Bất ngờ với ý tưởng biến dầu ăn thừa trong nhà thành xà phòng của bà mẹ Hà Nội

Trăn trở với các sản phẩm từ tự nhiên, chị Phạm Thị Hậu (36 tuổi, Hà Nội) phát động dự án hướng dẫn và nhận dầu mỡ thừa để trả lại xà phòng cho cộng đồng.

Minh Hằng
Minh Hằng 14/10
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Hai tháng trước, chị Phạm Minh Hậu ở quận Ba Đình, Hà Nội chế tạo thành công mẻ xà phòng đầu tiên để tẩy rửa nhà bếp, bát đĩa... từ dầu thừa của gia đình.

Là người nấu ăn, rửa bát hằng ngày, chị Hậu nhận thấy số dầu thừa thải ra từ các món chiên, rán khá nhiều. Nếu đổ nó xuống cống thì dễ gây ra tắc cống, lâu ngày gây hại cho môi trường. Là một người lâu nay thực hành theo lối sống thuận tự nhiên, chị nghĩ ngay đến việc tái chế dầu thừa. 

Tự bỏ tiền theo học các khóa học nâng cao về xà phòng cộng với tự mày mò học hỏi, chị cho ra đời những sản phẩm đầu tiên phục vụ nhu cầu của chính gia đình mình. Chị nhận thấy những sản phẩm xà phòng mình làm ra vừa an toàn cho người sử dụng, vừa thân thiện với môi trường, nên nếu chỉ một mình mình biết thì rất phí.

Nghĩ là làm, bà mẹ hai con nảy ra ý tưởng lan tỏa thói quen này tới cộng đồng, đặc biệt là ở quy mô nhỏ trong gia đình. Một vài người làm có thể không nhìn thấy sự thay đổi, nhưng nhiều người cùng làm thì rất có thể sẽ có những tác động đáng kể tới môi trường. Dự án Tái chế dầu thừa được ra đời từ suy nghĩ đó.

Khi khoe thành quả trên trang cá nhân, chị nhận được sự quan tâm từ bạn bè, xin chia sẻ công thức. Ý tưởng về dự án tái chế dầu thừa hình thành.

"Tôi làm chỉ để dùng trong gia đình, nhưng nhiều gia đình cùng làm sẽ có hiệu quả lớn tới môi trường", chị Hậu, 36 tuổi, nói về ý nghĩa của dự án. Theo chị, tái chế dầu thừa vừa giảm ô nhiễm, giảm tác hại hoá chất tẩy rửa độc hại, lại tiết kiệm chi phí.

Bien-dau-an-thua-thanh-xa-phong-1

Để sản xuất xà phòng từ dầu ăn thừa, chị lọc bỏ cặn, tạp chất, sau đó dùng các nguyên liệu như nước cất, NaOH (xút), các loại tinh dầu theo ý thích tạo mùi thơm và át mùi dầu mỡ cũ. Xà phòng được làm theo đúng quy trình, sau hai tiếng sẽ hoàn thành một mẻ. Để đảm bảo không dư xút gây hại da tay, cần phơi xà phòng nơi khô ráo, thoáng mát 30-40 ngày. Nhưng nếu chỉ cọ rửa nhà vệ sinh, có thể dùng luôn vào ngày hôm sau.

Theo tiến sĩ Hà Thị Hải Yến, giảng viên Hóa trường Đại học Nha Trang, việc chế biến dầu ăn thừa thành xà phòng đã được nhiều nước tiên tiến thực hiện từ lâu. Nếu thải ra môi trường, dầu thường nổi lên bề mặt, gây tắc nghẽn cống rãnh. Từ năm 2010, ở TP Barcelona, Tây Ban Nha, chính quyền còn phân phát miễn phí một dụng cụ có tên là "OliPots" nhằm khuyến khích người dân giữ lại dầu ăn đã qua sử dụng để thu hồi và tận dụng làm nguyên liệu sản xuất xà phòng, diezel sinh học, sơn... đồng thời giúp ngăn chặn tình trạng ô nhiễm nguồn nước.

Theo bà Yến, có người lo ngại dầu ăn thừa tồn dư nhiều chất độc hại nhưng thực chất những chất đó đã bay hơi khi chiên rán. Thành phần còn lại đa số chỉ là chất béo và vụn thức ăn, có thể lọc qua trước khi chế biến xà phòng.

Chị Hậu cho biết, với nguyên liệu một kg dầu ăn, cộng thêm phụ liệu sẽ thu được 1,5 kg xà phòng, tương đương 15 bánh, mỗi bánh 100 g. Mỗi lần giặt giũ, cọ rửa, người dùng cần ngâm vào nước thành dạng lỏng. Chi phí sản xuất 1,5 kg xà phòng từ 100.000 đ đến 200.00 đồng, tùy cách chọn nguyên liệu.

"Dầu ăn thừa thường lẫn mùi tanh của thức ăn, nên xà phòng tái chế không nên dùng để tắm hay dưỡng da. Có thể ngâm cùng cà phê một ngày rồi lọc lại trước khi làm, dầu sẽ có mùi dễ chịu hơn", chị hướng dẫn thêm.

Để ai cũng có thể thực hiện tại nhà, chị Hậu làm video chia sẻ công thức và các bước thao tác. Với những người bận rộn không thể tự làm, dự án của chị có thể thu gom, tái chế và chuyển sản phẩm tới tay người cần sau 1-2 tuần.

Ngoài tiền vận chuyển, người gửi dầu ăn tới không chịu thêm bất kỳ chi phí nào, tất cả đều do chị chi trả. "Trước dịch, tôi mở một quán trà. Trong quán có hộp mang tên "Hộp Hy vọng", khách đến trả tiền bằng sự hài lòng. Giờ số tiền này dùng làm kinh phí thực hiện dự án", cô nói.

Do dịch Covid-19 kéo dài, việc vận chuyển bị đình trệ, không thể gửi dầu ra ngoài Hà Nội. Để tránh quá tải, đảm bảo an toàn cháy nổ, Hậu thành lập các điểm thu nhận và tái chế ở từng khu vực, gọi là trạm tái chế vệ tinh. Các đầu mối này được chia sẻ lại kiến thức để hướng dẫn lại cho người khác, đồng thời tiếp nhận dầu thừa mang về tái chế và cho ra thành phẩm.

Bien-dau-an-thua-thanh-xa-phong-2

Cũng là một người yêu thích các sản phẩm chiết xuất từ nguyên liệu tự nhiên, chị Đặng Thị Việt Hà (28 tuổi, Đà Nẵng) bắt đầu làm xà phòng từ dầu thừa khoảng 1 tháng nay. Những sản phẩm của chị khi đăng lên trang cá nhân và hội nhóm tái chế nhận được nhiều lời khen ngợi của mọi người.

Là giáo viên Hóa học, chị Hà cho biết chị làm xà phòng chỉ xuất phát từ nhu cầu cá nhân. Bởi vì luôn khuyến khích học sinh của mình ứng dụng kiến thức vào cuộc sống nên đây cũng là một cách để chị chứng minh rằng kiến thức học thuật luôn có ích trong thực tiễn.

Bien-dau-an-thua-thanh-xa-phong-3
Thành quả là những bánh xà phòng chế biến từ dầu thừa của chị Việt Hà

Tuy nhiên, khi nhận được nhiều ủng hộ cùng với sự khuyến khích từ Hậu, chị Hà cũng mong muốn lan tỏa hoạt động này tới nhiều người hơn.

“Hiện tại, mình cũng mới chỉ chia sẻ trên các hội nhóm, kêu gọi mọi người tham gia cùng. Còn nếu để làm lâu dài, có lẽ mình sẽ cần người hỗ trợ. Nếu mọi người có hứng thú với hoạt động này, có thể mình sẽ tổ chức thu nhận và làm xà phòng định kỳ vào một ngày nào đó. Đó cũng là cách để tránh tích trữ nhiều dầu thừa trong nhà, dễ gây mất an toàn”, chị Hà tâm sự.

Còn với Hậu, cô cho biết, nếu dự án phát triển thành công, đây sẽ là một niềm vui lớn với cô khi được đóng góp kiến thức của mình cho cộng đồng.

“Tình trạng nước thải nhiễm dầu mỡ đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ. Tại các thành phố lớn, tình trạng này càng nghiêm trọng hơn, đặc biệt trong giai đoạn này, khi các gia đình ở nhà và có nhiều thời gian nấu nướng. Tái chế dầu thừa vừa giảm ô nhiễm, giảm thiểu tác hại của hoá chất tẩy rửa độc hại ra môi trường, vừa tiết kiệm chi phí sinh hoạt cho gia đình”, Hậu nói.

Đọc thêm:  Tết Dương lịch năm 2022 được nghỉ mấy ngày?


Bài mới

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Đề xuất