Hơn 15 năm miệt mài bên lớp học tình thương của chàng trai 9x Sài Gòn
Hơn 15 năm qua, lớp học tình thương của 9x Sài Gòn Huỳnh Quang Khải vẫn bền bỉ hoạt động.

Người thầy nghiệp dư dốc lòng vì trẻ khó khăn
15 năm qua, anh Huỳnh Quang Khải (SN 1993, TP.HCM) luôn dốc sức dạy học ở "Lớp học tình thương Ngọc Việt". Anh cho biết, công việc chính của anh là hướng dẫn viên du lịch, nhưng khi tan làm thì là "thầy giáo nghiệp dư".
Năm 2008, anh nhận thấy trong khu phố có nhiều trẻ em khốn khó, tuổi còn nhỏ nhưng không được đi học, phải đi nhặt ve chai, bán vé số,... mưu sinh. Thương các em, anh bỏ tiền túi, mở ra lớp học miễn phí cho các em.

Không có chuyên môn sư phạm, anh phải mày mò từng chút một để có kiến thức dạy các em. Tủ sách của 9x Sài Gòn đầy ắp sách giáo khoa và sách tham khảo từ lớp 1 đến lớp 5. Do mỗi bạn lại có trình độ khác nhau, anh đành soạn giáo án riêng. Nghe thì vất vả, nhưng nhiều năm qua, chưa một lần anh Khải nghĩ tới chuyện bỏ cuộc.
Ban đầu, căn gác nhỏ của anh chính là nơi dạy học. Lớp học tình thương khi ấy chỉ có 10 em, sau đó lại thêm nhiều em nữa. Căn gác dần trở nên chật chội, anh đành trải bạt, đốt nến dạy học. Sau này, anh lại sắm thêm mấy cái bàn nhỏ, kéo điện về dạy học.

Khổ nỗi, lớp học ấy ngồi ngoài sân, không tường không mái, đến mùa mưa đành tạm đóng cửa. Rất may, nhờ bạn bè và khách đi tour giúp đỡ, lớp học cũng có thêm chiếc mái che mưa, che nắng và một ít bàn ghế cho các bé ngồi.
Người ta thấy anh đi tour từ sáng sớm, chiều tối về lại đứng lớp giảng bài. Nhiều bữa về đến nhà chẳng kịp ăn cơm, hàng xóm có người mang cho bát canh, có người mang cho mẩu bánh, ăn qua loa rồi anh lại vội vào lớp học. Lượng học sinh cứ vậy mà tăng dần theo thời gian. Đã có lúc, có tới hơn 100 em nhỏ đi học, khát khao đón nhận tri thức.
Tiếp lửa cho tương lai
Nhận thấy lớp học ngày càng đông, anh Khải quyết định xây dựng hẳn một lớp học khang trang. Biết chuyện, nhiều bạn bè trên facebook của anh đã chia sẻ, quyên góp được số tiền 60 triệu đồng. Để duy trì và sắm sửa mua trang thiết bị cho lớp học, con số lên đến hơn 100 triệu đồng.

Anh bàn với vợ, bên nội, bên ngoại đã cho những món quà như nhẫn cưới, dây chuyền và vòng tay... Chị Thanh Hà - vợ của anh cũng đồng ý bán số vàng cưới là của hồi môn để hỗ trợ lớp học. Những ngày anh bận đi làm, chị là người thay anh đứng lớp.
Nhờ mọi người giúp đỡ, lớp học đã đường hoàn thiện, khang trang và đầy đủ. Anh Khải tâm sự: "Tới tận bây giờ tôi không thể ngờ lớp học của mình lại khang trang đến vậy".

Lớp học tình thương diễn ra từ thứ 2-7 hàng tuần, từ 18h30 đến 21h. Học sinh rất đa dạng lứa tuổi, từ 8 - 19 tuổi đều có. Các em ban đầu được dạy Toán và Tiếng Việt từ lớp 1 - lớp 5, kèm theo những bài học cuộc sống đắt giá.
Từ cuối năm 2022, một đồng nghiệp của anh Khải là chị Nguyễn Thị Hoàng Thy biết chuyện, đã đăng ký hỗ trợ dạy tiếng Anh cho các em. Chị Thy tâm sự: "Khi thấy Khải mở lớp dạy cho các bé có hoàn cảnh khó khăn mình rất cảm phục tấm lòng của Khải, mình cũng muốn góp sức để cho lớp học phát triển hơn".
Để tạo động lực cho các em học sinh phấn đấu trong học tập thầy Khải còn phát thưởng bằng những đồng xu cho các em chăm ngoan, học giỏi đổi quà. Phần quà có thể là chai nước ngọt, hộp bánh, thùng mì hay bao gạo tùy vào số xu các em tích được, càng nhiều xu phần thưởng càng lớn. Với hoàn cảnh gia đình nghèo khó đa phần các em học sinh đều đổi gạo.

Không chỉ vậy, cứ vào mùng 1 âm hay ngày rằm, vợ chồng anh Khải và các em học sinh lại chung tay là điều tử tế. Họ cùng làm những chiếc bánh mì, những suất cơm miễn phí gửi tới người dân có hoàn cảnh khó khăn trong phường. Anh Khải tâm niệm, ngoài việc dạy chữ cho các em nhỏ còn phải dạy các em nhân cách, đạo đức làm người.
Giờ đây, lớp học tình thương tạm bợ năm nào đã trở thành "Điểm học phổ cập phường Hiệp Thành". Đều đặn cứ 6 buổi/tuần, vợ chồng anh Khải lại đồng hành cùng các bạn nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, gieo con chữ, dạy nết người.
Tổng hợp theo Diệu Huyền/QĐND
Xem thêm: Lớp học vùng cao gieo tri thức cho học trò nghèo của cô giáo người Thái
Đọc thêm
Sáng ngày 16/4, UBND xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải phối hợp cùng Quỹ Steve Bùi và những người bạn, nhóm Nhịp cầu hạnh phúc cùng các nhà hảo tâm tổ chức lễ Khởi công xây dựng điểm trường Mầm non Họa Mi tại bản Tà Chí Lừ.
Sáng ngày 15/4, UBND huyện Mù Cang Chải phối hợp cùng Quỹ Steve Bùi và những người bạn, nhóm Nhịp cầu Hạnh phúc và các nhà hảo tâm cùng tổ chức lễ khởi công xây dựng cầu dân sinh bản Ít Thái, xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.
Mới 7 tuổi, nhưng cô gái nhỏ Đoàn Minh Vi đã khiến nhiều người nể phục, bởi không chỉ học giỏi, tài năng mà còn có tấm lòng nhân ái.
Tin liên quan
Sống Đẹp xin gửi đến bách gia trọn bộ văn khấn Mùng 1 tháng 3 Âm năm 2023 cập nhật đầy đủ nhất để thuận tiện cho việc lễ cúng với thần linh, gia tiên.
Đây là một vấn đề nghị luận xã hội rất hay và ý nghĩa mà các bạn học sinh nên tham khảo.
Bài mới

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.

Tiến sĩ Bùi Hải Hưng là một trong những nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (Al), hiện đang là Viện trưởng Viện trí tuệ Nhân tạo VinAI Research. Năm 16 tuổi ông từng giành huy chương Olympic Toán quốc tế, lấy bằng tiến sĩ tại Úc năm 25 tuổi, giữ vị trí chuyên gia máy học tại Adobe Research và nghiên cứu cấp cao tại Google DeepMind.