Cách người trẻ sinh tồn khi đi du lịch bị mắc kẹt vì dịch bệnh

Không thể trở về thành phố khi chưa hết lệnh giãn cách, những người trẻ đang "mắc kẹt" trên núi đã tạo ra cuộc sống rất "chill" cho riêng mình để đợi ngày trở về.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Làn sóng dịch COVID-19 thứ 4 bùng phát khiến Sài Gòn, Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác buộc phải thực hiện Chỉ thị 16 - giãn cách xã hội để phòng chống dịch. Và điều này khiến cho các bạn trẻ đi du lịch trên núi không thể về lại thành phố. Và cách của họ là tập sống hòa mình với thiên nhiên, tự tạo ra 1 cuộc sống "chill" đáng nhớ trong đời.

Chàng trai kẹt ở Tà Xùa hơn nửa tháng vì dịch

Ngày 15/7, chàng trai 29 tuổi Phạm Hoàng Chất "lên đồ" để lên đường đến đi cắm trại trên đỉnh Tà Xùa với thời gian khoảng 3 - 4 ngày. Tuy nhiên, khi chưa kịp trở về thì anh tin Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 17 từ 6h ngày 23/7. 

Được biết, trong mọi chuyến đi cắm trại dù là ngắn ngày hay dài ngày, anh chàng này đều mang đủ vật dụng quan trọng như lều, tấm tarp chống mưa nắng, túi ngủ, gối hơi, võng, bàn ghế dã ngoại, bộ nồi, dao, dĩa, đèn chiếu sáng, đèn trang trí, sạc dự phòng loại 120.000 mAh có thể nạp điện thoại và đèn tích điện đủ dùng trong khoảng 20 ngày. Song đây là lần duy nhất anh không lường tới là trong balo chỉ có 3 bộ quần áo, 1 khăn tắm và chút đồ dùng cá nhân. Thực phẩm anh tranh thủ mua của người dân ở bản.

Khi ở Hà Nội anh vốn là người bận rộn nhưng nửa tháng nay, mọi chuyện diễn ra hoàn toàn khác. Anh không buồn mà thậm chí còn rất lạc quan, vui vẻ.

cach-nguoi-tre-sinh-ton-khi-di-du-lich-bi-mac-ket-vi-dich-benh-9

“Mình chọn chỗ cắm trại có view đẹp nhất khu nên ở lâu cũng không thấy chán, chỉ là đôi khi có chút nhớ nhà, nhớ việc. Mỗi ngày, mình thường dành 4-5 tiếng đọc sách. Lúc khác, mình ngồi ngắm cảnh, nghe nhạc”, anh kể.

Điều khiến anh cảm thấy bất ngờ trong chuyến đi này là anh tăng gần 4kg. Chàng trai cho rằng, tinh thần thoải mái, không khí trong lành đã giúp anh khỏe mạnh hơn. 

Vốn là người thích "dịch chuyển" nên cứ cách 1 - 2 tháng anh lại xách balo lên và đi. Anh thường đồng hành với nhóm bạn hoặc đi với người thân có chung đam mê. Hầu hết mọi nẻo đường Tây Bắc anh đều có kỷ niệm. 

6 năm qua, Hoàng Công không nhớ hết những nơi mình ghé thăm. Có địa điểm đẹp, anh quay lại gần 20 lần. Chàng trai này còn mê chụp ảnh, quay video về vùng cao.

cach-nguoi-tre-sinh-ton-khi-di-du-lich-bi-mac-ket-vi-dich-benh

Vốn thích thử thách và trải nghiệm điều mới mẻ nên khi biết tin Hà Nội giãn cách thêm 15 ngày, Hoàng Công quyết định tiếp tục ở lại trên núi. Anh coi đây là chuyến đi cắm trại để đời mà sau này có thể kể cho bạn bè, gia đình nghe.

“Những khoảnh khắc đáng giá như vậy dù có nhiều tiền cũng không thể mua được”, anh nói.

4 người kẹt ở núi Dinh 1,5 tháng vì dịch

“Sáng dạo quanh rừng nghe chim hót, suối chảy. Chiều tản bộ và nghe tiếng mưa dông”, đó là đôi lời mô tả về cuộc sống tránh dịch trên núi Dinh (Bà Rịa - Vũng Tàu) của anh Nguyễn Huy (33 tuổi), hướng dẫn viên du lịch, trong 1,5 tháng qua.

Anh Huy cho biết, cuối tháng 5/2021, sau khi dẫn đoàn khách từ TP Hồ Chí Minh đi trekking, cắm trại ở xã Trị An (tỉnh Đồng Nai), anh quyết định ở lại đây thêm 1 tuần. Sau đó, anh cùng 3 người bạn tiếp tục đi cắm trại ở rừng Ninh Thuận (Lâm Đồng) đến hết tháng 6.

cach-nguoi-tre-sinh-ton-khi-di-du-lich-bi-mac-ket-vi-dich-benh-7
Vì bị mắc kẹt do dịch nên nhóm anh Huy tự làm lán, tìm kiếm lương thực trong rừng

Đầu tháng 7, anh Huy định trở về nhà ở Sài Gòn thì dịch bùng phát rồi giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Bạn anh nhắn tin báo rằng phường nơi anh ở bị cách ly vì xuất hiện nhiều F0. Nhóm của anh quyết định di chuyển tới núi Dinh để tránh dịch và ở cho đến nay. 

Ở núi Dinh, nhóm của anh Huy làm lán tạm. Sau đó viết lên tấm biển đánh dấu bị mắc kẹt. Nhằm hạn chế tiếp xúc với người lạ, họ chọn địa điểm khá sâu trong rừng. Nơi đặt lán gần nguồn nước để tiện sinh hoạt.

Trong 2 tuần đầu, cứ 2 - 3 ngày, nhóm của anh Huy lại thay nhau xuống núi mua thực phẩm. Tuy nhiên, từ ngày 17/7, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giãn cách xã hội nên họ phải vào rừng lấy măng, hái nấm, bắt cua để cải thiện bữa ăn. 

“Nhóm mình đều có kinh nghiệm cắm trại nên mang đầy đủ bạt che mưa, lều, đồ nấu bếp, quần áo. Điều khó khăn là mọi việc ăn uống, ngủ nghỉ phải chủ động. Trong rừng hay có mưa và gió lớn nên địa điểm hạ trại cũng phải tìm nơi không có cây khô, tránh xa chỗ ẩm ướt”, anh nói.

Trong thời gian mắc kẹt ở đây, mọi người trong nhóm đều tăng cân. Sau 15 ngày, nhóm gặp cán bộ kiểm lâm và được khuyên xuống núi khai báo y tế. Sau đó, họ được giới thiệu đến chùa cách điểm cắm trại khoảng 3km. 

cach-nguoi-tre-sinh-ton-khi-di-du-lich-bi-mac-ket-vi-dich-benh-5
Bữa ăn ở chùa của nhóm anh Huy

“Các sư thầy sẵn lòng cho nhóm mình ở lại tịnh xá, hàng ngày phụ giúp công việc bếp núc. Thời gian này, Phật tử không lui tới nên mọi người không lo lắng về Covid-19”, anh Huy kể.

Hàng ngày, cả nhóm thức dậy sớm, vào bếp nấu nước. Tới trưa và chiều, họ theo các thầy vào rừng hái măng, nấm để làm đồ ăn. Ở tịnh xá có gạo và các món chay khác nên bữa ăn của nhóm cũng thêm đa dạng, đủ dinh dưỡng.

Theo anh Huy đây là khoảng thời gian tạm nghỉ, sống chậm lại để học thêm kỹ năng mới cho công việc hướng dẫn viên trekking, cắm trại sau này.

cach-nguoi-tre-sinh-ton-khi-di-du-lich-bi-mac-ket-vi-dich-benh-4
Anh Huy và người bạn động hành

“Hiện tại điều mình mong nhất là Sài Gòn dập hết dịch để cuộc sống của mọi người được trở lại như xưa. Mình cũng được trở về với công việc tour guide, hàng tuần dẫn khách đi trekking và camping ở những địa điểm đẹp. Hy vọng sớm hết dịch để tháng 10 này mình có thể chinh phục ngọn núi hùng vĩ kết hợp ngắm mùa lúa chín ở Tây Bắc”, anh Huy chia sẻ.

Xem thêm: Giải mã sức hút nhà ga xe lửa Đà Lạt: Sở hữu kiến trúc cổ, độc lạ khiến giới trẻ mê mệt

Đọc thêm

Tên hòn đảo Barsa-Kelmes dịch theo tiếng Kazakhstan có nghĩa là “vùng đất một đi không trở lại”. Nơi đây tồn tại nhiều bí ẩn đáng sợ không lời giải đáp.

Bí ẩn kỳ dị về hòn đảo 'một đi không trở lại': Nơi trú ngụ của các sinh vật khổng lồ ngoài hành tinh?
0 Bình luận

Tà Xùa là một địa điểm săn mây vô cùng lý tưởng cho dân phượt. Không ít người đã phải choáng ngợp trước khung cảnh mây trời quá đẹp nơi đây.

Chiêm ngưỡng loạt ảnh ‘săn mây’ Tà Xùa: Điểm check in lý tưởng cho các tín đồ thích xê dịch
0 Bình luận

Trái Đất vô cùng rộng lớn, có nhiều địa điểm sở hữu phong cảnh độc lạ, đẹp mê hồn nhưng vẫn chưa được khám phá.

Khám phá 7 vùng đất bí ẩn nơi 'tận cùng Trái Đất', có nơi con người chưa từng đặt chân tới
0 Bình luận


Bài mới

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Đề xuất