Làng 'nói phét gia truyền' ở Bắc Giang: Lạc quan phơi phới qua những lời nói phét đầy văn thơ

Bao đời nay tục ‘ăn no, nói phét, người cười rụng răng’ vẫn được lưu giữ tại làng Dương Sơn, xã Liên Sơn, huyện Tân Yên (Bắc Giang); không chỉ là nét văn hóa độc đào mà còn truyền thải lối sống lạc quan, yêu đời.

Thùy Nguyễn
11:24 31/08/2021 Thùy Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Thói “nói phét gia truyền” chắc hiếm người nghe; thế nhưng tại làng Dương Sơn, cái tiếng “ăn no, nói phét, người cười rụng răng” đã có một thời vàng kim chói lọi, nổi danh khắp miền Bắc.

Nghe chuyện làng nói phét

Tôi cố lý giải: “Lâu nay con vẫn nghe câu Hoà Làng nói phét có ca - Dương Sơn nói phét bằng ba Hoà Làng. Thế có đúng không vậy cụ?” “Cẩn thận dân Hòa Làng sang vây bắt lại không ai can ngăn, mau đi đi, thừa hơi đến đây gây sự à?” cụ nói với ánh mắt tỉnh bơ khiến tôi định quay xe khỏi làng. Tuy nhiên, khi nhìn sang gốc cây bàng cổ thụ thấy mấy thánh niên tủm tỉm cười, tôi mới biết vừa bị cụ cho ăn... quả lừa.

Cụ bà lúc này mới cười khoái chí: “Muốn nghe văn ca nói phét thì tìm ông Lập bên thôn Chiềng. Ông ấy mà không nói phét sẽ ốm ngay”. Sau đó, cụ gọi 1 thanh niên cho tôi số điện thoại của cụ Lập và dặn dò: “Trước khi đến thì gọi cho ông ấy một tiếng. Phải nói là đến mua mật ong vì ông bán mật, chứ nói đến chơi thì không gặp đâu.” Tôi ngay lập tức gọi và nói theo lời cụ bà, cụ Lập bên kia hào sảng: “Lại nghe mấy bà bên thôn Húng nói hả, sang đây cho mật ong chứ ông không bán”, vậy là tôi lại bị cụ bà lừa một lần nữa.

tim-hieu-ve-lang-noi-phet-gia-truyen-o-bac-giang-1
Làng nói phét Dương Sơn

Theo Vũ Văn Lập (81 tuổi, trú tại thôn Chiềng, xã Liên Sơn), người làng Dương Sơn dù mang tiếng nói phét nhưng không đi lừa đảo hay làm việc xấu. Họ chỉ nói quá câu chuyện, sự việc để mang tiếng giải trí, nghe rồi mới ngẫm ra là đúng. Trước kia, các cụ trong làng thường kể con cháu nghe rằng: “Dân Dương Sơn có thể bắt được quan tây, quan tàu - bỏ mũ, xuống ngựa, cúi đầu chào dân - Dân ưng, dân chịu mới cho vào làng”, nghe thì tưởng nói phét nhưng thực tế, trước đây cổng làng Dương Sơn rất nhỏ và thấp, quan muốn vào làng phải bỏ mũ hoặc xuống ngựa đi bộ mới vào được bên trong.

Bên cạnh đó, nơi đây còn truyền tai về câu chuyện phét việc bán mật ong của cụ Lập như sau:

“Ổ ong một ngày thu được vạn can

Ong no bụng quá xếp hàng đùa nhau

Mật vàng như thể vàng thau

Mời nhau một giọt, mười năm sau vẫn thèm

Thư cảm ơn còn nhiều hơn tiền mặt

Cứ mỗi ngày, mấy chục vạn lá thư

Từ Mỹ, Nga, Trung Hoa, Anh, Pháp

Qua Nhật, Hàn, giáp Đại Tây Dương

Mật ngon xuất khẩu bốn phương

Làm giàu chính đáng, cụ Lập ấm no”.

Một ngày trưa nắng tháng 7, chúng tôi có dịp về xã Liên Sơn nổi danh một thời về thói nói phét bằng ca từ đậm chất văn thơ. Trên đường vào làng Dương Sơn, chúng tôi gặp một cụ bà 80 tuổi liền hỏi: “Thưa cụ đây có phải làng nói phét không ạ?”. Thấy vậy, cụ ngước lên nhìn bằng ánh mắt nghiêm nghị: “Ai bảo ở đây nói phét. Vào đây cứ bô bô cái miệng, vu oan nói phét là thanh niên nó úp sọt, đánh hội đồng đấy”.

Hỏi mới biết, cụ Lập nuôi và bán mật ong, không ít người trong xã đi xuất khẩu lao động ghét qua mua mật ong của cụ mang đi nên nói cụ Lập xuất khẩu mật ong cũng có lý.

Thời 'hoàng kim' của làng nói phét

Khi đến nhà ông Nguyễn Văn Sự (SN 1950) để hỏi chuyện làng, ông lắc đầu “Tôi vừa trải qua trận ốm nặng, phải mổ não, giờ chả nhớ chuyện gì”. Thấy người hỏi chuyện thất vọng, ông liền phì cười. Hóa ra ông vừa ‘nói phét’, sau đó kể về làng và cái tên ‘làng nói phét’ cho mọi người nghe.

Theo ông Sự, từ nhiều năm trước Sơn Dương đã được gọi là làng nói phét với gương mặt đại diện là người nông dân tên Tam, còn gọi là ‘cụ Tam’. Nhà cụ Tam nghèo, không có con cái nhưng lúc nào cũng ngập tràn tiếng cười nhờ tài nói quá của cụ. Đến tận bây giờ, dân làng vẫn lưu truyền nhiều câu chuyện về tài ăn nói của cụ.

tim-hieu-ve-lang-noi-phet-gia-truyen-o-bac-giang-3
Ông Tứ và ông Sự

Khoảng năm 1965, cụ Tam sau một lần lên đào sắn ở đồi sắn cạnh nhà về kể với mọi người: “Hôm đó, tôi đang sốt, người nóng lắm. Đào được củ sắn to, tôi cài vào cạp quần rồi về nhà. Về đến nhà, thấy củ sắn bở tung như vôi”. Ý cụ là bị sốt, người nóng tới mức chín cả sắn. Tuy nhiên, cách kể chuyện hài hước của cụ khiến nhiều người bật cười.

Một lần khác, có nhà thuê cụ Tam lập mái tranh, cụ về kể cho mọi người: “Tôi trèo lên mái nhà lợp tranh, không ngờ mái nhà cao, không cẩn thận bị ngã xuống đống tranh phía dưới. Ba ngày sau, gia chủ bới tranh lên vẫn thấy tôi sống sót, môi còn đỏ tươi”. Nghe cụ nói mọi người chỉ biết phù cười. Sau này cứ thấy ai trèo lên mái nhà đảo tranh, người làng lại cười: ‘Cẩn thận lại ngã như cụ Tam nhé’...

Ngoài ông Sự, ông Vũ Văn Tứ (SN 1965, làng Dương Sơn) cũng kể câu chuyện uốn sừng trâu mà mình được nghe lại: “Theo cụ Tam, đó là con trâu có sừng cong quá đà, không đúng tầm đẹp. Một lần, có người bán vôi đi qua, cụ Tam nghĩ chuyện mua vôi uốn sừng trâu. Cụ nói: ‘Tôi lấy vôi bọc lá chuối sau đó ốp vào sừng trâu, lùa con trâu xuống ao. Trâu xuống ao, vôi tôi ra, nóng quá làm mềm sừng trâu. Thế là tôi tranh thủ uốn sừng theo ý muốn’. Dù biết cụ nói khoác nhưng người nghe vẫn cười bò”.

Sau đó, mọi người cũng dần học cách nói chuyện vui vẻ, hài hước của cụ Tam, sau này phát triển hơn khi trở thành thơ, vè. Theo chị Lê Thị Kim Oanh - phòng văn hóa xã hội xã Sơn Liên, nói quá, nói phét gây cười đã trở thành là nét văn hóa được lưu giữ. Thậm chí nhiều năm trước, ở đây còn  tổ chức cuộc thi nói phét giữa các làng, thu hút được rất nhiều người dân tham gia.

Xem thêm: Lý giải về hội chứng Pica: Khi con người có thể ăn đất cát thay cơm mỗi ngày

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận