Ấm lòng quán cà phê kết nối người khuyết tật tại Lâm Đồng
Tại Lâm Đồng có một quán cà phê đặc biệt mang tên “Khuyết”. Những ly cà phê tại đây không chỉ đơn thuần là đồ uống mà còn chứa đựng cả sự nỗ lực phi thường của người khuyết tật.

Vừa qua, tại Văn phòng hội số 21 đường Quang Trung, Phường 2, Hội Người khuyết tật thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức lễ khai trương Quán cà phê Khuyết.
Chị Vũ Thị Ánh Nguyệt – Chủ tịch Hội Người khuyết tật TP.Bảo Lộc cho biết, quán cà phê Khuyết ra đời từ ước mơ của các thành viên trong Ban Chấp hành Hội về một không gian làm việc thân thiện, tạo môi trường để các hội viên khuyết tật có thể gặp gỡ, giao lưu, học hỏi và phát triển bản thân.

Kinh phí xây dựng quán cà phê Khuyết đến từ Chương trình Thần tài gõ cửa của Đài Truyền hình Vĩnh Long và sự hỗ trợ của nhiều mạnh thường quân, nhà hảo tâm.
Mỗi ly cà phê tại đây không chỉ là thức uống mà còn chứa đựng cả sự nỗ lực, vươn lên của các hội viên khuyết tật, thể hiện thông điệp về tình yêu thương và nghị lực phi thường.
Tại không gian quán cà phê Khuyết còn trưng bày rất nhiều sản phẩm của các hội viên như sách, tranh bướm, các sản phẩm thủ công, đông trùng hạ thảo,…

Thời gian tới, Hội Người khuyết tật TP.Bảo Lộc sẽ tiếp tục đầu tư thêm bàn ghế, cây xanh để tạo không gian thân thiện, ấm áp, thư thái cho thực khách khi đến quán. Một phần lợi nhuận của quán cà phê Khuyết sẽ được dùng để thành lập quỹ để hỗ trợ các hội viên khó khăn.
Xem thêm: Niềm vui từ những món quà nhỏ tại một quán cà phê ở Biên Hòa
Đọc thêm
Mỗi tháng 2 lần, nhóm bạn trẻ Biên Hòa Xanh lại tụ tập cà phê ở những công viên đông người để thực hiện việc nhặt rác cùng nhau.
"Hãy cẩn thận với những chi phí nhỏ. Vì một vết nứt nhỏ cũng có thể làm chìm cả con tàu lớn", Jaspreet Singh nói.
Theo những nhân viên văn phòng này, họ thấy chi tiền mua cà phê để thỏa mãn nhu cầu cá nhân có lợi hơn là tiết kiệm những đồng xu lẻ đó.
Tin liên quan
Hơn 12 năm qua, lớp cắt may Phố Xưa của anh Nguyễn Duy Long đã giúp đỡ, dìu dắt cho không ít người phụ nữ khuyết tật có được một cái nghề nuôi sống bản thân, giúp đỡ gia đình.
Giữa nhịp sống hối hả, câu chuyện tình yêu bình dị của đôi vợ chồng khuyết tật, vượt khó khăn, xây dựng gia đình hạnh phúc đã truyền cảm hứng sống tích cực cho rất nhiều người.
Hơn 10 năm nay, đều đặn thứ 2 và thứ 6 hàng tuần, họa sĩ Nguyễn Hoàng lại vượt hàng chục cây số về huyện Củ Chi để dạy vẽ miễn phí cho trẻ em khuyết tật.
Bài mới

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.

Tiến sĩ Bùi Hải Hưng là một trong những nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (Al), hiện đang là Viện trưởng Viện trí tuệ Nhân tạo VinAI Research. Năm 16 tuổi ông từng giành huy chương Olympic Toán quốc tế, lấy bằng tiến sĩ tại Úc năm 25 tuổi, giữ vị trí chuyên gia máy học tại Adobe Research và nghiên cứu cấp cao tại Google DeepMind.