Vay vốn nuôi trâu kết hợp trồng rừng, chàng trai người dân tộc thoát nghèo thu lời 200 triệu/năm
Sau nhiều năm vất vả, nay anh Hồ Minh (Quảng Bình) đã đổi đời nhờ nuôi trâu kết hợp trồng rừng, thu lời lớn khoảng vài trăm triệu/năm.

Nuôi trâu kết hợp trồng rừng
Với bà con người dân tộc Vân Kiều ở bản Lâm Ninh, xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình), anh Hồ Minh (SN 1988) là một trong những tấm gương sáng về tinh thần vượt khó thoát nghèo. Trước kia, gia đình anh vốn nghèo khó, cả nhà mấy miệng ăn đều dựa vào nương rẫy. Sau khi học hết cấp 2, vì cảnh nhà mà anh Minh bỏ học, vào TP.HCM làm công nhân.

Dù làm việc vất vả, anh vẫn chẳng có đồng ra đồng vào, nên quyết định quay về quê nhà. Anh nhớ lại: "Tôi học ít, kiến thức không có nên đi làm không ăn thua, làm mấy năm trời mà dành dụm cũng chẳng được bao nhiêu. Sau đó, tôi nghĩ là chỉ có về quê. Có sức khỏe, có đất rẫy thì về chăn nuôi, trồng trọt mà thoát nghèo sẽ tốt hơn".
Ban đầu, trong tay anh chỉ có khoảng 400.000 đồng, chẳng đủ tiền để làm gì. Nào ngờ, đang loay hoay thì vận may trên trời rơi xuống, anh tiếp cận với nguồn vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội, Chi nhánh tỉnh Quảng Bình. Năm 2011, chính quyền xã kết hợp với ngân hàng chính sách tạo điều kiện cho anh Hồ Minh làm thủ tục vay 50 triệu đồng để khởi nghiệp.
Với số tiền đó, anh quyết định kết hợp nuôi trâu với trồng vườn keo. Anh kể: "Vay được vốn rồi tôi cũng đi học hỏi, tư vấn từ những người có kinh nghiệm xem nuôi con gì để hạn chế rủi ro. Có tiền vốn thì tôi mới mua được keo giống về trồng, mua được trâu thả vào rừng. Thời điểm đó để mua được 10 con trâu là tôi còn phải năn nỉ người trong bản bán thiếu rồi trả dần chứ làm gì đủ tiền".

Để có thêm tiền sinh sống và cả trả nợ, chàng trai người dân tộc ấy còn lăn lội làm thêm đủ thứ. Sau 4 năm, đàn trâu nhà anh nuôi bắt đầu sinh sản được, gia tăng số lượng qua từng năm. Sau vài lứa trâu con, anh dùng số tiền lãi để đào ao rộng 60 m2 và thả 1.000 con cá trắm, cá mè, cá rô phi, đầu tư mua thêm dê về nuôi.
Sau vụ trồng keo thứ 2, anh Minh thu về gần 500 triệu đồng. Số tiền ấy, anh trả vốn vay chính sách, trả nợ mua trâu, xây lại nhà. Chưa kể, anh còn dư thêm tiền để xây dựng cho vợ một cửa hàng tạp hóa nhỏ. Nỗ lực làm ăn nhiều năm liền, đến năm 2018 anh chính thức thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Hiện tại, mô hình chăn nuôi kết hợp trồng rừng đem lại cho anh Hồ Minh thu nhập khá. 8x Quảng Bình cho biết, anh có 20 con trâu, mỗi năm bán 3 con đã lãi tới 100 triệu đồng. Lại còn có thêm đàn dê khoảng 30 con, mỗi năm thu lời 30 triệu đồng. Sắp tới, đàn cá đủ loại anh nuôi cũng đến lúc thu hoạch, dự tính sẽ đem bán khoảng 1.000 con.

Ông Trần Đại Nghĩa - Chủ tịch Hội Nông dân xã Trường Xuân đánh giá: "Mô hình chăn nuôi kết hợp trồng rừng của anh Minh rất đáng để người dân học tập để thoát nghèo. Anh cũng là tấm gương tiêu biểu trong việc thay đổi tư duy của đồng bào dân tộc trong việc phát triển kinh tế".
Cách nuôi trâu năng suất cao
Về chuồng nuôi: Người nuôi cần đảm bảo chuồng nuôi trâu ấm áp vào mùa đông, thoáng mát vào mùa hè, cao ráo, chắc chắn. Phải xây cách xa nhà ở và khu dân cư, tránh xa nguồn nước sinh hoạt. Nền chuồng cần cao hơn mặt đất từ 20-30cm, nếu làm bằng xi măng thì phải đảm bảo có độ nhám để trâu dễ đi lại. Nóc chuồng cao khoảng 3m, có mái lợp để tránh mưa tạt.

Thời gian mang thai của trâu là khoảng 320-325 ngày. Từ khi mới mang thai đến tháng thư s8, cho trâu cái ăn thức ăn thô xanh, trước khi đẻ 2-3 tháng thì cho ăn kết hợp với thức ăn tinh như cám, bắp, lúa nghiền. Ở tháng đầu và cuối thai kì, không nên để trâu làm việc nặng nhọc, khi gần đẻ nên nuôi riêng để tiện chăm sóc.
Vào giai đoạn nuôi con non cần cho trâu cái ăn nhiều, bên cạnh chăn thả phải thêm thức ăn xanh và thức ăn tinh. Chăn thả trâu mẹ từ gần tới xa để nghé con quen dần, luôn để nghé con được bú sữa mẹ. Trâu có thể bán lấy thịt khi đạt 2-3 tuổi, trước khi giết thịt cần 2-3 tháng vỗ béo để tăng chất lượng thịt.
Người nông dân cần lưu ý vệ sinh chuồng trại, máng ăn uống sạch sẽ mỗi ngày, tiêu độc, khử trùng định kì. Để ý nguồn thức ăn và nước uống, đảm bảo không bị nhiễm độc, nhiễm bẩn, thường xuyên tắm chải cho trâu.
Theo Dân Trí, TTKN Lâm Đồng
Xem thêm: Chuyển sang nuôi chim trĩ sau nhiều lần thất bại, 9x Gia Lai thu chục triệu/tháng
Đọc thêm
Nhờ sự hỗ trợ của chính quyền, nông dân Gia Lai mày mò chuyển sang nuôi cá thác lác, sau 1 năm mỗi hộ thu lãi 150 triệu đồng/vụ.
Bỏ việc thiết kế để khởi nghiệp nuôi ếch, từ số vốn chỉ 5 triệu đồng, đến nay anh Nguyễn Văn Kết (Hà Nội) đã xây dựng được cơ ngơi tiền tỷ.
Cảm thấy cuộc sống thành thị bế tắc, Phú Quí rời Sài Gòn về Tây Ninh trồng rau nuôi gà, thu nhập chỉ còn 1/10 vẫn sống hạnh phúc.
Tin liên quan
Tại cơ quan điều tra, "dì ghẻ" Quỳnh Trang thừa nhận có hành vi hành hung cháu V.A. bằng roi mây và cây gỗ tròn dài cả mét. Thậm chí Quỳnh Trang còn dùng chân đá nạn nhân...
“Người mẹ 80 tuổi chủ động xin vào viện dưỡng lão” là câu chuyện về nỗi lòng của những người làm cha mẹ ở đời. nhất là những người chỉ có một con khiến nhiều người đau lòng, xót xa.
Hiện tại có rất nhiều thông tin cho rằng NSND Công Lý có tham gia Táo quân 2022, song phía nam nghệ sĩ lại đưa ra tin tức mới, đó là gì?
Bài mới

Tuổi thơ nhọc nhằn đã giúp vị triệu phú này có góc nhìn đa chiều về tiền bạc và tự xây dựng được những nguyên tắc làm giàu cho riêng mình.