7 bài học về sự lãng phí khiến bạn không thể nghỉ hưu sớm

Steve Adcock là 1 chuyên gia về tài chính cá nhân có nhiều bài viết đăng trên MarketWatch, Forbes and Business Insider. Từng là 1 kỹ sư phần mềm, anh chọn cách nghỉ hưu sớm ở tuổi 35. 

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Dưới đây là bài chia sẻ của anh trên CNBC: 

Nghỉ hưu sớm không phải là điều dễ dàng nhưng tôi và vợ mình đã làm được điều đó. Ngoài số tiền cho các kế hoạch tiết kiệm hưu trí và đầu tư vào thị trường chứng khoán, phần lớn thành công của chúng tôi đến từ việc cắt giảm chi tiêu. 

Ban đầu, đó là việc khá khó khăn vì cũng giống như hầu hết mọi người, tôi không bao giờ thuộc tuýp người tiết kiệm. Tuy nhiên, khi từ  bỏ thói quen chi tiêu sai lầm của mình , khoản tiết kiệm khi nghỉ hưu của chúng tôi bắt đầu tăng vọt.

Một báo cáo năm 2019 của Ladder- một công ty bảo hiểm nhân thọ, cho thấy người lớn trung bình chi 1.497 USD mỗi tháng cho những thứ không cần thiết. Việc cắt giảm chi tiêu chỉ là một phần của giải pháp tiết kiệm để nghỉ hưu sớm, nhưng lại rất hiệu quả. 

Có rất nhiều thay đổi đơn giản giúp chúng ta tăng khoản tích luỹ, một trong những thay đổi đó là ngưng chi tiền vào 7 thứ sau đây:

Bài học số 1: Lãng phí tiền bạc vào việc ăn ngoài hàng

Theo một cuộc khảo sát năm 2019 với hơn 2.000 người Mỹ, 69% cho biết họ lãng phí tiền khi đi ăn ở ngoài. 

Ăn ngoài tuy ngon nhưng không hề rẻ. Courtney và tôi đã từng chi khoảng 750 đô la mỗi tháng cho việc ăn ngoài (tính cả giao hàng và đồ uống). Cứ như vậy, con số đó lên đến 9.000 đô la mỗi năm, vì vậy bạn có thể tưởng tượng chúng ta đáng ra đã có thể tiết kiệm được rất nhiều tiền bằng cách tự nấu ăn ở nhà. 

7-bai-hoc-ve-su-lang-phi-khien-ban-khong-the-nghi-huu-som-0

Tất nhiên, thỉnh thoảng chúng tôi vẫn “nuông chiều” bản thân bằng một vài buổi  đi chơi, nhưng để giúp kiểm soát chi phí, chúng tôi không gọi đồ uống hoặc chỉ sử dụng đồ uống tặng kèm hoặc miễn phí.

Chúng tôi cũng không chọn món khai vị hoặc món tráng miệng, điều này có thể dễ dàng giúp chúng tôi tiết kiệm thêm 15 đô la hoặc hơn. 

Bài học số 2: Nâng cấp điện thoại để chạy theo trào lưu

Thật khó để chối từ những lời quảng cáo hấp dẫn từ các thương hiệu điện thoại như Apple, Samsung mỗi lần ra mắt sản phẩm mới. 

Tuy nhiên, những chiếc điện thoại ngày nay tiên tiến đến mức chúng có thể sử dụng trong một thời gian dài mà vẫn đáp ứng được nhu cầu cơ bản trong công việc và cuộc sống. 

Do vậy, dù các tính năng được cập nhật rất hay, nhưng chúng ta cũng không nên tốn nhiều tiền chỉ để chọn một phiên bản nâng cấp hơn điện thoại cũ một chút nếu không thực sự cần thiết.

Nếu chiếc điện thoại hiện tại của bạn gặp các vấn đề kỹ thuật, việc mang nó đến cửa hàng để sửa chữa trước có thể giúp bạn tiết kiệm hàng trăm đô la.

Courtney và tôi đã giữ những chiếc điện thoại cũ của mình trong hơn bốn năm trước quyết định mua điện thoại mới vào năm ngoái. Đối với quyết định không nâng cấp điện thoại, mỗi năm, chúng tôi tiết kiệm được tới 1.500 đô la. 

Thay vì sở hữu một thiết bị công nghệ bị mất giá mỗi năm, chúng tôi nghĩ rằng nên đầu tư số tiền đó vào việc đánh giá tài sản trên thị trường chứng khoán.

Bài học số 3: Chi tiêu quá nhiều vào việc mua quần áo

Theo một báo cáo của GOBankingRates năm 2019, người Mỹ trung bình dành khoảng 1.866 đô la mỗi năm trên cho quần áo và làm đẹp, mà làm tròn lên 25 chi phí chung và dữ liệu sử dụng từ US Census Bureau và National Retail Federation.

Thời trang là thứ dễ bị thay đổi, những phong cách cũ nhanh chóng được  thay thế bằng một số xu hướng đương đại khác. Vì vậy, trước khi mua hàng, hãy tự hỏi bản thân xem bạn có thực sự cần hay không.

7-bai-hoc-ve-su-lang-phi-khien-ban-khong-the-nghi-huu-som-5

Quy tắc mua quần áo của tôi rất đơn giản: Mua ít đi. Tôi chỉ mua những thứ cần thiết, và sử dụng chúng lâu nhất có thể. Trung bình, tôi chỉ bước chân vào trung tâm mua sắm hai đến ba lần mỗi năm và chỉ tiêu từ 50 đến 100 đô la cho mỗi lần sắm sửa.

Bài học số 4: Tin vào sự may rủi của vé số

Cơ hội để chiến thắng khi mua vé số là rất nhỏ – và khi so sánh với các chiến lược đầu tư cơ bản, chẳng hạn như liên tục đóng góp vào tài khoản hưu trí, thì việc chi vài đô la cho vé số chẳng có ý nghĩa gì.

Tuy nhiên, nếu vài đô la đó sau nhiều lần cộng lại cũng là một khoản tiền lớn. Theo một báo cáo năm 2019 từ Bankrate, mỗi người tiêu dùng trung bình chi khoảng 86 đô la vào vé số mỗi tháng. 

Điều điên rồ hơn là 59% trong số những người thuộc thế hệ thiên niên kỷ tin rằng trúng số là một cách hợp lý để nghỉ hưu sớm.

Tuy nhiên, theo một  cuộc thăm dò năm 2019 từ ứng dụng đầu tư Stash,  việc từ bỏ trò chơi đỏ đen này có thể giúp bạn tiết kiệm khoảng 1.032 đô la một năm. Vậy nên, đừng phung phí tiền của mình nữa!

Bài học số 5: Lãng phí vào chế độ bảo hành mở rộng

Bảo hành mở rộng là chế độ bảo hành trả phí để kéo dài thời hạn bảo hành của thiết bị điện tử nói chung đã trở thành một “ngành kinh doanh” lớn. 

Một nghiên cứu năm 2018 của Đại học Stanford cho thấy rằng người tiêu dùng thường trả quá nhiều cho các loại bảo hành kéo dài bởi vì họ đánh giá quá cao khả năng một sản phẩm sẽ cần sửa chữa nhiều lần.

Tuy nhiên, các gói dịch vụ này hoạt động giống như bảo hiểm và đối với mỗi đô la bạn chi tiêu, bạn có thể sẽ chỉ nhận lại được một xu. Trước khi mua những mặt hàng Big-ticket (giá cao), chúng tôi luôn nghiên cứu để đảm bảo mua được mặt hàng chất lượng cao, ít có khả năng bị hư hỏng.

Nếu bạn thực sự nghĩ rằng bạn cần được bảo hành mở rộng, hãy luôn đọc kỹ chính sách của bên cung cấp dịch vụ. 

Trong một số trường hợp, bạn không đủ điều kiện để được bảo hành do cho các thiệt hại ngẫu nhiên hoặc yêu cầu bồi thường có thể bị từ chối nếu bạn không tuân theo các hướng dẫn bảo trì định kỳ.

Bài học số 6: Đổ tiền bạc vào truyền hình cáp nhưng không dùng tới

Giá truyền hình cáp đã tăng chóng mặt trong những năm qua. Tuy nhiên, thời thế đã thay đổi, với số lượng các dịch vụ phát trực tuyến có sẵn, việc bỏ truyền hình cáp là một sự thay đổi dễ dàng đối với chúng tôi.

Thay vì trả hơn 100 đô la mỗi tháng cho truyền hình cáp, giờ đây chúng tôi chỉ cần trả 49,99 đô la mỗi tháng cho YouTube TV, bao gồm các kênh địa phương cũng như nhiều kênh khác trên dịch vụ cáp hoặc vệ tinh, rất tiết kiệm !

Bài học số 7: Tốn tiền bạc vào mua hàng quá nhiều

Đừng dễ dàng bị cám dỗ bởi bất cứ thứ gì bạn chưa cần hoặc không cần. Đã có rất nhiều lần tôi phải đắn đo về việc mua ngay một bịch giấy vệ sinh với giá rẻ chỉ vì lúc đó nó “có vẻ như là một món hời”, mặc dù đã có sẵn ở nhà.

Mua hàng lớn là việc nguy hiểm nhất. Ví dụ, chiếc xe đạp Peloton đó có vẻ như là một khoản đầu tư thông minh ở hiện tại, đặc biệt là khi bạn đang cố thuyết phục bản thân rằng bạn sẽ sử dụng nó hàng ngày. Nhưng nếu bạn định trả $ 1,995 cho một chiếc xe đạp tập thể dục, hãy suy nghĩ nghiêm túc về việc sử dụng nó thay vì để nó bám bụi trong nhà kho.

Xem thêm: Nữ sinh nghèo cắn răng "mượn" tiền phúng điếu của bố đi học: Con hứa sẽ không để lãng phí!

Đọc thêm

Nữ chuyên gia tâm sự, việc tiết kiệm tiền tỷ sau 3 năm là điều không hề dễ dàng, nhưng không phải là bất khả thi.

Mang cơm đi làm, không đi chơi tối, nữ chuyên gia thành công tiết kiệm tiền tỷ sau 3 năm: Chi tiền chỉ để 'lấy le' là lãng phí
0 Bình luận

Thời gian nghỉ ngơi, thư giãn khoảng 30 phút buổi trưa có thể tạo ra sự khác biệt lớn, thế nhưng hiếm dân công sở nào ý thức được điều này.

Muốn sự nghiệp thành công rực rỡ, dân công sở đừng lãng phí 30 phút buổi trưa
0 Bình luận

Câu chuyện của một người đàn ông đã về hưu này khiến nhiều người suy ngẫm, nhận thức được tầm quan trọng của việc tiết kiệm.

Xấu hổ vì ngày trẻ sống lãng phí, về già rỗng túi: Giàu sang cỡ nào, cũng phải biết tiết kiệm!
0 Bình luận


Bài mới

Người xưa nói: 2 người này gõ cửa tới nhà, tuy phiền nhưng sẽ có nhiều tài lộc

Người xưa dựa vào những kinh nghiệm lâu đời để đưa ra những đúng kết có giá trị, ví như 2 người sau được người xưa xem như "thần tài" gõ cửa đến nhà thì gia đình ắt có sinh khí, tài lộc.

Cô giáo Ninh Bình kiếm 33 tỷ mỗi năm hé lộ bí quyết vừa dạy học vừa làm giàu

Cô giáo trẻ Trần Thùy Nhi  kiếm 33 tỷ/năm nhờ bán sản phẩm từ làng nghề truyền thống cho khách quốc tế.

Nể phục người Do Thái: Không tiền, không quan hệ vẫn giàu, bí quyết nằm ở việc họ sở hữu 3 thứ này

Không chỉ chăm chỉ và kiên trì, người Do Thái còn khiến thế giới nể phục và học hỏi bởi triết lý làm giàu vô cùng đơn giản.

Bạn nghèo không phải vì bạn thiếu tiền mà bởi bạn thiếu điều quan trọng này: Đó là gì?

Nếu bạn không nhổ tận gốc rễ của sự nghèo đói thì các nhánh của sự giàu có cũng không còn có chỗ để phát triển nữa.

Thua đời 1 - 0: Khi bạn vẫn 'ngủ nướng', người thành công đã làm xong 12 điều này

Khi bạn đang chìm đắm trong giấc ngủ, người giàu đã làm xong đủ thứ việc. Khi bạn đang lưng chừng núi, người thành công đã đứng trên đỉnh.

Tác giả ‘Cha giàu, cha nghèo’: Thực chất, hệ thống giáo dục dạy con người để ‘nghèo’

Thực chất, hệ thống giáo dục dạy con người để ‘nghèo’ bởi nó được thiết kế để dạy chúng ta trở thành một người làm công ăn lương chứ không bao giờ dạy chúng ta về tiền bạc. 

Bắt chước thói quen của người đàn ông có 107 tỷ USD, tôi thấy mình cũng 'giàu' lên bất ngờ chỉ sau 3 ngày

Thói quen hàng ngày của vị tỷ phú này giúp ông tích lũy và làm giàu cho bản thân mỗi ngày, bắt đầu từ những việc tưởng chừng như không có ý nghĩa với nhiều người.

Triệu phú tự thân Jonathan Sanchez và 5 thói quen tiết kiệm 'bất di bất dịch'

Mặc dù sở hữu khối tài sản triệu đô nhưng vị triệu phú tự thân Jonathan Sanchez vẫn duy trì thói quen sống tiết kiệm mỗi ngày.

Có nên xuống tiền mua nhà đất khi lãi vay xuống thấp?

Giá bất động sản được dự báo giảm, lãi suất thấp chỉ cố định trong thời gian đầu sau đó thả nổi nên người vay cần cân nhắc dòng tiền trả nợ.

Tỷ phú Bill Gates hé lộ 3 bài học đắt giá để chạm đến thành công: 'Đừng để mất hàng thập kỷ mới nhận ra bài học này như tôi'

“Việc tự cho bản thân nghỉ ngơi một chút không biến bạn thành người lười biếng. Vậy mà tôi đã mất một thời gian dài để học được điều đó", Bill Gates nói.

Từ cuốn 'Cha giàu, cha nghèo': Kiểu LÀM NHIỀU, NGHĨ NGẮN là nguyên nhân gốc rễ của NGHÈO ĐÓI TRƯỜNG KỲ

Bạn biết không, người nghèo làm việc vì tiền, người giàu bắt tiền làm việc cho họ.

Tỷ phú Warren Buffett khuyên: Sau 30 tuổi, kiên trì làm 3 việc để đổi đời và giàu có

Trở nên thành công và giàu có khi bước vào tuổi 30 không phải điều quá khó khăn, quan trọng là bạn có kiên trì, có ý chí và có thấm được những lời khuyên của tỷ phú Warren Buffett hay không. 

10 khẩu nghiệp tuyệt đối phải tránh ở đời

Sống ở đời, nếu không giúp ích cho người khác thì nên im lặng. Bởi khẩu nghiệp là nghiệp nặng nhất của đời người.

100 người đối mặt nghịch cảnh, có tới 97 người thất bại, hiếm hoi 3 người thành công: Lý do là gì?

Bạn có tin không, có một khoảng cách lớn giữa những gì người bình thường nghĩ về con đường thành công và cách những người thành công biết con đường thực sự dẫn đến thành công.

Từ cậu bé nghèo đến triệu phú: Để giàu có hãy cưới đúng người và tiêu tiền 'vô tư' ở những khoản này

Tuổi thơ nhọc nhằn đã giúp vị triệu phú này có góc nhìn đa chiều về tiền bạc và tự xây dựng được những nguyên tắc làm giàu cho riêng mình.

Triệu phú tự thân nghỉ hưu tuổi 37 hé lộ 99% công thức làm giàu nằm trong 2 quy tắc: Đừng đợi có tiền mới đi đầu tư, chạy theo xu hướng là điều dại dột

Nghỉ hưu ở tuổi 37 với tư cách là một triệu phú tự thân, người đàn ông này có bí quyết làm giàu đi ngược lại với số đông.

Đề xuất