Xưởng bánh mì Pháp dạy nghề cho người trẻ khó khăn
Đều đặn mỗi năm, xưởng bánh mì La Boulangerie Francaise sẽ mở lớp dạy nghề cho khoảng 20 người trẻ có hoàn cảnh khó khăn và hỗ trợ, kết nối việc làm cho họ sau khi tốt nghiệp.

4 giờ sáng mỗi ngày, trong căn bếp rộng 130m2, hơn chục bạn trẻ lại cặm cụi chuẩn bị nguyên liệu, nhào bột, học trở thành thợ làm bánh chuyên nghiệp tại xưởng bánh mì Pháp - La Boulangerie Francaise ở TP Thủ Đức, HCM.
Ra đời từ năm 1999, mỗi năm xưởng bánh mì chất lượng cao này sẽ nhận đào tạo miễn phí cho 20 người trẻ ở độ tuổi 18 – 25. Chương trình đào tạo sẽ kéo dài 1 năm, sau khi tốt nghiệp các học viên sẽ được hỗ trợ kết nối việc làm. Học viên ở xa đến học sẽ ở tại ký túc xá, được hỗ trợ chi phí ăn ở và chỉ đóng 150.000 đồng/tháng.
Bạn Quang Minh (18 tuổi, Khánh Hòa) nhập học được 5 tháng chia sẻ: “Hè lớp 11 và 12 em từng đi làm phụ bàn để kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Sau khi học hết cấp 3, em xin vào xưởng bánh học vì muốn có một công việc ổn định để phụ giúp ba mẹ”.

Bánh baguette truyền thống, sourdough, soft bread, croissants, và pain au chocolat là 5 loại bánh điển hình, được học viên thực hành mỗi ngày. Mỗi buổi học làm bánh sẽ kéo dài khoảng 8 tiếng mỗi ngày, từ thứ 2 đến thứ 7
Chị Nguyễn Thị Nga (27 tuổi) là giáo viên dạy làm bánh ở xưởng được 4 năm, chia sẻ: “Ở lớp, nhìn các bạn tôi lại thấy mình của ngày trước, còn rụt rè, giọng lí nhí, không dám bày tỏ ý kiến hoặc nhờ người khác giúp đỡ. Nhưng sau 6 tháng học, các bạn đã có sự tiến bộ rõ rệt, tự tin hơn, mạnh dạn hơn, kỹ năng làm bánh cũng thành thục hơn”.
Trong buổi thực hành, thay vì được cung cấp tài liệu in sẵn, mỗi học viên phải chủ động ghi chép trực tiếp toàn bộ công thức và lời dặn dò về kinh nghiệm làm bánh để ghi nhớ được lâu hơn. Cuối buổi, lớp học tiến hành phần QC (quality control/ quản lý chất lượng). Các học viên sẽ tập trung lại trao đổi về những vướng mắc, khó khăn với giáo viên, đồng thời lắng nghe nhận xét.

Trong khoá học năm nay, các học viên được chú trọng bồi dưỡng tiếng Anh. Phần lớn nội dung học liên quan đến kỹ năng nghe - nói cơ bản, từ vựng về ẩm thực và sinh hoạt hàng ngày. “Các bếp trưởng lò bánh thường là người nước ngoài. Các thiết bị, dụng cụ nhà bếp được gọi theo tên tiếng Anh. Vì vậy, việc học ngoại ngữ sẽ giúp các bạn làm quen nhanh hơn với môi trường làm việc chất lượng cao, có lộ trình thăng tiến rõ ràng”, chị Thơm Trần, quản lý dự án dạy làm bánh của xưởng bánh mì La Boulangerie Francaise cho biết.
Để tốt nghiệp khóa học, các bạn học viên phải tham gia buổi thi dài 8 tiếng, với các giám khảo là bếp trưởng người nước ngoài, đến từ nhà hàng, tiệm bánh uy tín trong thành phố.
Chị Thơm Trần cũng chia sẻ thêm, đến nay xưởng bánh mì La Boulangerie Francaise đã đào tạo hàng trăm thanh niên có hoàn cảnh khó khăn và khoảng 95% học viên sau tốt nghiệp đều có công việc ổn định tại các khách sạn, khu nghỉ dưỡng, siêu thị và các tiệm bánh nổi tiếng.
Xem thêm: Người phụ nữ bán bánh mì nặng lòng với bệnh nhân nghèo
Đọc thêm
Suốt 5 năm qua, chị Phạm Thị Thanh Tiền (31 tuổi, Sóc Trăng) vừa bán bánh mì, vừa vận động các nhà hảo tâm gây quỹ giúp đỡ cho hàng trăm bệnh nhân nghèo.
Nhìn cách chị bán bánh mì giúp đỡ người đàn ông cơ nhỡ mà tự dưng tôi thấy trong lòng vui vẻ quá chừng, người Sài Gòn của tôi dễ thương quá!
Ở tuổi xưa nay hiếm, bà lão U80 ở TP. HCM thay vì đi du lịch, mua sắm cho bản thân lại dành thời gian, tiền bạc để mở lớp dạy làm bánh miễn phí với tâm niệm cảm ơn cuộc đời.
Tin liên quan
Ths Trần Minh Hải chia sẻ, hành trình giúp đỡ trẻ bụi đời của anh bắt đầu từ việc vô tình đọc được mẫu tin tuyển dụng được in trên mảnh giấy báo bọc ngoài gói xôi vào 30 năm trước.
Hơn 2 năm qua, anh Phạm Văn Phèo (38 tuổi, ngụ ấp Lung Đen, xã Kế An, huyện Kế Sách, Sóc Trăng) đã thực hiện rất nhiều hoạt động thiện nguyện, giúp đỡ người khó khăn.
Ròng rã 2 năm qua, người cha khiếm thính nhận sửa chữa đồ gia dụng lặt vặt, nhặt nhạnh từng đồng nhưng cũng chẳng đủ tiền cho con chữa u não… nhìn con gái bị bệnh tật dày vò, người cha bất lực cầu cứu.
Bài mới

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.