Thực hư giai thoại "trấn yểm long mạch" nổi tiếng một thời về Hồ Con Rùa

Nửa thế kỷ trôi qua, nhiều người vẫn không hiểu ý nghĩa của số 99,99m lối đi phía trên cũng như 5 cột chống đỡ của Hồ Con Rùa.

Thùy Nguyễn
12:00 26/10/2021 Thùy Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tọa lạc tại trung tâm TP.HCM sầm uất, nhộn nhịp, Hồ Con Rùa có tên chính thức là Công trường Quốc tế. Đây là nút giao của các tuyến đường quan trọng như Phạm Ngọc Thạch, Trần Cao Vân và Võ Văn Tần. 

Vị trí đắc địa cùng nhiều thăng trầm lịch sử

Hồ Con Rùa nằm ở giao lộ ngã 4 đường Võ Văn Tần, đường Trần Cao Vân và 2 nhánh đường Phạm Ngọc Thạch ở trung tâm quận 1, TP.HCM. Bên cạnh chức năng tạo cảnh quan kiến trúc đô thị, Hồ Con Rùa còn giúp phân luồng giao thông, có vai trò như một vòng xoay điều tiết lưu lượng xe.

Năm 1970, Hồ Con Rùa được chúa Nguyễn lựa chọn làm cổng Khảm Khuyết khi xây dựng thành Bát Quái. Thành Bát Quái có tên gọi dân gian là thành Quy, được xây dựng theo bát quái đồ với 8 cổng gồm: Càn, khảm, cấn, chấn, tốn, ly, khôn, đoài.

thuc-hu-giai-thoai-tran-yem-long-mach-cua-ho-con-rua-1
Hồ Con Rùa năm 1972

Các nhà phong thủy khẳng định, từ thuở còn hoang sơ, chúa Nguyễn đã phát hiện ra địa thế quan trọng của cổng Khảm. Từ đây, lính canh có thể quan sát hết mạn bắc của Gia Định. Sau này đến thời vua Minh Mạng, cổng thành khảm được đổi tên thành Vọng Khuyết. 

Ngày 5/7/1833, Lê Văn Khôi cùng 27 thuộc hạ chiếm thành Bát Quái, giết những viên quan sàm tấu để trả thù cho cha nuôi Lê Văn Duyệt. Tại cổng Vọng Khuyết, Lê Văn Khôi cùng thuộc hạ đã đã lập đàn tế đầu lâu kẻ thù. Hai năm sau, khởi nghĩa Lê Văn Khôi bị dập tắt. Năm 1837, vua Minh Mạng phá bỏ thành Bát Quái, xây thành nhỏ hơn mang tên thành Phụng còn Vọng Khuyết trở thành một trạm gác ngoài thành. 

Vào giữa thế kỷ 19, Pháp sau khi đánh chiếm Việt Nam đã xây dựng thành Gia Định, nâng cấp nhiều tuyến đường trong đó có đường đi qua trạm Vọng Khuyết. Con đường này được đặt tên là đường số 16, sau đó được Thống đốc Nam Kỳ Grandière đổi tên thành Catinat vào ngày 1/2/1865. Khoảng 12 năm sau, trên trạm Vọng Khuyết được xây thêm một tháp trữ nước có tên Place de Château d'Eau.

Năm 1921, Pháp lại phá bỏ tháp nước để mở rộng đường, đặt tên là Garcerie, vị trí tháp nước trở thành ngã tư giao lộ. Để kỷ niệm 6 vạn binh sĩ thuộc khối quân sự Pháp chết trong Thế chiến I, Pháp cho xây dựng tượng đài ba binh sĩ bằng đồng, người Việt hay gọi khinh miệt là “tượng ba hình”. Vị trí tượng đài được Pháp đặt tên là Quảng trường Maréchal Joffre.

thuc-hu-giai-thoai-tran-yem-long-mach-cua-ho-con-rua-2
Sơ đồ thành Quy và cổng Khảm Khuyết

Tuy nhiên, đến năm 1956, tượng đài bị Ngô Đình Diệm phá bỏ, đổi thành Công trường Chiến sĩ trận vong, sau đổi thành Công trường Chiến sĩ Tự do. Năm 1965, Nguyễn Văn Thiệu sau khi được Mỹ cất nhắc giữ chức Tổng thống Đệ nhị Việt Nam Cộng hòa đã cho xây dựng tượng đài Chiến sĩ Tự do theo lời xúi giục của thầy bói Huỳnh Liên. Thiết kế của kiến trúc sư Nguyễn Kỳ được lựa chọn, theo đó tượng đài chỉ có một cột cao, trên đỉnh là hình hoa xòe nở, dưới chân là đường viền trồng cỏ. Năm 1967, cũng theo lời xúi của thầy bói Huỳnh Liên, Nguyễn Văn Thiệu tiếp tục cho chỉnh trang lại công trình này. 

Giai thoại "trấn yểm long mạch"

Công cuộc chỉnh trang vẫn chưa kết thúc khi chỉ 3 năm sau đó, thầy bói Huỳnh Liên tiếp tục xúi giục Nguyễn Văn Thiệu tái thiết thêm vài lần nữa. Tượng đài Chiến sĩ Tự do không còn nguyên mẫu ban đầu, liên tục thay đổi với mục đích "trấn mạch, yểm cung mạng nhằm được làm vua vĩnh viễn". Theo “thầy bói kiêm kiến trúc sư” Huỳnh Liên, tượng đài mọc thêm 5 cột bê tông để chống đỡ cho đóa hoa, dưới chân là ao nước có đường kính 99,99m, hồ phun nước hình bát giác lớn với 4 đường đi bộ xoắn ốc đồng hướng đến khu vực trung tâm.

thuc-hu-giai-thoai-tran-yem-long-mach-cua-ho-con-rua-3
Hồ Con Rùa hiện nay

Tại công trình còn có bức tượng con rùa to, được đúc bằng đồng đang gồng mình chống đỡ tấm bia thạch anh, phía trên là danh sách của nhiều nước. Bởi thế, nó có tên gọi dân gian là Hồ Con Rùa. Sau khi hoàn thành, công trình được đặt tên là Công trường Quốc tế. Tuy nhiên, người dân vẫn thích gọi nó là Hồ Con Rùa như cũ. Năm 1976, bức tượng con rùa đội bia bị một nhóm phản động phá bỏ.

Nhiều năm trôi qua, ý nghĩa của con số 99,99m cũng như 5 cột chống đỡ đóa hoa vẫn chưa ai giải thích nổi. Những chi tiết này cũng không được lý giải trong bất kỳ tài liệu nào trong dinh Tổng thống Việt Nam Cộng hòa cũng như tàng thư quốc gia. Đây được coi là tư liệu cá nhân tuyệt đối bí mật của Nguyễn Văn Thiệu, mang ý nghĩa sống còn.

Xem thêm: Chuyện về Nguyễn Văn Tuyết: Chưa làm đô đốc Tây Sơn đã làm chuyện động trời nhắm vào chúa Nguyễn để thị uy

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận