Tấm lòng nhân ái của chàng trai sáng lập hệ sinh thái Nuôi Em, giúp 60.000 trẻ nhỏ vùng cao có cơm trưa ấm bụng

Chẳng có nhà đẹp, xe sang hay sự nghiệp thành công rực rỡ, nhưng anh Hoàng Hoa Trung vẫn vô cùng tự hào bởi những hoạt động thiện nguyện giúp trẻ vùng cao.

Chi Nguyễn
Chi Nguyễn 19/02
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Hệ sinh thái “Nuôi Em” là gì?

Không thể phủ nhận đó là kết quả của cả cộng đồng, nhưng để kêu gọi được nguồn lực tập thể ấy, chính bản thân Trung và đội nhóm đã xây dựng cho mình những nguyên tắc rất riêng, vô cùng thẳng thắn, rõ ràng, minh bạch. Nếu nhiều doanh nhân, doanh nghiệp đã xây dựng thành công hệ sinh thái về sản phẩm, dịch vụ thì Trưởng nhóm tình nguyện Niềm Tin, Hoàng Hoa Trung, vô cùng hào hứng vì họ cũng có cho mình một hệ sinh thái như vậy, với tên gọi Hệ sinh thái Nuôi Em.

Trung kể rằng các dự án thiện nguyện trong hệ sinh thái được triển khai từ nhu cầu thực tế của đối tượng, khởi đầu là “Ánh sáng núi rừng”- Xây trường học vùng cao, vào khoảng năm 2008.

tam-long-nhan-ai-cua-chang-trai-sang-lap-he-sinh-thai-nuoi-em

Thời điểm đó, hoạt động tình nguyện bùng nổ thành “khủng hoảng thừa” khi hàng trăm đội nhóm lớn nhỏ cùng các công ty đi làm thiện nguyện chỉ tập trung chủ yếu ở Hà Nội. Thấy vậy, chàng trai sinh năm 1990 đã tìm đến vùng núi, những nơi điều kiện sinh hoạt của người dân vô cùng khó khăn nhưng lại chưa được chú ý.

Mục đích ban đầu của cả nhóm chỉ là giúp người dân nơi đây có thêm nhu yếu phẩm. Nhưng chính những chuyến đi thực tế khiến Trung và các thành viên hiểu rằng “chỉ có đem lại kiến thức cho những đứa trẻ thì mới mong một tương lai tươi sáng hơn”. Họ bắt đầu đi gây quỹ, làm đủ mọi việc từ nhặt đồ gốm bị lỗi ở Bát Tràng để bán lại, đi bán bảo hiểm xe máy, bán áo phông ở các hội chợ… miễn sao có đủ chi phí xây các điểm trường vùng cao.

Xây trường xong, nhóm phát hiện trẻ em vẫn bỏ học nhiều, vì cái đói luôn thường trực. Họ nghĩ tới dự án “Nuôi Em”, kết nối mạnh thường quân với các em nhỏ vùng cao. Trong đó, mỗi mạnh thường quân, được gọi là các anh/chị nuôi, chỉ cần đóng góp 150.000 đồng/tháng là đã đủ hỗ trợ cơm trưa cả tháng cho một em bé vùng cao.

Sau khi triển khai “Nuôi Em”, nhóm phát hiện ra một thực trạng khác, đó là mặc dù bữa ăn đã được cải thiện nhưng trẻ đa phần dùng nước suối là nguồn nước chính, thậm chí còn không qua đun sôi. Tận dụng tiền thừa khi trẻ không ăn vào những ngày nghỉ, lễ Tết, nhóm triển khai lắp bình lọc nước uống liền, đảm bảo 100% trẻ thuộc dự án “Nuôi Em” đều được uống nước đã lọc sạch.

Dựa trên tình hình thực tế, Hoàng Hoa Trung cùng các đồng đội của mình còn thực hiện nhiều dự án vệ tinh xung quanh để tạo thành hệ sinh thái Nuôi Em.

tam-long-nhan-ai-cua-chang-trai-sang-lap-he-sinh-thai-nuoi-em

Dựa trên tình hình thực tế, Hoàng Hoa Trung cùng các đồng đội của mình còn thực hiện nhiều dự án vệ tinh xung quanh để tạo thành hệ sinh thái Nuôi Em.  Đó là các dự án như lắp bếp ga công nghiệp để thầy cô giáo thuận tiện nấu nướng cho các em, tặng đồ chơi cũ, tủ sách cũ, lắp năng lượng gió mặt trời, trồng cây xanh, đỡ đầu laptop cũ cho sinh viên dân tộc tại các thành phố lớn, hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho bà con,…

 Đó là các dự án như lắp bếp ga công nghiệp để thầy cô giáo thuận tiện nấu nướng cho các em, tặng đồ chơi cũ, tủ sách cũ, lắp năng lượng gió mặt trời, trồng cây xanh, đỡ đầu laptop cũ cho sinh viên dân tộc tại các thành phố lớn, hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho bà con,…

Hoàng Hoa Trung tiết lộ có 2 câu hỏi anh luôn đặt ra trước khi bắt tay thực hiện bất cứ dự án nào, đó là “nếu mình không làm thì có ai làm không?”, và “nếu mình không làm thì có điều gì xấu xảy ra không?”.

“Không ai chết vì thiếu tiền, gạo, mỳ tôm, dầu ăn, tấm chăn…hơn nữa đang có rất nhiều CLB, Đội nhóm làm điều đó. Nhưng nếu chúng tôi không bắt đầu xây trường thì đến giờ nhiều nơi vẫn là trường gỗ, tre nứa. Nếu không làm Nuôi Em thì nhiều trẻ con vẫn bỏ học. Nếu không làm các dự án xung quanh thì nhiều thầy cô vẫn sống vô cùng cực khổ”, anh tâm sự.

Hoàng Hoa Trung bắt đầu các hoạt động thiện nguyện từ khi mới 17, 18 tuổi. Từ đó đến nay, anh trở thành gương mặt tiêu biểu trong mảng hoạt động vì cộng đồng, được ghi nhận thông qua hàng chục danh hiệu, giải thưởng lớn nhỏ, như: Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2019, Giải A Cuộc thi “Sáng kiến vì cộng đồng” với hệ sinh thái Nuôi em; Giải thưởng Thanh niên tình nguyện ASEAN mở rộng năm 2022; Giải thưởng Môi trường Việt Nam 2020; lọt danh sách Forbes Việt Nam 30 Under 30 năm 2020,…

Nhưng với Trung, câu chuyện anh muốn hướng tới không chỉ là truyền cảm hứng. Trung tự nhận mình thuộc trường phái hành động, luôn tìm mọi cách để thu hút cả cộng đồng cùng tham gia, xóa bỏ tư tưởng phải giàu mới làm được thiện nguyện.

“Truyền cảm hứng là câu tôi nghe 15 năm rồi. Đến giờ còn truyền cảm hứng gì nữa, giờ là cần hiểu và hành động luôn, từ việc nhỏ cũng được”, Hoàng Hoa Trung chia sẻ.

Trong số 18 tỉnh thành, nơi đội nhóm của Trung triển khai dự án Nuôi Em, đã có 10 tỉnh do các tình nguyện viên địa phương chủ động điều hành, hoạt động. Trung phổ biến, hướng dẫn mô hình của mình để họ nắm được, sau đó lực lượng địa phương tự quản lý.

Trong năm 2022, dự án Nuôi Em cũng vượt ra khỏi biên giới Việt Nam, không chỉ nuôi cơm 60.000 trẻ em trong nước, mà còn là hơn 350 trẻ Việt tại Campuchia và 480 trẻ Kenya tại Kenya. Trung tính toán đơn giản rằng nếu mỗi người bớt đi 3 cốc trà sữa một tháng, hay 3 cốc cà phê một tháng là mỗi đứa trẻ đã có thêm một tháng no bụng.

“Tinh thần san sẻ là không biên giới, không giới hạn suy nghĩ, màu da, tôn giáo… Sẽ còn nhiều người nói rằng trẻ Việt Nam còn chưa nuôi xong…nhưng chính những nhà hảo tâm quyên góp phía sau đã đề nghị chúng tôi làm vậy. Ngoài ra, tôi thấy chúng ta hãy một lần nhìn thoáng lên. Biết đâu từ mô hình nho nhỏ của Việt Nam, khi nhân rộng ra, cả thế giới sẽ chấm dứt luôn nạn đói”, thủ lĩnh nhóm thiện nguyện Niềm tin cho biết.

Chưa kể, vươn ra nước ngoài, theo Hoàng Hoa Trung, cũng là cách để nhiều Việt Kiều biết rằng ở Việt Nam có tới 300.000 trẻ em cần ăn cơm no, vẫn có những dự án như Nuôi Em, xây trường cần sự đóng góp của họ. “Muốn cộng đồng Việt kiều cùng chung tay với mình, thì trước hết chúng ta phải lan tỏa để họ biết đã”, Trung nhấn mạnh.

Ai cũng có thể làm thiện nguyện

Trung ngậm ngùi nhớ về thời điểm đầu hoạt động, anh từng nhiều lần tổn thương khi cẩn thận chuẩn bị hồ sơ kêu gọi nhưng vẫn ra về tay trắng. Sau cùng, chàng trai 9x nghiệm ra không nên tập trung đi vận động nhiều tiền mà quan trọng là hãy làm tốt, tối ưu hiệu quả các hoạt động thiện nguyện, để các nguồn lực tự tìm đến.

Trung ngậm ngùi nhớ về thời điểm đầu hoạt động, anh từng nhiều lần tổn thương khi cẩn thận chuẩn bị hồ sơ kêu gọi nhưng vẫn ra về tay trắng. Sau cùng, chàng trai 9x nghiệm ra không nên tập trung đi vận động nhiều tiền mà quan trọng là hãy làm tốt, tối ưu hiệu quả các hoạt động thiện nguyện, để các nguồn lực tự tìm đến.

“Bao nhiêu năm nay, mọi người tự tìm đến chúng tôi vì được người này người kia giới thiệu chứ chúng tôi không đi xin, không làm hồ sơ gì cả. Bởi vì, nếu họ không biết bạn là ai, tỉ lệ thành công sẽ rất thấp, ngược lại khi họ được ai đó giới thiệu tỉ lệ thành công sẽ rất cao”.

Bên cạnh đó, Trung cho biết bản thân cũng áp dụng tư duy 0 đồng, tự tìm hiểu từng nhóm người xem họ có thể tham gia bằng cách cho-tặng đồ đạc gì hay không. Với những bà mẹ bỉm sữa, dân công sở, đó có thể là đồ chơi cũ, tủ sách cũ, bạt sự kiện, laptop cũ … Hoặc đội nhóm của anh cũng chủ động gom đồ cũ còn sử dụng được từ cộng đồng, bán đi gây quỹ để có kinh phí cho các hoạt động xã hội.

tam-long-nhan-ai-cua-chang-trai-sang-lap-he-sinh-thai-nuoi-em

“Bằng cách này, ai cũng có thể tham gia làm thiện nguyện”, Trung khẳng định.

Với mỗi dự án, minh bạch là yếu tố tất nhiên phải có. Từng dòng tiền ra, vào đều được công khai và cập nhật theo thời gian thực. Nhóm tình nguyện Niềm Tin không thu bất cứ chi phí quản lý gì, 100% nguồn lực đóng góp đều đến đúng nơi cần đến. Họ tự làm thêm các công việc bên ngoài cũng như kêu gọi riêng mạnh thường quan thiên thần hỗ trợ để nhóm có kinh phí hoạt động.

“Chúng tôi làm 15-16 năm nay, sao kê là chuyện luôn làm từ thời còn sinh viên. Bởi đó là chuyện tôn trọng người khác, tất yếu đều phải có. Các hoạt động thực hiện với doanh nghiệp đều đi kèm thỏa thuận hợp tác rõ ràng, có hợp đồng, hóa đơn chứng từ cụ thể”.

Nhờ cách làm khoa học, rõ ràng, kết hợp với nhiều bên để giảm tải các công đoạn và nhân sự trong quy trình, đội nhóm của Hoàng Hoa Trung liên tục đạt những dấu mốc ấn tượng. Từ con số 1, 2 điểm trường được hoàn thành mỗi năm, trong 2022, họ đã xây tới hơn 150 công trình. Số lượng em nhỏ được nuôi cơm cho tới bây giờ là hơn 60.000 em.

Trong năm 2022, toàn bộ Hệ sinh thái Nuôi Em đã kêu gọi số tiền thiện nguyện lên tới gần 120 tỷ đồng. Trung đùa rằng chỉ trích một phần trong đó ra để làm chi phí quản lý thôi thì họ đã giàu to. Nhưng Trung và đội nhóm của mình không bao giờ làm như vậy vì luôn muốn giữ “chất riêng”. Chưa kể số đông cộng đồng không quen với việc làm thiện nguyện mà phải chi trả thêm khoản phí quản lý.

“Người ta nghĩ làm thiện nguyện dễ biển thủ. Tôi nói luôn cực kỳ khó. Bất cứ giao dịch nào không có lý do cụ thể, ra ngân hàng đối soát là ra ngay. Thứ hai là tâm lý, đã ‘ăn’ một lần thì đều có người nắm “thóp”, kiểu gì cũng có ngày bị phát hiện. Chúng tôi quyết tâm làm đàng hoàng, minh bạch, nên tâm thế đi gặp các mạnh thường quân cũng tự tin thoải mái”, thủ lĩnh dự án Nuôi Em thẳng thắn bày tỏ.

Cuộc sống bên ngoài với thu nhập “ngàn đô” mỗi tháng

Dồn nhiều tâm huyết, thời gian cho các hoạt động thiện nguyện, Trung thừa nhận mình không thể gây dựng con đường sự nghiệp rõ ràng như nhiều người khác. Bù lại, các hoạt động thiện nguyện giúp anh phát triển những kỹ năng mà trường lớp, sách vở chưa chắc đã dạy hiệu quả. Đó là các kỹ năng về kinh doanh, quản lý nhân sự, viết content, làm marketing, thuyết trình, quản lý thời gian,…

“Nhiều người quan niệm tình nguyện mất thời gian, công sức còn với tôi, tình nguyện giúp mở rộng tư duy, trải nghiệm và nhất là cho tôi sự tự do và quỹ thời gian quý giá”.

“Tôi không cần thiết phải dùng thiện nguyện để kiếm tiền. Chính các kỹ năng thu được tự hoạt động thiện nguyện giúp tôi kiếm tiền ở cuộc sống bên ngoài dễ dàng hơn”, Hoàng Hoa Trung tiết lộ.

tam-long-nhan-ai-cua-chang-trai-sang-lap-he-sinh-thai-nuoi-em

Hiện tại, có những công ty sẵn sàng mời anh về làm việc dưới vai trò chuyên gia, với mức lương 2.000-2.500 USD/tháng. Đặc biệt, giai đoạn 2017, Hoàng Hoa Trung từng làm cho một công ty bất động sản và cùng đội nhóm bán tới 33 căn nhà trong vòng 2 tháng. Giám đốc công ty đề xuất trả lương, thưởng 300 triệu đồng/tháng để giữ chân anh nhưng Trung từ chối vì công việc này tốn quá nhiều thời gian, khiến anh không thể đóng góp vào các hoạt động xã hội.

Dù không ràng buộc toàn bộ thời gian với một doanh nghiệp, tổ chức nào cụ thể nhưng Trung đã và đang tự nuôi sống bản thân tốt bản thân cũng như gia đình. Anh có thêm khoản thu nhập từ các hoạt động như đầu tư chứng khoán, bất động sản. Thủ lĩnh nhóm Niềm tin tiết lộ có những thời điểm, thu nhập của anh lên tới 80-90 triệu đồng/tháng.

“Thú thật là tôi không hề thích tiền thậm chí là ghét tiền vì quá khứ đã có nhiều người vì tiền mà làm cho cuộc sống của tôi bị tiêu cực đi. Nhưng khi cần tôi có thể kiếm được bằng nhiều cách. Tôi kiếm tiền chủ yếu để vợ yên tâm thôi”, Trung lý giải.

Trong cuộc sống hàng ngày, Hoàng Hoa Trung là người đơn giản. Laptop, đồ đạc, quần áo,… anh dùng vẫn là những món đồ mua cũ từ 6-7 năm trước đây. Trung tự nhận mình không thích những gì gò bò, ghét mặc vest; nếu buộc phải mặc vest, giày da trong các sự kiện quan trọng thì anh thường đi mượn.

Theo Bảo Châu/Trí thức trẻ

Xem thêm: Vừa comeback ấn tượng, Đen Vâu lại ủng hộ toàn bộ doanh thu MV cho trẻ vùng cao

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Hơn 15 qua, người đàn ông trú ở TP.HCM này cứ rảnh rang là lại tất bật lên đường đi hút đinh trên quốc lộ 1, giúp người dân đi lại an toàn.

Người đàn ông hơn 15 năm hút đinh trên đường quốc lộ: Bà con đi đường an toàn là tôi vui rồi
0 Bình luận

Nhận chở cụ bà đi đoạn đường gần 10 km,  thế nhưng anh tài xế xe công nghệ chỉ lấy đúng 2.000 đồng, khiến ai nấy nghe xong đều cảm động.

Ấm áp tình người từ cuốc xe 2.000 đồng của anh tài xế xe công nghệ
0 Bình luận

Chị Lê Thanh Nam (Hà Nội) đến nay đã tham gia hiến máu cứu người hơn 20 năm, tổng cộng 104 lần, được ví như "sứ giả đỏ" giàu lòng nhân ái.

Chị Lê Thanh Nam và hành trình hơn 20 năm hiến máu: Mỗi người sẽ chọn 1 cách riêng để làm việc thiện, của tôi là hiến máu
0 Bình luận

Tin liên quan

Triết lý của chủ nghĩa hiện sinh xoay quanh chủ đề con người, trọng tâm là bản tính, thân phận, thế giới nội tâm, quan hệ giữa con người và hoàn cảnh sống.

Kiến thức văn học [P7]: Chủ nghĩa hiện sinh trong tác phẩm văn học là gì?
0 Bình luận

Đây là một trong những dạng đề nghị luận xã hội về tương tưởng đạo lý (200 chữ) có thể xuất hiện trong các đề thi. Các bạn học sinh tham khảo nhé.

Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường
0 Bình luận

Sống bình thản, giữ tâm không loạn, đó là một loại tu dưỡng, một loại cảnh giới, một tâm thái ẩn chứa nội hàm sâu sắc để người ta dù trong gian khổ vẫn thong dong tự tại.

Sống bình thản, giữ tâm không loạn, đó là một loại tu dưỡng
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Chân dung “người hùng” dùng máy bay không người lái giải cứu 2 cháu bé mắc kẹt giữa lòng lũ xiết ở Gia Lai

Thấy 2 cháu nhỏ mắc kẹt giữa dòng lũ chảy xiết, một người nông dân ở Gia Lai đã nhanh trí dùng máy bay không người lái trong nông nghiệp để giải cứu.

Đăng Dương
Đăng Dương 17 giờ trước
Ấm lòng lớp học tình thương của cô giáo về hưu

Hơn 9 năm qua, cô giáo về hưu Nguyễn Thị Tuyết Mai (61 tuổi, ở khu vực 3 Sông Hậu, P.Cái Khế, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) vẫn miệt mài duy trì lớp học tình thương dành cho trẻ em mồ côi, hoàn cảnh khó khăn.

Đăng Dương
Đăng Dương 18 giờ trước
Xúc động trước bức thư từng gây “bão” của tân hiệu trưởng Đại học Ngoại Thương gửi đến hàng triệu sĩ tử: “Một vùng biển lặng không tạo ra được thủy thủ giỏi”

Trước khi được biết đến với cương vị mới, PGS.TS Phạm Thu Hương đã từng gây “bão” với bức thư gửi đến hàng triệu sĩ tử trước kỳ thi tốt nghiệp THPT vào năm 2020.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng - nữ sinh Việt Nam đầu tiên giành huy chương Olympic Toán quốc tế, từng làm việc cho Liên Hợp Quốc, hết mình cống hiến cho cộng đồng ở tuổi nghỉ hưu

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Đăng Dương
Đăng Dương 3 ngày trước
Phó giáo sư xung phong làm Bí thư xã biên giới với mong muốn thay đổi vùng đất khó: “Tôi không ngại khó khăn”

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Cán bộ xã mở lối đưa trà Shan tuyết Phình Hồ trở thành đặc sản triệu đô

Anh Sùng A Tủa – một cán bộ xã người dân tộc Mông, với sự sáng tạo và tình yêu mãnh liệt dành cho quê hương đã biến trà Shan tuyết cổ thụ Phình Hồ thành đặc sản triệu đô. Không chỉ đưa sản phẩm lên sàn số mà còn chinh phục các thị trường khó tính quốc tế, mở ra hướng đi mới cho nông sản vùng cao.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Chàng trai không chân vượt lên số phận bằng đam mê bơi lội: “Tôi vẫn ở đây, tôi vẫn sống trọn từng phút giây trong đam mê chính mình”

Mất hai chân sau một vụ tai nạn hy hữu, Phạm Tuấn Hưng – chàng trai không chân đã vượt lên nghịch cảnh, không chỉ trở thành vận động viên bơi lội chuyên nghiệp mang về nhiều thành tích đáng nể mà còn là nhà sáng tạo nội dung số với mức thu nhập đáng nể.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Trưởng thôn 47 tuổi quyết tâm lấy bằng tốt nghiệp THPT để xứng đáng với niềm tin của nhân dân

Mong được dân tiếp tục bầu làm trưởng thôn, anh Ksor Wek (47 tuổi, Gia Lai) quyết tâm lấy được tấm bằng tốt nghiệp THPT.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Nam sinh khuyết tứ chi quyết tâm tham gia kỳ thi tốt nghiệp dù được miễn

Bị cụt tứ chi từ năm 2 tuổi, được đặc cách tốt nghiệp nhưng nam sinh Nguyễn Gia Lâm vẫn quyết tâm tham gia và muốn được tự viết bài, lấy điểm để vào đại học.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Shipper U80 từ chối nhận giúp đỡ, lý do đằng sau khiến nhiều người xúc động

Thấy ông cụ đã gần 80 tuổi vẫn làm shipper (người giao hàng) để nuôi con con ăn học, cộng đồng mạng kêu gọi ủng hộ tiền nhưng ông kiên quyết từ chối, bảo rằng: "Tôi còn sức khỏe thì còn cố gắng lao động để nuôi con".

Hải An
Hải An 27/06
Người cha 40 tuổi quyết tâm thi tốt nghiệp THPT để làm gương cho con

Sáng 26/6, anh Trần Tiến Phước (40 tuổi) chính thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại TPHCM với mong muốn viết tiếp ước mơ dang dở và làm tấm gương sáng cho con.

Hải An
Hải An 27/06
Tiến sĩ Bùi Hải Hưng – “Thiên tài” toán học Việt Nam sở hữu “bộ óc” hàng đầu thế giới về AI với hồ sơ sự nghiệp “đỉnh của chóp”

Tiến sĩ Bùi Hải Hưng là một trong những nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (Al), hiện đang là Viện trưởng Viện trí tuệ Nhân tạo VinAI Research. Năm 16 tuổi ông từng giành huy chương Olympic Toán quốc tế, lấy bằng tiến sĩ tại Úc năm 25 tuổi, giữ vị trí chuyên gia máy học tại Adobe Research và nghiên cứu cấp cao tại Google DeepMind.

Nam sinh “tí hon” ở Đắk Lắk khiến nhiều người xúc động với câu chuyện vượt khó và ước mơ bình dị

Chỉ cao 1m25, nặng chưa tới 30kg, nam sinh “tí hon” - Nguyễn Văn Thiện, học sinh lớp 12 trường Trường THPT Krông Bông (Đắk Lắk) khiến cả phòng thi bất ngờ vì vóc dáng bé nhỏ như học sinh tiểu học.

Hải An
Hải An 26/06
Cụ ông U70 trích lương hưu lo bữa sáng cho người nghèo

Với mong muốn sẻ chia yêu thương với những học sinh khó khăn, những người lao động nghèo, cụ ông Đỗ Tùng Lâm (61 tuổi, ngụ xã Tân Phú Trung, H.Châu Thành, Đồng Tháp) đã chủ động trích lương hưu, thực hiện mô hình “Điểm tâm nhân ái”.

Hải An
Hải An 26/06
Vượt nghịch cảnh, nam sinh trở thành tân kỹ sư chỉ với “niềm tin của mẹ và cuốn sổ hộ nghèo”

Mang theo niềm tin của mẹ và cuốn sổ hộ nghèo vào thành phố, nam sinh Nguyễn Nhật Trường (22 tuổi) đã nỗ lực vừa học vừa làm, tốt nghiệp sớm Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM với bằng xuất sắc.

Hải An
Hải An 24/06
Nam sinh vừa đi học vừa tranh thủ nhặt ve chai, xin cơm thừa để nuôi theo phụ bố mẹ

Nhà khó khăn, cha mẹ bệnh tật liên miên nên hàng ngày nam sinh Lê Hữu Do (học sinh lớp 11, trường THPT Phan Ngọc Hiển,  thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, Cà Mau) vừa đạp xe đi học, vừa tranh thủ nhặt ve chai, xin thức ăn thừa bên đường để về nuôi heo phụ mẹ.

Hải An
Hải An 23/06
PC Right 1 GIF
Đề xuất