra cầu cũ tự tử nhiều lắm. Tôi không nhớ nổi đã cứu được bao nhiêu người và vớt bao nhiêu cái xác của những người nhảy từ cây cầu này rồi".
Chỉ cần thoáng thấy ai đến cầu một mình với vẻ mặt buồn bã, hay đến lúc ít người qua lại, hoặc bước hẳn ra thành cầu, ông Chúc lại hết sức cảnh giác. Ông gọi điện báo công an vì sợ người ta sẽ nhảy cầu, lại nổ sẵn máy thuyền để chuẩn bị lao ra cứu người. Giờ đây, ông nhạy bén với các trường hợp nhảy cầu tự vẫn đến nỗi "dù đêm hay ngày, nghe tiếng 'ùm' ngoài sông là lao ra cứu người liền".

Ông tâm sự: "Người ta nhảy xuống, nếu mình cứu kịp sẽ không chết. Mỗi lúc cứu được người, tôi đều hỏi nguyên nhân rồi khuyên can họ suy nghĩ lại vì sự sống là vốn quý của con người. Còn sự sống là còn hy vọng". Không ít người nghĩ quẩn là do rơi vào tình cảnh éo le, vì quá tuyệt vọng nên không nghĩ được gì, chỉ mong được kết thúc cuộc đời.
Được biết, cơ duyên từ những lần cứu người như thế đã giúp ông Chúc có thêm người con nuôi. Hồi năm 2015, ông cứu sống một cậu thanh niên quê ở Nghệ An nhảy cầu tự sát. Được cứu sống, sau đó anh này nhận ông làm bố nuôi, sau này cả gia đình còn mời ông ra Nghệ An thăm nhà. Ông kể: "Đến tận bây giờ, cháu vẫn đề nghị tôi bỏ hết cuộc sống cơ cực ở đây, ra Nghệ An sống để cháu tiện chăm lo cho tôi lúc tuổi già".
Theo Vietnamnet
Xem thêm: Chuyện "mệ Tuyết" bán hương ở Huế: Cho khách chụp ảnh miễn phí, tiền kiếm về chỉ để đi từ thiện
Đọc thêm
Thấu hiểu nỗi khổ của sinh viên lên thành phố học sau mùa dịch, chủ tiệm cắt tóc ở Sài Gòn Nguyễn Hoài Thanh đã nhường nhà cho các em ở miễn phí.
Thương xót cảnh người nghèo khó khăn, vất vả mà không đủ ăn đủ mặc, 9x Trà Vinh Trần Thanh Liêm đã dốc hết sức mình thiện nguyện nhiều năm qua.
Cái nhà quàn cũ nát trong nghĩa trang lớn nhất TP Hồ Chí Minh là nơi che mưa chắn nắng cho bà Trần Thị Nghĩa. 42 năm qua, bà Nghĩa nhận người đã mất làm cha mẹ, con nuôi và tình nguyện chăm sóc, bảo quản các phần mộ luôn sạch đẹp.
Tin liên quan
Nói vốn rất dễ, nhưng nói sao cho phải, nói sao cho đúng, nói sao cho trúng thì không phải ai cũng rành. Nếu bạn muốn thay đổi số phận, trước tiên hãy khắc cốt ghi tâm 3 đúc kết về nghệ thuật giao tiếp ngàn đời vẫn đúng của Quỷ Cốc Tử.
Phúc tới đâu hưởng tới đó, còn muốn hưởng những thứ hơn người thì phải tích cực tích đức. Bởi chỉ có tạo đức mới có thể duy trì sự an lạc, bình yên cho số mệnh.
Nghĩ rằng có thể "đón sóng" thu lời, nhiều người trẻ đã chung tay đầu tư bất động sản. Nào ngờ, thị trường cứ sôi động ở đâu, nơi họ mua thì mãi không bán được.
Bài mới

Với nam sinh Trần Xuân Đam, thành công không phải là đích đến mà là hành trình. Hoàn cảnh khó khăn đã tạo động lực, giúp em xuất sắc trở thành thủ khoa toàn quốc kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Chỉ trong vòng 3 năm (1963-1970) ở mặt trận Trị Thiên, “vua mìn” Trịnh Tố Tâm đã chỉ huy đơn vị đánh 58 trận, diệt 1.500 tên địch, phá hủy 61 xe quân sự, đánh bật 19 đoàn tàu hỏa... Riêng ông đã tiêu diệt được 272 tên địch, bắn rơi và phá hủy 3 máy bay và cực kỳ nổi tiếng với câu nói: "Tất cả chúng mày đã bị một mình tao bao vây!"

Trong bảng xếp hạng tỷ phú của Bloomberg được công bố mới đây, Bill Gates lần đầu tiên sau nhiều năm rơi khỏi top 10 người giàu nhất thế giới. Giá trị tài sản ròng của ông giảm 30%, tương đương 52 tỷ USD, sau khi Bloomberg điều chỉnh cách tính để phản ánh chính xác hơn các khoản quyên góp từ thiện khổng lồ của vị đồng sáng lập Microsoft.

Chồng hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, con trai thứ hai 18 tuổi lén mẹ đăng ký đi kháng chiến chống Mỹ và không trở về. Hơn 60 năm nay, mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Lang (Hội An, Quảng Nam cũ) vẫn ôm ấp niềm hy vọng một ngày nào đó có thể tìm được hài cốt con trai thay vào ngôi mộ gió được lập nhiều năm nay.

Giữa những trang giấy đã úa màu thời gian, 109 bức thư mà bà Vũ Thị Lui nâng niu gìn giữ chính là những mảnh hồn xưa còn sót lại của một thời đạn lửa. Mỗi con chữ đều thấm đẫm tình yêu thương, nỗi mong nhớ và cả tinh thần bất khuất của một thế hệ đã sống, đã yêu và sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Những bức thư ấy đã theo chân người lính qua rừng sâu, suối cạn, qua những năm tháng hành quân gian khổ và hôm nay, chúng vẫn còn đó như những nhân chứng thầm lặng kể lại bản anh hùng ca của một thời không thể nào quên.