Không khuất phục trước nỗi đau da cam người đàn ông vươn lên làm giàu
Ý chí kiên cường và tinh thần lạc quan chính là liều thuốc quý giúp ông Huỳnh Thanh Tùng (Krông Bông, Đắk Lắk) vơi bớt nỗi đau da cam, vươn lên trong cuộc sống.

Từng tham gia kháng chiến chống Mỹ, ông Tùng không nghĩ rằng chất động da cam lại ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của mình sau này đến vậy. Không chỉ sức khỏe của bản thân ông bị sụt giảm nghiêm trọng, mà con trai thứ 5 của ông cũng bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam, dẫn đến bại não, dị tật suốt đời.
Nỗi đau chồng chất nỗi đau, nhưng với tinh thần lạc quan, đức tính cần cù, chịu khó ông Tùng vẫn mạnh mẽ vượt qua nghịch cảnh, để cho bản thân và gia đình một cuộc sống tốt hơn.
Trên 2 ha đất canh tác gia đình tích cóp mua được, ông Tùng chọn cà phê làm cây trồng chủ lực, sau đó vay thêm vốn để trồng xen canh vào các loại cây khác như tiêu, cau, bơ,… Nhờ chịu khó học hỏi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác, chăm sóc cây trồng nên vườn phát triển xanh tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Đến nay, ông Tùng đã chia bớt phần đất đai cho con cái, chỉ giữ lại 6 sào để làm lụng. Theo chia sẻ, nếu được mùa mỗi năm ông có thể kiếm được từ 150 – 200 triệu đồng.
“Số phận đã không may mắn với mình, thì mình càng không được khuất phục, phải vươn lên để con cháu noi theo”, ông Tùng nói.
Điều kiến người đàn ông này phấn khởi nhất là giờ đây đã trả hết được nợ nần, nhà cửa ổn định, dù bản thân có hay đau ốm nhưng ông vẫn luôn giữ tinh thần lạc quan, lấy việc chăm chút vườn cây làm niềm vui tuổi về già.
Ông Nguyễn Đình Thanh, Chủ tịch Hội NNCĐDC/dioxin huyện Ea Kar cho hay, trong số hơn 150 NNCĐDC của huyện đang được hưởng chế độ chính sách của Nhà nước, có những người nỗ lực vượt qua nỗi đau da cam, tích cực lao động sản xuất, trở thành điển hình tiên tiến, vươn lên làm giàu chính đáng như vậy và anh Huỳnh Thanh Tùng là một tấm gương điển hình. Đó thực sự là điều đáng mừng không chỉ cho chính bản thân họ mà còn là nguồn động viên, động lực cho các NNCĐDC giữ vững tinh thần vươn lên trong cuộc sống, không đầu hàng số phận.
Xem thêm: 9x Bắc Ninh vượt nghịch cảnh, tìm ra đam mê tái chế rác thải thành đồ chơi bắt mắt
Đọc thêm
Sinh ra với đôi chân không lành lặn, cô gái khuyết tật Hoàng Thị Phương (SN 2002, Thanh Hóa) đã nỗ lực không ngừng để trở thành tấm gương sáng trong cộng đồng.
Đối diện với nghịch cảnh, chị Nguyễn Thị Xuân (Hà Nam) đã mạnh mẽ vượt qua, không chỉ thay đổi cuộc sống của mình mà còn giúp đỡ, truyền động lực vượt khó cho nhiều người khác.
Dù bị khuyết tật cả hai chân, người phụ nữ Ê Đê - H’Yar Kbour vẫn ngày đêm miệt mài giữ lửa, truyền nghề dệt may truyền thống của dân tộc mình.
Tin liên quan
Từ chỗ tuyệt vọng, tìm mọi cách để giải thoát bản thân sau biến cố tai nạn liệt toàn thân, anh Nguyễn Ngọc Hà nỗ lực vươn lên trở thành ông chủ 2 công ty.
Bà Sáu cảm thấy an ủi tuổi già, ít ra còn có đứa con nghị lực, chăm chỉ làm ăn và hết lòng kề cạnh, chăm sóc quan tâm bà…
Những ngày chiến đấu với tử thần trên giường bệnh, nguồn động lực sống duy nhất của anh Nguyễn Thanh Tuấn chính là mẹ...
Bài mới

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.

Tiến sĩ Bùi Hải Hưng là một trong những nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (Al), hiện đang là Viện trưởng Viện trí tuệ Nhân tạo VinAI Research. Năm 16 tuổi ông từng giành huy chương Olympic Toán quốc tế, lấy bằng tiến sĩ tại Úc năm 25 tuổi, giữ vị trí chuyên gia máy học tại Adobe Research và nghiên cứu cấp cao tại Google DeepMind.