Anh bảo vệ dân phố hơn 13 năm cặm cụi bên lớp học miễn phí cho trẻ nghèo

Thương cảm cho những đứa trẻ khó khăn không được đến lớp, anh Trần Lâm Thắng (TPHCM) dùng tiền phụ cấp làm bảo vệ dân phố mở lớp học miễn phí.

Chi Nguyễn
Chi Nguyễn 26/05
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

13 năm qua, vì mong muốn những đứa trẻ nghèo khó có con chữ, tránh bị dụ dỗ vào con đường lầm lạc, anh Trần Lâm Thắng (trú phố Long Bửu, phường Long Bình, TP Thủ Đức, TPHCM) đã mở lớp học miễn phí. Với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, Đoàn thanh niên, những nhà hảo tâm và sinh viên tình nguyện, lớp học đã tiến thêm một bước mới là “phổ cập tình thương” liên kết với Trường Tiểu học Long Bình để hướng cho các cháu học lên cấp 2,3, thậm chí là đại học, cao đẳng…

Anh Thắng tâm sự, năm 2007, sau khi đi nghĩa vụ xong thì trở về địa phương kiếm việc. Trong lúc chờ hồi âm, anh đăng ký tham gia làm bảo vệ dân phố, đảm bảo an ninh trật tự. Địa phương có hơn chục lò gạch dã chiến, với hàng trăm lao động tứ xứ đổ về làm việc. Do bận rộn, lại nghèo khó, nhiều phụ huynh không có thời gian chăm lo con cái, để chúng tự lo.

anh-bao-ve-13-nam-cam-cui-ben-lop-hoc-mien-phi-cho-tre-ngheo

Đã nhiều lần, anh Thắng phải đứng ra giải quyết mâu thuẫn giữa những đám trẻ. Đầu tháng 10/2010, thấy hai đứa trẻ khoảng 14-15 tuổi đánh nhau dữ dội, anh vào can ngăn, rồi đưa cả hai về trụ sở khu phố. Đến nơi, anh đưa chúng giấy bút, bảo viết cam kết không tái phạm.

Nào ngờ, sau 30 phút quay lại, anh thấy giấy vẫn trắng trơn, hai đứa trẻ thì rơm rớm nói: "Chúng cháu không biết chữ". Thương cảm, anh đưa cả hai về khu trọ, rồi tìm hiểu thêm hoàn cảnh nơi đây. Thì ra, không chỉ hai đứa trẻ ấy, mà còn rất nhiều đứa nhỏ khác không biết chữ, gia đình nghèo khó nên chẳng được đi học. Đến khi lớn hơn, chúng lại đi khuân vác gạch, than, củi kiếm thêm tiền để phụ giúp cha mẹ lo cái ăn, cái mặc...

Sau vài ngày suy nghĩ, anh Thắng tìm đến Đoàn phường đề nghị hỗ trợ thành lập lớp học tình thương. Nhận thấy phương án của Thắng rất nhân văn, Đoàn phường và chính quyền địa phương đồng ý ngay và còn cho mượn một phòng trong trụ sở khu phố Long Bửu làm lớp học.

anh-bao-ve-13-nam-cam-cui-ben-lop-hoc-mien-phi-cho-tre-ngheo

Những ngày sau đó, anh bảo vệ dân phố miệt mài đi từng phòng trọ nhỏ, vận động phụ huynh cho các em đi học. Ban đầu họ đều cự tuyệt, nhưng nhờ sự kiên trì của anh Thắng, các cháu đã được đến lớp. Tất nhiên, do hoàn cảnh khó khăn, phụ huynh yêu cầu chỉ cho con đi học 1 lát, sau đó phải đi phụ giúp cha mẹ.

Có được học sinh, nhưng vấn đề sách, vở, bút, thước,... cũng khiến Thắng đau đầu. Không còn cách nào, anh đánh liều lên phường xin tạm ứng hai tháng tiền phụ cấp làm bảo vệ dân phố lấy 1,2 triệu đồng làm kinh phí trang trải bước đầu. Về sau, các cháu dần thích đi học, cứ nấn ná mãi, anh lại phải đi từng nhà để vận động cha mẹ cho các cháu học thêm 30 phút.

Tiếng lành đồn xa, lớp học tình thương ngày càng đông học sinh, thậm chí có người ở địa phương khác cũng dắt con tới xin học. Từ chối thì không nỡ, nhưng kinh phí không có, anh Thắng vô cùng hoang mang. 

anh-bao-ve-13-nam-cam-cui-ben-lop-hoc-mien-phi-cho-tre-ngheo

May thay, một đoàn công tác gồm đại diện UBND phường, Trường Tiểu học Long Bình và Đoàn thanh niên đến thăm lớp, sau đó quyết định giúp đỡ. Phía trường đề nghị, tổ chức theo kiểu Liên kết phổ cập tình thương để cháu nào học tốt, đủ tiêu chuẩn và cha mẹ ủng hộ thì được chuyển sang học theo giáo trình của trường, sau đó có thể học, thi lên cấp 2,3, đại học tùy mong muốn… Cũng tại buổi thăm này, đại diện UBND phường đồng ý cho mượn thêm phòng học trong trường mầm non rồi cùng các ban ngành, đoàn thể đi gõ cửa các Mạnh Thường Quân xin ủng hộ kinh phí.

Để nâng cao trình độ giảng dạy, anh Thắng lại đi mời một bạn sinh viên đại học về địa phương giảng dạy. Bạn sinh viên nhanh chóng nhận lời, không chỉ giảng dạy tận tình, còn giúp anh Thắng rủ thêm nhiều bạn bè khác tới trợ giúp lớp học. 

Anh Trần Lâm Thắng tâm sự: "Cho đến nay, mặc dù có nhiều học sinh sau khi qua lớp học phổ cập tình thương đã tìm được công việc làm phù hợp với thu nhập ổn định, nhưng trong em vẫn cảm thấy buồn. Do nhận thức của cha mẹ và hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên khi các cháu chỉ mới ở dạng xóa mù chữ, họ đã cho nghỉ để đi làm nên chưa đủ trình độ để đảm nhận những công việc ở bậc cao hơn. 

anh-bao-ve-13-nam-cam-cui-ben-lop-hoc-mien-phi-cho-tre-ngheo

Nhưng gần 13 năm phấn đấu, vượt qua biết bao khó khăn rồi nên em không nản. Em sẽ tiếp tục vận động, đả thông tư tưởng đối với các bậc cha mẹ để họ hiểu thông, nghĩ thoáng, cố gắng cho các cháu thông qua lớp học phổ cập tình thương này sẽ tiếp tục học cao hơn nữa để nâng cao trình độ, vươn tầm trở thành những kỹ sư, bác sỹ… Riêng bản thân em đã tích cóp được gần chục tháng phụ cấp bảo vệ dân phố, sẽ tiếp tục hỗ trợ cho những cháu có ý định theo học lên cấp 2,3, đại học và sẽ quyết tâm duy trì lớp học cho đến khi nào không còn trẻ khó khăn phải theo học phổ cập tình thương…".

Theo Đức Cương/CAND

Xem thêm: Chuyện ở lớp học đàn không bàn, không ghế và học phí 0 đồng

Đọc thêm

Không may mất đi tay phải, mù cả 2 mắt sau một vụ tai nạn, chàng trai Nguyễn Sỹ Phi Sang tưởng chừng như gục ngã, lại vực dậy làm điều không tưởng.

Chuyện chàng trai mù bán hàng xuyên Việt gây quỹ: Tôi dù không thấy đường nhưng vẫn có thể làm việc có ích giúp đời
0 Bình luận

Hàng chục năm qua, lớp học tình thương "mẹ truyền con nối" nằm trên đường Huỳnh Tấn Phát (quận 7, TP.HCM) vẫn đều đặn mở cửa.

Ấm lòng lớp học tình thương 'mẹ truyền con nối' xóa mù chữ suốt 40 năm qua
0 Bình luận

"Ông giáo làng" Đặng Tiến Dũng chưa từng kinh qua lớp đào tạo sư phạm nào nhưng lại có đến 24 năm kinh nghiệm giảng dạy trẻ em nghèo tại địa phương...

Nghị lực phi thường của 'ông giáo làng' nghèo khó, khuyết tật và hành trình 24 năm dạy học không thu lợi
0 Bình luận

Tin liên quan

Mộ phần và giường ngủ được người xưa rất chú trọng vì nó liên quan đến vận mệnh, phong thủy gia đình. Để tránh đại họa, phải nhớ kỹ chớ trồng 3 cây này trước mộ, “nghiêm cấm” để 4 vật lên giường.

Đại kỵ phong thủy theo lời cổ nhân: “3 cây không trồng trước mộ, 4 vật không để trên giường”
0 Bình luận

Cảm hứng nhân đạo cùng với cảm hứng yêu nước là hai sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ nền văn học Việt Nam. Và nó được thể hiện rõ nét qua Chí Phèo và Vợ chồng A Phủ.

Bàn về cảm hứng nhân đạo trong 2 tác phẩm Chí Phèo và Vợ chồng A Phủ
0 Bình luận

"Một đời thân, hai đời yếu, ba đời không ăn" - nghe có vẻ hơi lạnh lùng nhưng đây là thực tế của mối quan hệ họ hàng thân thích.

Càng ngẫm càng thấm: 'Một đời thân, hai đời yếu, ba đời không ăn'
0 Bình luận


Bài mới

Cú lộn ngược dòng đầy ngoạn mục của chàng trai mồ côi 

Từ một đứa trẻ mồ côi phải bỏ học mưu sinh, hiện nay, Tần Hoan đã trở thành kỹ sư AI với thu nhập hàng triệu tệ mỗi năm. Cuộc đời của anh chính là câu chuyện truyền cảm hứng cho các bạn trẻ cùng cảnh ngộ.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 giờ trước
Trở thành 'người hùng' khi cõng cụ bà xuống 40 tầng trong động đất

"Sau tất cả, tôi chỉ muốn khóc. Tôi tự nhủ, nếu phải chết, tôi muốn chết khi đang cứu người"!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Thầy giáo khiếm thị nỗ lực mang “ánh sáng” cho học trò khuyết tật

Không đầu hàng số phận, thầy giáo khiếm thị Hoàng Nhật Minh (26 tuổi, quận Bình Thạnh, TP HCM) đã nỗ lực học tập, mang lại “ánh sáng” cho nhiều học trò khuyết tật.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Cuộc đời Minh Ánh thay đổi từ một cuộc điện thoại

Có những cuộc gặp gỡ đã làm thay đổi cả một cuộc đời... Điển hình là câu chuyện về cô bé Minh Ánh, từ đứa trẻ nhặt củi giữa rừng trở thành cô con gái được yêu thương.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
106 cán bộ, chiến sĩ Việt Nam lên đường sang Myanmar làm nhiệm vụ cứu hộ

2 chuyến bay đưa 106 cán bộ, chiến sĩ và 80 tấn hàng cứu trợ đã cất cánh từ Nội Bài sang Myanmar để hỗ trợ nước bạn khắc phục hậu quả sau trận động đất lịch sử.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
5 nguyên tắc giúp người một cách thông minh

Cuộc sống này có không ít kiểu giúp người nguy hiểm, vậy nên, dù tử tế thế nào, người thông minh cũng nên học cách từ chối đúng lúc. Đừng cả nể!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Ấm lòng suất ăn giờ ra chơi dành cho học sinh khó khăn tại Hậu Giang

Với mong muốn giúp đỡ học sinh khó khăn, trường THCS Vị Đông (ấp 6, xã Vị Đông, H.Vị Thủy, Hậu Giang) đã thực hiện mô hình “Phần ăn giờ ra chơi, tiếp bước em đến trường”.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Những ổ bánh mì 0 đồng mang thông điệp yêu thương

Với mong muốn giúp đỡ những người lao động có hoàn cảnh khó khăn, các thành viên Câu lạc bộ Người tốt - Việc thiện xã Tân Khánh Đông (TP.Sa Đéc, Đồng Tháp) đã làm những ổ bánh mì 0 đồng trao tặng đến mọi người.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Những cụ già neo đơn chia sẻ nước cam miễn phí cho người đi đường

Đứng sau những chai cam vắt chất lượng, làm dịu cơn khát và nỗi vất vả của người lao động lại chính là những cụ già neo đơn, không nơi nương tựa, hiện đang được cưu mang tại một quán trọ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Cô gái Nam Định truyền cảm hứng vẽ tranh bằng “đôi tay” đặc biệt

Vượt qua giới hạn của cơ thể, cô gái Nam Định – Bùi Thị Thơm (SN 2001) đã dùng “đôi tay” đặc biệt nuôi ước mơ trở thành họa sĩ, vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa cho bản thân.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Hành trình truyền cảm của nữ Tiktoker 19 tuổi qua đời vì ung thư

Dù đã cố gắng sống lạc qua, truyền cảm hứng tích cực cho những người bị ung thư như mình, nhưng cuối cùng nữ Tiktoker 19 tuổi vẫn phải nói lời tạm biệt…

Hành trình tìm lại ánh sáng cho cậu học trò nghèo vùng cao

Hành trình tìm lại ánh sáng cho cậu học trò Vi Thiên Phú (SN 2015) là một câu chuyện dài xúc động, thấm đẫm tính nhân văn về tình người và sự sẻ chia.

Ấm lòng tiệm mì 1.000 đồng của vợ chồng công nhân ở Vũng Tàu

Tuy hoàn cảnh gia đình không quá dư dả nhưng cặp vợ chồng công nhân ở Vũng Tàu vẫn sẵn sàng bỏ tiền túi, công sức ra chuẩn bị những phần ăn ngon gửi đến bà con khó khăn với tâm niệm “cho đi là còn mãi”.

Thầy giáo 30 năm ròng rã lội bộ băng rừng gieo chữ ở bản xa

30 năm gieo chữ ở xã vùng sâu Hướng Lập, Hướng Hóa, Quảng Trị, đối với thầy giáo Trương Vĩnh Tiến đây không chỉ là công việc mà còn là lý tưởng trọn đời.

Nữ sinh thành lập quỹ từ thiện tiếp nối di nguyện của người mẹ đã mất

Mồ côi mẹ ở tuổi 21, cô nữ sinh Lê Yến Trân không chỉ giữ lại ký ức đẹp về mẹ mà còn quyết tâm tiếp nối con đường thiện nguyện, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn mà mẹ đã từng làm.

4 phút đẩy băng ca chạy trên đường giành giật sự sống cho nam thanh niên ở Quảng Bình

Đoạn clip ghi lại khoảnh khắc các nhân viên y tế tại Bệnh viện Đa khoa TTH Quảng Bình chạy đua với thời gian để cứu nam thanh niên bị giật điện, ngưng tim, ngưng thở được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội khiến nhiều người không khỏi xúc động.

Đề xuất