“Trà đầy kinh người, rượu đầy kính người”, tại sao người xưa lại quan niệm như vậy?
“Trà đầy kinh người, rượu đầy kính người”, một quan niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng lại ẩn chứa học vấn và nội hàm văn hóa rất lớn.
“Trà đầy kinh người, rượu đầy kính người” có hàm ý gì?
Rượu phải đầy, trà phải vơi là văn hóa lễ nghi được lưu truyền ngàn năm nay. Tuy rằng nhìn qua trên bề mặt thì đó chỉ đơn giản là việc bưng trà rót rượu, không có đạo lý gì nhiều. Nhưng trên thực tế lại thể hiện ra sự tôn trọng đối với người khác, ẩn chứa tu dưỡng cũng như nội hàm văn hóa sâu sắc của cha ông ta từ ngàn đời nay. Vì thế mà người xưa mới có câu “Trà đầy kinh người, rượu đầy kính người”
Nói cho phức tạp, thì khó chính là ở chỗ cân đối, không thể quá nhiều cũng chẳng được quá ít. “Trà đầy khinh người, rượu đầy kính người” là phép tắc do cổ nhân định ra, phát triển đến ngày nay và trở thành một lễ nghi thông thường mọi người đều nắm được.
Trà là một trong những nét văn hóa đặc sắc nhất của người Á Đông, dù là nông thôn hay thành thị chỉ cần có khách đến chơi nhà thì đều phải bưng trà, rót nước để mời khách. Lúc này, người lớn trong nhà sẽ vừa uống trà, vừa trò chuyện với khách. Còn việc pha trà, rót nước thường sẽ do con nhỏ trong nhà làm. Nhưng thực ra, người lớn không phải không có thời gian pha trà mời khách mà chỉ là muốn chỉ bảo con nhỏ trong nhà đạo đãi đối khách cơ bản nhất.
Trong câu nói “Trà đầy kinh người, rượu đầy kính người”, ý tứ chính là lúc châm trà cho khách thì không thể rót quá nhiều, bởi vì nước trà nóng chẳng những dễ làm khách bị bỏng tay mà khách cũng chẳng có cách nào bưng lên uống được. Làm như thế là không có sự tôn kính đối với khách. Thậm chí, sâu xa hơn một chút hành động này còn mang hàm ý mong khách về cho, chính vì thế mà nhiều nơi coi việc “rót trà đầy” là “bừng trà tiễn khách”.
Văn hóa thưởng trà coi trọng việc xem màu sắc, ngửi hương thơm, nếm hương vị. Dùng trà chiêu đãi khách thì việc gia chủ chú ý trong lúc nói chuyện với khách thì nên mượn hương vị của trà để tạo nên một bầu không khí thảnh thơi, hài hòa. Chính vì thế mới có câu “Châm trà chỉ nên đầy bảy phần, lưu lại ba phần cho nhân nghĩa”. Câu nói này đã thể hiện đầy đủ sự tôn trọng và lễ nghi đối với khách và đây cũng là nét văn hóa đặc sắc được truyền thừa lại.
Khi rót trà cũng nên chú ý rót với tiết tấu chậm rãi, vừa mang ý nghĩa “nước chảy nhỏ thì dòng chảy sẽ dài”, “tương lai còn dài”, mà Trà đạo thường đề cao tính “Liêm”, “Mỹ”, “Hòa”, “Kính” tức là liêm khiết, mỹ lệ, hài hòa và thành kính.
Ta không chỉ để ý việc châm trà mà ngay cả việc uống trà cũng cần phải chú ý. Uống trà phải tránh việc uống một ngậm là hết ngay, chú ý nên uống từng chút một, như vậy mới có thể cảm nhận được hết hương vị của trà.
Còn về văn hóa rượu, cùng với lịch sử văn hóa trà cũng không có quá nhiều sai biệt. Bình thường, lúc rót rượu mọi người đều hô hào “đây vào!”, bởi vậy rót rượu đầy cho khách là thể hiện sự tôn trọng, cho thấy thành ý của mình đối với khách.
Vì trà nóng nên tránh việc rót đầy, rượu thì lại có tính lạnh nên việc rót đầy rượu sẽ không làm khó dễ cho khách. Hơn nữa, việc uống rượu cũng khác so với việc uống trà, uống rượu thường chú ý đến tính hào sảng, phóng khoáng. Ngoài ra, không khí trên bàn rượu cũng rất náo nhiệt chứ không thành nhàn như khi uống trà. Một chén rượu đầy tràn sẽ biểu hiện ra bạn là người đối xử nhiệt tình, bầu không khí vì thế cũng trở nên thân mật, nồng nhiệt hơn rất nhiều.
Ở nhiều địa phương còn các các tục lệ là “3 chén rượu đầu phải đầy, phải uống cạn ly, không say không về”. Ngoài ra, người xưa cũng tổng kết ra 3 nguyên tắc khi uống rượu đó là “Kính”, “Hoan” và “Nghi”, tức là kính trọng, vui vẻ và có chừng mực. Điều này có nghĩa là trong quá trình uống rượu cần thể hiện ra sự thành kính và tôn trọng với đối phương, hai bên uống rượu phải vui vẻ, đồng thời cũng phải giữ được sự chừng mực và thích hợp.
Trong cuộc sống hằng ngày, việc uống rượu hay mời bạn bè một chén trà cũng không cần để ý quá nhiều đến lễ nghi như thế. Nhưng ở những sự kiện quan trọng, buổi tiệc lớn nếu không cẩn thận bạn có thể khiến không khí mất vui, thậm chí có thể khiến cả khách và chủ đều cảm thấy khó xử.
“Trà đầy kinh người, rượu đầy kính người”, là một lễ nghi lưu truyền ngàn năm nay, thể hiện sự tôn trọng đối với người khác rất đáng để chúng ta ngẫm nghĩ và học hỏi.
Xem thêm: Phải trả giá mới có thành công: Không nỗ lực đừng mong có ngày "sung rụng"
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận