Vượt nghịch cảnh, thầy giáo tí hon truyền động lực cho những người khuyết tật
Trở thành người khuyết tật sau cơn sốt bại liệt, Vũ Phong Kỳ (33 tuổi) không đầu hàng số phận, nỗ lực vượt khó, trở thành thầy giáo “tí hon” dạy học và tạo việc làm cho những người đồng cảnh ngộ.

Sinh ra với cơ thể khỏe mạnh, nhưng năm lên 6 tuổi biến cố ập đến đã khiến Vũ Phong Kỳ trở thành người khuyết tật, làm bạn với chiếc xe lăn. Khi ấy, cậu bé Kỳ phải chịu những cơn đau nhức xương khớp kéo dài liên miên, mặc dù bố mẹ ngược xuôi, chạy chữa khắp nơi nhưng bệnh tình vẫn không thuyên giảm. Căn bệnh loãng xương khiến tay chân Kỳ dần yếu đi, chân bị gãy nhiều lần và cơ thể không phát triển được nữa. Đến năm 12 tuổi, Kỳ không thể đứng lên được nữa, mọi sinh hoạt đều phải nhờ vào người khác và việc học cũng dang dở từ đấy.
Suốt khoảng thời gian dài sau đó, Kỳ sống không có định hướng hay mục tiêu gì. Những tưởng cuộc đời cứ thế khép lại, cho đến năm 2014, Kỳ may mắn được một người quen giới thiệu tới trung tâm Nghị lực sống để theo học khóa học về công nghệ thông tin tại đây. Sau khi tiếp xúc với đồ họa Kỳ đã tìm thấy ánh sáng cho cuộc đời mình. Thế là Kỳ quyết tâm nỗ lực, học cho thành thạo công việc này.

Nhờ sự chăm chỉ không ngừng, cùng sự động viên của gia đình, chỉ sau 2 tháng Phong Kỳ đã xuất sắc đỗ kỳ thi tuyển của Công ty TNHH Esoftflow (thuộc Tập đoàn Esoft Systems - một trong những tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch chuyên phát triển, cung cấp các giải pháp và sản phẩm đồ họa) rồi trở thành nhân viên đồ họa, chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp. Thành tựu đầu tiên này không chỉ giúp Kỳ có việc làm với nguồn thu nhập ổn định, mà còn giúp Kỳ lấy lại được tự tin khi bản thân được cạnh tranh bằng năng lực như người bình thường.

Từ một người khuyết tật vốn phải dựa vào người khác để sinh hoạt, Phong Kỳ đã vươn lên trở thành kỹ thuật viên đồ hoạ bậc cao. Sau 4 năm làm việc, tích lũy nhiều kinh nghiệm, không quên nơi đã từng giúp mình tìm được ý nghĩa cuộc đời, theo lời mời của bà Nguyễn Thị Vân – Giám đốc Trung tâm Nghị lực sống, Vũ Phong Kỳ đã quay lại làm giáo viên, dạy nghề cho những người có hoàn cảnh như anh. Từ đây, cái danh “thầy giáo tí hon” đã theo anh được 12 năm. Trong những năm tháng giảng dạy tại trung tâm thầy Kỳ đã giúp đỡ và truyền lửa cho rất nhiều bạn trẻ khuyết tật có động lực sống, có công việc ổn định thay đổi cuộc đời mình.
"Tôi cảm thấy mình cuộc sống của mình có ý nghĩa khi được chia sẻ kiến thức của mình với các bạn có cùng hoàn cảnh. Nhìn họ, tôi nhớ về mình của ngày trước nên mong muốn giúp các bạn có được cái nghề, khẳng định bản thân và cống hiến cho cuộc đời", thầy Kỳ chia sẻ.
Theo Lao Động
Xem thêm: Vượt nghịch cảnh, chàng trai khuyết tật người Mông truyền cảm hứng cho mọi người
Đọc thêm
Dù phải ngồi trên xe lăn từ nhỏ, cô thợ may khuyết tật Phạm Thị Thắm (1992) vẫn kiên trì học nghề may vá cho bằng được, dùng cây kim sợi chỉ nuôi sống bản thân và gia đình.
Chàng trai khuyết tật người Mông - Giàng Seo Vảng (24 tuổi) dù khuyết tật vật động từ nhỏ nhưng vẫn kiên trì theo đuổi con chữ, thay đổi cuộc sống của chính mình.
Không chấp nhận đầu hàng số phận, chàng trai khuyết tật – Phạm Sỹ Long bị liệt toàn thân, dùng miệng vẽ tranh, viết thơ, viết sách…thay đổi cuộc đời mình.
Tin liên quan
Đồng cảm với bà con nông dân vùng hạn mặn, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau nhanh chóng ủng hộ, giúp bà con sớm vượt qua khó khăn, ổn định đời sống và canh tác.
Tuy bản thân bị khiếm thị bẩm sinh, nhưng nữ sinh Nguyễn Diệu Linh vẫn giữ tinh thần lạc quan, hết lòng tham gia việc tình nguyện.
Em Trưởng Văn Tuấn đang rất cần được cộng đồng chung tay giúp đỡ để có điều kiện đi chữa bệnh và mua thuốc.