"Bà đồng nát" xương thủy tinh Ngọc Tâm và triết lý "sống sâu" hơn sống lâu

Ngọc Tâm quan niệm "tôi không quan trọng việc mình sống được bao lâu, quan trọng là sống sâu và ý nghĩa như thế nào. Buồn hay vui cũng phải sống, tại sao không lạc quan".

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Một số thành tích của Nguyễn Thị Ngọc Tâm:

- Top 5 nhân vật được vinh danh "Sống Đẹp" do báo Thanh Niên tổ chức.

- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Lao Động, Thương Binh Và Xã Hội: "Đã có thành tích xuất sắc vượt khó vươn lên trong học tập, lao động giai đoạn 2016 — 2020".

- Là 1 trong 64 gương thanh niên khuyết tật tiêu biểu của chương trình "Toả sáng nghị lực Việt" 2020 (Bằng khen của Ủy ban Trung ương Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam).

- Là 1 trong 10 cá nhân nhận Giải thưởng Tình nguyện Quốc gia 2020 (Bằng khen của Ban chấp hành trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh).

- Thành tích xuất sắc trong công tác khuyến học, khuyến tài của Hội khuyến học huyện Ý Yên (2 năm liền) và tỉnh Nam Định.

- Giải thưởng Thanh niên kiến tạo năm 2019; Giải khuyến khích cuộc thi viết Tôi Tình Nguyện 2019 của Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam.

- Giấy khen của Chủ tịch UBND huyện Ý Yên: "Đã có nhiều thành tích trong công tác Hội người khuyết tật giai đoạn 5 năm".

- Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định: "Đã có thành tích xuất sắc tiêu biểu trong phong trào thị đua, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2015 - 2020".

- Danh hiệu thanh niên tiêu biểu nhiệm kỳ 2017-2022 tỉnh Nam Định.

"Mạnh mẽ không phải tự nhiên có, mà do vượt khó tạo nên”

Chị Nguyễn Thị Ngọc Tâm (trú tại huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định) từng được bác sĩ chẩn đoán "chỉ sống được đến 30 tuổi". Nguyên nhân là do mắc bệnh xương thủy tinh.

Thế nhưng, hiện nay chị Ngọc Tâm đã bước sang tuổi 32, tiến qua cái ngưỡng "thượng thọ" mà bác sĩ từng chẩn đoán. Chị Tâm đang sống với cơ thể chưa đầy 15kg cùng với rất nhiều bạn bè "xấu" mang tên bệnh tật.

Nói về căn bệnh của mình, chị Ngọc Tâm kể rất bình thản và thậm chí là đầy hào hứng: "Nói về xương thủy tinh chắc ai cũng biết nó đáng sợ thế nào? Số lần gãy xương nhiều gấp mấy lần số tuổi thọ. Lục phủ ngũ tạng cũng vì thế mà hỏng cả. Thế nhưng, hỏng là việc của nó, còn cố gắng nỗ lực là việc của mình".

Chị Tâm vẫn nhớ như in, cách đây khoảng 2 - 3 năm, từng bị trượt khỏi ghế. Chiếc xương đùi bên phải bị gãy khiến chị phải nhập viện bó bột 2 tháng. Có lần vừa bó bột xong đang ra về thì lại gãy tiếp. Một lần khác, chị đang ngồi trên sàn nhà,vừa đưa tay ra trước lấy đồ thì xương gãy. Nhiều lúc, bị gãy mà chị chẳng hiểu tại sao nó gãy.

Ba-dong-nat-xuong-thuy-tinh-Ngoc-Tam-va-triet-ly-song-sau-hon-song-lau-8
Chị Ngọc Tâm luôn lạc quan, vui vẻ trước nghịch cảnh

“Người bình thường đứt tay một chút là kêu đau, nhưng tôi không muốn kêu. Chẳng phải tôi không biết đau là gì, mà vì nó đau quá nhiều nên chai sạn. Đôi lúc tôi tự nhủ: mạnh mẽ không phải tự nhiên có, mà do vượt khó tạo nên”, Ngọc Tâm chia sẻ.

Việc bị gãy xương với chị Ngọc Tâm xảy ra "như cơm bữa", vì thế, từ nhỏ chị đã học được cách đương đâu với nó. Chị coi những khác biệt của bản thân như điểm đặc biệt mà tạo hóa ban cho mình. Ngay cả những lúc yếu đuối nhất, chị cũng bình thản nói: "Tất cả đều vượt qua được, nó khiến mình mạnh mẽ và biết trân quý cuộc sống hơn".

Nhờ những suy nghĩ tích cực đó mà chị Ngọc Tâm hấy cuộc sống của mình nhẹ nhàng hơn. Chị luôn tìm cách biến khó khăn thành hạnh phúc. Chị làm thơ, dạy học, tham gia các hoạt động xã hội... ngay cả khi "thần chết" chĩa lưỡi hái về phía mình.

“Tôi không quan trọng việc mình sống được bao lâu, quan trọng là sống sâu và ý nghĩa như thế nào. Buồn hay vui thì cũng phải sống, tại sao không lạc quan lên”, cô nói.

Biến mình thành "bà đồng nát" hạnh phúc

"Vứt xó" bệnh tật sang một bên, chị Ngọc Tâm sống hết mình với công việc xã hội. Chị duy trì lớp dạy học kèm miễn phí cho học sinh cấp 1, cấp 2 (suốt từ 2004 đến nay). Bên cạnh đó, chi còn hoạt động với vai trò Ủy viên Ban thường vụ Hội người khuyết tật tỉnh Nam Định; Chủ nhiệm CLB Thanh niên khuyết tật của tỉnh. 

Tuy có cơ thể nhỏ bé như cái kẹo nhưng chị Ngọc Tâm "ôm" rất nhiều việc. Việc nối việc nhiều đến nỗi chị tự gọi mình là "bà đồng nát". Việc gì chị cũng muốn đặt bàn tay, trí óc của mình vào làm.

Chị Ngọc Tâm cho biết, bản thân cố gắng làm mỗi ngày, thậm chí khung giờ làm việc cũng gắt gao như nhân viên nhà nước. Những ngày trong tuần, chị làm ở Hội từ 7h sáng đến 11h30, buổi chiều từ 2h đến 5h30, có hôm chị tự học thêm đến 10 - 11h đêm. Ngày cuối tuần, chị dạy các em học sinh lớp "5 không": Không phấn, không bảng, không bục giảng, không giáo án, không học phí.

Ba-dong-nat-xuong-thuy-tinh-Ngoc-Tam-va-triet-ly-song-sau-hon-song-lau-6
Lớp học "5 không" của chị Ngọc Tâm

“Mình nghĩ con người nếu muốn cuộc sống tốt hơn, trưởng thành hơn thì phải có mục tiêu, mục đích và có hướng đi cụ thể. Kỷ luật là sức mạnh. Mình phải nghiêm khắc với bản thân trước thì mới có thể làm cái khác lớn hơn.

Nếu hôm nay chỉ làm 2 tiếng, mai 1 tiếng thì sẽ không đến đích nhanh được bằng người làm việc 8-9 tiếng/ngày. Có thể mọi người còn nhiều thời gian để trì hoãn nhưng thời gian của tôi chỉ có hạn thôi, tôi không dám lãng phí”, chị Tâm nói.

Phần lớn thời gian chị Ngọc Tâm dành cho công việc và cộng đồng. Chính những đóng góp từ tâm này mà chị được mọi người rất yêu quý. Chị kể, bản thân yêu rất nhiều người và cũng có rất nhiều người yêu mình. Đó là ông bà, bố mẹ, các em học sinh và bạn bè. Họ là những người cho chị niềm hạnh phúc. 

“Hạnh phúc không có định nghĩa rõ ràng hay chi tiết như công thức toán học. Đó chỉ là những điều nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống. Các em học sinh tiến bộ cũng là hạnh phúc của mình. Thấy bố mẹ mạnh khỏe, cả gia đình quây quần bên nhau ăn bữa cơm tối cũng là hạnh phúc vì không phải ai cũng được như vậy. Đơn giản nhất, việc được sinh ra và sống trên đời này cũng là một điều may mắn và hạnh phúc. Tất cả do cách nghĩ của mình thôi”, cô gái xương thủy tinh chia sẻ.

Ở cái tuổi 32 cũng có người hỏi chị về hạnh phúc lửa đôi. Những lúc như thế, chị nói, đó là điều xa vời. Chị cũng chưa bao giờ đặt nó làm tiêu chí ưu tiên hàng đầu trong cuộc sống. Chị Tâm cho rằng, nếu cứ mải đi tìm hạnh phúc ở nơi xa thì sẽ đánh mất hiệ tại và những điều tích cực. 

“Tôi thấy một hay hai mình cũng được, miễn ta sống tử tế và hạnh phúc. Nếu hai mình mà không hạnh phúc thì một mình sẽ tốt hơn. Tôi biết cuộc sống của mình có thể chấm dứt bất cứ lúc nào nên tôi muốn dành những ngày mình còn sống để làm điều có ích, ít nhất là cho mọi người xung quanh, cho các em học sinh và cộng đồng người khuyết tật. Có những việc nếu hôm nay không làm thì chưa chắc ngày mai sẽ làm được”, Tâm chia sẻ và cho biết phần lớn mọi hoạt động của cô đều nhờ sự hỗ trợ của cha mẹ.

Bố mẹ là hậu phương vững chắc

Để làm được những việc ý nghĩa như hôm nay, chị Ngọc Tâm biết ơn bố mẹ rất nhiều. Chị cho biết, trước đây bố mẹ cùng công tác tại một trường cao đẳng ở Nam Định. Sau khi sinh chị, mẹ phải tạm dừng công việc, trở về làm "một người nông dân thực thụ", dành thời gian chăm sóc con cái.

Gia đình không khá giả mất nhưng mỗi dự định của chị, bố mẹ đều ủng hộ hết sức. "Nếu con thấy đủ sức khỏe và thực sự muốn làm thì bố mẹ sẽ hỗ trợ”, bố cô nói. Tâm kể, khi lớp học “5 Không” đón học sinh, bố mẹ cô trở thành “nhà tài trợ lớn nhất”.

Ba-dong-nat-xuong-thuy-tinh-Ngoc-Tam-va-triet-ly-song-sau-hon-song-lau-4
Mẹ luôn đồng hành trên mọi hành trình của con gái

“Bố mẹ tôi chưa bao giờ đong đếm hay tính toán số tiền đã bỏ ra cho lớp học suốt 18 năm qua. Có thể vì suy nghĩ hiện đại nên cả hai người đều nhiệt tình hỗ trợ, từ kê bàn ghế đến những món quà nhỏ cho học sinh mỗi dịp kết thúc năm học”, chị Tâm cho hay.

Mẹ là người đồng hành với chị Tâm trong mọi chuyến đi từ Bắc vào Nam để tham gia các hoạt động xã hội. Nếu không có mẹ, chị cũng không có cơ hội tham gia các buổi tập huấn nâng cao năng lực hay các buổi truyền cảm hứng cho học sinh khuyết tật.

“Bố mẹ hy sinh cả cuộc đời vì tôi. Họ cố gắng chăm sóc, nâng đỡ một người con bệnh tật. Đó là động lực để tôi nỗ lực vươn lên. Nếu cứ bi lụy hay nghĩ tiêu cực thì sẽ làm phí hoài công sức của mọi người”, chị Tâm nói.

Ba-dong-nat-xuong-thuy-tinh-Ngoc-Tam-va-triet-ly-song-sau-hon-song-lau-2

Những đêm thức khuya, Tâm nghĩ về ngày tháng cùng bố mẹ vượt qua khó khăn. Cô viết những vần thơ đầy cảm xúc về cha mẹ, về lớp học và về cuộc đời. Nhiều bài trong số đó được phổ thành bài hát, như bài “Mẹ của tôi”, “Lớp học của tôi”, do nhạc sĩ Trần Viết Bính, người phổ nhạc bài hát “Hạt gạo làng ta”, và một số nhạc sĩ khác thực hiện.

Xem thêm: Chị Lê Thanh Nam và hành trình hơn 20 năm hiến máu: Mỗi người sẽ chọn 1 cách riêng để làm việc thiện, của tôi là hiến máu

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Chẳng có nhà đẹp, xe sang hay sự nghiệp thành công rực rỡ, nhưng anh Hoàng Hoa Trung vẫn vô cùng tự hào bởi những hoạt động thiện nguyện giúp trẻ vùng cao.

Tấm lòng nhân ái của chàng trai sáng lập hệ sinh thái Nuôi Em, giúp 60.000 trẻ nhỏ vùng cao có cơm trưa ấm bụng
0 Bình luận

Gần 10 năm qua, nhóm bạn trẻ đầy nhiệt huyết này ở Hà Nội cứ cùng nhau đi làm từ thiện ban đêm, với thông điệp "hãy từ thiện đúng nơi, đúng người".

Nhóm bạn trẻ nhiệt huyết chung tay xây nhà chung cho người khốn khó, 'vạch trần' kẻ giả nghèo
0 Bình luận

Những đứa trẻ trong đoàn lân Long Nhi Đường gọi anh Lê Văn Nam (29 tuổi) là "sư phụ", thậm chí là "ba". Bằng tình yêu thương vô bờ bến, anh Nam đã giúp bọn trẻ có cuộc sống tốt hơn.

Chàng trai đầu đinh 29 tuổi và câu chuyện trở thành 'ba' của hơn 200 đứa trẻ bụi đời
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Chân dung Youtuber thầm lặng kết nối mang đến 119 ngôi nhà mới cho người dân Hà Giang

Sau 6 năm miệt mài kết nối các mạnh thường quân, nhà hảo tâm trong và ngoài nước, Youtube Nguyễn Tất Thắng đã giúp 119 hộ vùng cao ở Hà Giang có ngôi nhà mới kiên cố.

Hải An
Hải An 13 giờ trước
Nữ sinh 16 tuổi vượt 1.5 triệu bài thi, giành giải nhất viết thư UPU 2025 lấy cảm hứng từ tình yêu biển

Bức thư giành giải nhất trong cuộc thi viết thư UPU 2025 là của em Phạm Đoàn Minh Khuê hiện đang theo học lớp 10 trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, TP Đà Nẵng.

Đăng Dương
Đăng Dương 2 ngày trước
Cô gái Phú Thọ cắt bỏ tứ chi để giành sự sống, “tái sinh” nhờ tình yêu của mẹ

Trong vỏn vẹn một tháng, từ một người khỏe mạnh bình thường, cô gái Phú Thọ - Trần Thị Nga (SN 1995) bỗng dưng lâm bệnh nặng, phải cắt bỏ tay chân. Những tưởng cuộc đời cứ vậy là chấm hết, nhưng nhờ vào tình yêu thương vô bờ của mẹ, cô như được “tái sinh” một lần nữa.

Đăng Dương
Đăng Dương 2 ngày trước
Jenny Huỳnh - Ngôi sao truyền cảm hứng của thế hệ mới, ghi danh vào Forbes “30 Under 30 Asia” khi chỉ mới 19 tuổi

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Chàng trai khiến triệu người rơi lệ với bài phát biểu về bố mẹ không biết chữ

Trong lễ tốt nghiệp, Ngô Văn Tân (2003, Thanh Hóa) đã khiến mọi người dưới khán đài không kìm được nước mắt với bài phát biểu tri ân bố mẹ, những người không biết chữ đã nuôi lớn ước mơ giảng đường của cậu.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Hành trình truyền cảm hứng từ những điều nhỏ bé của TikToker Tina Thảo Thi: “Em chỉ là một người trẻ đang cố gắng sống tử tế!”

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Từ trái tim đến hành động, Tiktoker Quan Không Gờ dùng sự chân thành truyền cảm hứng sống tử tế cho người trẻ

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Thanh Tú
Thanh Tú 5 ngày trước
NSƯT Đức Lưu – Huyền thoại “Thị Nở” của màn ảnh Việt đồng hành cùng “Bữa cơm yêu thương” sẻ chia nhân ái với bệnh nhân nghèo

Tại chương trình “Bữa cơm yêu thương”, NSƯT Đức Lưu chia sẻ: “Tôi nghĩ làm từ thiện không phụ thuộc vào giàu nghèo mà chỉ cần một trái tim biết yêu thương con người”.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Tiktoker Cụt Yêu Đời - Người truyền cảm hứng bằng những điều không trọn vẹn, “thiếu đôi tay” nhưng thừa nghị lực để khiến hàng triệu người mỉm cười

Thay vì tự ti, mặc cảm vì mất đi một phần cơ thể, chàng Tiktoker Cụt Yêu Đời lại biến những giới hạn ấy thành “chất liệu” để kể những câu chuyện sống động, vui nhộn và giàu nghị lực, khiến hàng triệu người vừa bật cười, vừa thấy mình được truyền thêm cảm hứng sống.

Thanh Tú
Thanh Tú 6 ngày trước
Chàng trai gen Z trắng đêm “hồi sinh” hơn 1000 di ảnh liệt sĩ

Với chàng trai gen Z - Khuất Văn Hoàng, phục dựng di ảnh liệt sĩ không chỉ là công việc, trách nhiệm mà còn là lời tri ân sâu sắc đến thế hệ cha ông đã ngã xuống.

Giữa muôn tiếng ồn TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon chọn lặng thầm mang bữa cơm ấm đến những phận người

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Hải An
Hải An 10/05
TikToker An Đen sống chậm rãi cùng núi rừng, miệt mài vun đắp yêu thương khắp các buôn làng

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.

Hải An
Hải An 09/05
Thầy giáo Nam Định bất kể nắng mưa đều đứng trước cổng trường để đón học sinh

Suốt 6 năm qua, thầy giáo Vũ Văn Bền – Phó hiệu trưởng trường Tiểu học Trần Nhân Tông (TP Nam Định) bất kể nắng mưa đều đứng trước cổng trường để chào đón học sinh, một hành động nhỏ nhưng mang nhiều ý nghĩa lớn lao.

Chàng trai “10 năm được bạn cõng đến trường” tốt nghiệp loại giỏi Bách khoa Hà Nội

Nguyễn Tất Minh – chàng trai 10 năm được bạn cõng đến trường ngày nào giờ đã tốt nghiệp loại giỏi ngành Khoa học máy tính trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung tặng gia tài 300 bài nhạc thiếu nhi cho 7000 giáo viên âm nhạc

Với mong muốn đóng góp cho hoạt động giáo dục âm nhạc thiếu nhi, nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đã quyết định gửi tặng 300 bài nhạc thiếu nhi anh đã sáng tác nhiều năm qua cho 7000 giáo viên âm nhạc và phụ huynh.

Hải An
Hải An 07/05
Nhà hàng Hội An ở tiệc buffet mời những gia đình khó khăn đến ăn uống

Một bữa tiệc buffet đặc biệt được một nhà hàng ở Hội An tổ chức nhân dịp 50 đất nước thống nhất, tại đây những gia đình khó khăn không chỉ được ăn uống thoả thích mà còn được nhận quà khi ra về.

PC Right 1 GIF
Đề xuất