Đáng sợ nhất trên đời không có gì khác ngoài “vô danh”: Phải làm gì khi giá trị với đời chỉ là con số 0?

Đáng sợ nhất trên đời không phải ngu dốt, cũng chẳng phải thất bại mà chính là vô danh. Đến khi đã đủ trưởng thành để nhìn thấy sự thất bại và gian nguy, người lại trăn trở tại sao bản thân bao nhiêu năm qua vẫn chỉ là kẻ vô danh với đời?

Diệu Nguyễn
19:30 10/03/2022 Diệu Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Đáng sợ nhất trên đời không có gì khác ngoài “vô danh”

Trong xã hội, chúng ta sợ nhất là kiểu người tiểu nhân, nham hiểm, độc ác có thể bất chấp thủ đoạn để mưu lợi cho mình. Chúng ta cũng dè dặt với kiểu người ngụy quân tử, miệng nam mô nhưng bụng một bồ dao găm, lúc nào cũng có thể phản bội, đâm sau lưng bạn bè.

Trong sự nghiệp, chúng ta lại sợ rơi vào cảnh làm ăn thất bại, sợ sa cơ lỡ vận đi đến đường trắng tay. Đã từng có được nhưng rồi lại mất đi chính là chặng đường khó mà không phải ai cũng đủ sức vượt qua lần nữa.

Dang-so-nhat-tren-doi-khong-co-gi-khac-ngoai-vo-danh-2

Tuy nhiên, khi thời gian quan đi, rèn giũa tâm trí con người càng kiên định hơn thì chúng ta lại chẳng lo lắng nhiều về những điều ấy nữa. Binh tới tướng chặn, nước đến đất ngăn, dù có thất bại cũng đủ bản lĩnh để tự mình đứng dậy. Vào thời điểm ấy, con người ta sẽ thấy rằng điều đáng sợ nhất trên đời không có gì ngoài hai tiếng “vô danh”.

Đôi khi, vì tranh đấu cả đời để thắng thua, để được mất, muốn giành lấy những giá trị cho mình mà quên mất tự hỏi bản thân rằng: Mình có đem lại giá trị gì cho họ? Đó nên là câu hỏi cần đặt ra trước khi gặp gỡ và kết giao với bất cứ ai.

Bởi nền tảng của một mối quan hệ bền vững chính là khi bản thân tạo ra được giá trị. Lúc ấy, ai cũng sẽ cảm kích mà sẵn sàng mang lại giá trị to lớn hơn những gì bạn có thể tưởng tượng ra.

Phải biết rõ giá trị của bản thân để tìm cơ hội được tỏa sáng

Một giáo viên lên lớp nhất định phải đem tới tri thức nằm trong những bài giảng. Một diễn giả đứng trước hàng trăm người đang lắng nghe nhất định phải đưa ra những luận chứng, luận cứ thuyết phục. Một bác sĩ đứng trong phòng mổ phải thực hiện nghĩa vụ cứu người bằng kỹ thuật và kiến thức của bản thân. Người nông dân tạo ra lương thực nuôi sống gia đình và hàng ngàn, hàng vạn người khác. Đó chính là giá trị của mỗi vị trí đem đến cho cuộc đời.

Mỗi cá nhân đều có những đặc điểm tuyệt vời riêng. Đà điểu chân dài chạy nhanh còn đại bàng cánh lớn thì sở hữu khả năng bay cao. Nếu có người cố chấp huấn luyện đà điểu ở khả năng bay hay bắt ép đại bàng thi chạy thì đương nhiên chúng sẽ chẳng đạt được giá trị nào. Điều đáng sợ nhất trên đời không phải là không làm được, hay thất bại mà là không nhận ra được giá trị, vị trí của mình ở đâu. Bởi chỉ bạn chỉ cần biết rõ các giá trị của mình và chọn các công việc phù hợp, thì giá trị đó sẽ được tỏa sáng.

Dang-so-nhat-tren-doi-khong-co-gi-khac-ngoai-vo-danh-3

Thực tế đã chứng minh, chỉ những người nắm vững được kỹ năng, yêu thích say mê với công việc bản thân đang làm mới có khả năng trở thành người giỏi trong lĩnh vực đó. Từ đó mới có thể cống hiến cho xã hội.

Mặc khác, một khi bản thân đã tin tưởng và đi theo những giá trị đó, thì sẽ giúp định hướng nghề nghiệp chính xác và dẫn bạn đến con đường thành công. Một ví dụ điển hình cho việc can đảm theo đuổi giá trị của bản thân chính là sự thành công của Steve Jobs khi sáng chế ra máy tính Mac. Steve Jobs  đã biến Mac trở thành chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới có thể lựa chọn font chữ phong phú ngay khi hiển thị. Thông qua đó, ông đã tự thỏa mãn niềm đam mê học về các kiểu thiết kế chữ của mình trước kia.

Hay như nhà bác học thiên tài Thomas Edison suốt bao nhiêu năm ròng luôn bị mọi người cho là kẻ lập dị, kẻ điên, với hàng trăm và thậm chí là hàng ngàn thí nghiệm thất bại không ngừng. Nhưng với niềm đam mê nghiên cứu, ông vẫn không bao giờ dừng lại các hành trình khám phá khoa học của mình. Để rồi khi đạt được vô số thành tựu có thể hoàn toàn thay đổi cuộc sống của cả xã hội trong thế kỷ 20, từ một người vô danh, người ta đã phải gọi Thomas Edison là "Thầy phù thủy ở Menlo Park".

Cuộc sống dài hay ngắn không phụ thuộc vào số ngày chúng ta sống trên đời, cũng như sự thành công hay thất bại cũng không phụ thuộc vào số tài sản mà chúng ta sở hữu trong tay. Mà quan trọng chính là giá trị mà bản thân đã cống hiến cho xã hội là bao nhiêu. Cuộc sống sẽ là vô ích nếu chúng ta sống mà không tạo ra giá trị, không có cống hiến và đóng góp cho chính những người xung quanh, dù ít dù nhiều.

Xem thêm: Người thông minh thường nỗ lực trong âm thầm: Đừng trách đời bất công khi bản thân chưa đủ cố gắng

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận