Cách nấu gạo lứt đúng cách để giữ nguyên giá trị dinh dưỡng

Gạo lứt là một loại thực phẩm thường gắn liền với việc ăn uống lành mạnh. Được coi là một loại ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt được chế biến ít hơn gạo trắng, loại bỏ vỏ, cám và mầm. Gạo lứt chỉ có vỏ (một lớp bọc bảo vệ cứng) được loại bỏ, để lại cám và mầm chứa chất dinh dưỡng.

Minh Hằng
15:29 04/10/2021 Minh Hằng
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Giá trị dinh dưỡng của gạo lứt

- Một chén gạo lứt chứa:

  • Năng lượng: 216
  • Carbs: 44 gram
  • Chất xơ: 3,5 gram
  • Chất béo: 1,8 gram
  • Protein: 5 gram
  • Thiamin (B1): 12% của RDI
  • Niacin (B3): 15% của RDI
  • Pyridoxine (B6): 14% của RDI
  • Axit pantothenic (B5) : 6% của RDI
  • Sắt: 5% của RDI
  • Magiê: 21% của RDI
  • Photpho: 16% của RDI
  • Kẽm: 8% RDI
  • Đồng: 10% của RDI
  • Mangan: 88% RDI
  • Selenium: 27% RDI                                   
    Cach-nau-gao-lut-dung-cach
    Gạo lứt rất giàu giá trị dinh dưỡng
                                                                                                                     

Ngoài dùng để nấu cơm, gạo lứt còn có thể chế biến thành nước gạo lứt, rất tốt cho sức khỏe và sắc đẹp. Những giá trị dinh dưỡng có trong gạo lứt có công dụng như sau:

- Giúp giảm cân: Nước gạo lứt rang có thể giúp giảm cân hiệu quả và lành mạnh. Nước gạo lứt rang rất ít calo, vì vậy có thể giúp ngăn ngừa chất béo tích tụ và đốt cháy calo, giảm cảm giác đói.

- Tăng cường sự trao đổi chất: Gạo lứt có hàm lượng chất xơ cao vì vậy rất tốt cho hệ tiêu hóa, tăng cường sự trao đổi chất. Điều này giúp cho người sử dụng duy trì thân hình lý tưởng.

- Kiểm soát lượng đường trong máu: Ăn gạo lứt giúp giảm lượng đường cần tiêu thụ, tốt cho việc kiểm soát đường trong cơ thể. Đồng thời, ăn gạo lứt cũng giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

- Giảm các cholesterol xấu: Gạo lứt có chứa nhiều chất xơ và vitamin nên sẽ hạn chế được các cholesterol xấu, hạn chế chế nguy cơ gây các bệnh tiểu đường, huyết áp, tim mạch...

- Ngăn ngừa bệnh sỏi thận: Nguyên nhân gây sỏi thận là ăn quá mặn hoặc uống ít nước. Tuy nhiên, những chất xơ có trong gạo lứt có công dụng hạn chế sự hình thành sỏi thận.

- Ngăn ngừa oxy hóa: Gạo lứt có công dụng ngăn ngừa quá trình oxy hóa do vitamin và khoáng chất trong gạo lứt giúp cơ thể đào thải các mầm bệnh nguy hiểm.

- Giúp xương và răng chắc khỏe, ngăn ngừa ung thư: Gạo lứt có một hàm lượng magie cao giúp cho xương chắc khỏe. Bên cạnh đó, thành phần selen và polyphenol có trong thực phẩm này giúp chống bệnh ung thư.

- Ngăn ngừa bệnh do axit uric: Người trẻ cũng có nguy cơ mắc bệnh axit uric, vậy nên, ăn gạo lứt giúp bổ sung khoáng chất, vitamin, chống oxy hóa, kiểm soát nồng độ axit uric trong cơ thể.

- Hạn chế được tình trạng stress: Stress còn có thể gây trầm cảm hoặc là căn nguyên nhiều bệnh nguy hiểm. Vì vậy, các khoáng chất, vitamin có trong gạo lứt sẽ giúp người dùng giải tỏa mệt mỏi sau một ngày căng thẳng.                                           

Cách nấu gạo lứt đúng cách

Để nấu gạo lứt đúng cách trước tiên chúng ta cần biết cách chọn gạo. Có rất nhiều loại gạo lứt như: gạo lứt huyết rồng, lứt đỏ, lứt đen, lứt nâu, lứt dẻo, lứt nếp hoa vàng. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng bản thân mà bạn chọn loại gạo phù hợp. Mua gạo lứt sạch, điểm bán uy tín, nếu thấy gạo không bị mối, mọt thì sử dụng được.

Cach-nau-gao-lut-dung-cach

Bên cạnh đó, mỗi lần ăn, lượng gạo lứt sẽ ít hơn gạo trắng, vì vậy bạn nên mua túi gạo lứt nhỏ để tránh tình trạng gạo tiếp xúc lâu với bên ngoài không khí hoặc bạn có thể mua loại gạo được bảo quản trong túi hút chân không. Dưới đây là cách nấu gạo lứt phổ biến nhất:

Bước 1: Vò sơ qua gạo lứt, sau đó ngâm gạo bằng nước ấm. Thời gian ngâm gạo ít nhất là 1 - 2 tiếng. Lý do phải ngâm gạo lứt là giúp loại bỏ sạn trong gạo cũng như loại bỏ các chất gây khó tiêu, giúp gạo mềm để dễ nấu và dễ ăn hơn. Trường hợp nấu với các loại đậu hay nấu cháo gạo lứt yến mạch thì nên ngâm đậu và yến mạch cùng lúc để nấu cùng với gạo lứt.

Bước 2: Sau khi ngâm với nước, vo gạo lại một lần nữa để kỹ hơn và đổ nước ngâm đi. Tiếp đó, đong nước để nấu cơm với tỉ lệ nước - gạo là 2:1. Tuy nhiên, cần lưu ý một điều là lượng nước đong để nấu cơm phải dựa theo lượng gạo ban đầu trước khi ngâm, bởi sau khi ngâm, gạo đã nở ra rất nhiều, do đó khi nấu cơm sẽ bị nhão, ăn không ngon.

Bước 3: Sau khi đã đong nước vào nồi thì nên cho một ít muối vào cùng rồi bật công tắc. Khi cơm ở chế độ hâm nóng, đợi khoảng 15 - 30 phút cho cơm mềm và nở đều hơn.

Bước 4: Chuẩn bị bữa ăn với cơm gạo lứt thơm ngon hoặc có thể ăn kèm các món ăn theo sở thích.   

Đọc thêm: Top 7 quán đồ Hàn ngon "đỉnh của chóp" ở Hà Nội, ăn là mê

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận