Thứ phi Mộng Điệp cùng câu chuyện ly kỳ về ấn kiếm của triều Nguyễn
Trong số những bóng hồng từng gắn bó với vua Bảo Đại chắc chắn phải kể đến thứ phi Mộng Điệp, được mọi người biết đến với danh hiệu “thứ phi phương Bắc”.
Từng một lần đổ vỡ tình cảm
Thứ phi Mộng Điệp tên thật là Mùi Mộng Điệp, sinh ngày 22/6/1924 tại Bắc Ninh, sau đó lên Hà Nội sinh sống. Năm 16 tuổi, bà gặp gỡ và trở thành người yêu của bác sĩ Phạm Văn Phán. Phạm Văn Phán từng tốt nghiệp Y sĩ Đông Dương khóa 1935, thời đó tiếng tăm và địa vị xã hội của bác sĩ rất lớn. Điều này đã hấp dẫn thiếu nữ Mộng Điệp, còn ông Phán bị thu hút bởi nhan sắc đối phương.
Năm 1944, cả hai có với nhau một người con trai. Tuy nhiên, khi nhắc đến việc cưới hỏi, Mộng Điệp bị bác sĩ Phán từ chối vì ông đã có gia đình, lại theo đạo Công giáo nên không thể lấy hai vợ. Mộng Điệp cắt đứt quan hệ với bác sĩ Phán, tự mình nuôi con, lấy họ mẹ đặt tên con là Bùi Hữu Hưng.
Năm 1945, sau khi thoái vị, cựu hoàng Bảo Đại ra Hà Nội làm cố vấn cho chính phủ VNDCCH. Khi đó, Mộng Điệp được Nguyễn Đình Liên - một trí thức Hà Nội sắp xếp cho gặp Bảo Đại ở một sân tennis và cả hai đã nhanh chóng phải lòng nhau. Sau đó, cựu hoàng cùng Mộng Điệp dọn về sống chung tại căn hộ số 51 đường Trần Hưng Đạo, sinh con gái đầu lòng tên Phương Thảo năm 1946.
Năm 1948, Bảᴏ Đại thành lập Chính phủ Quốc gia Việt Nam và xưng là Quốc trưởng, từ đó người ta vẫn gọi bà Mộng Điệp là thứ phi dù nghe có vẻ không chính danh. Năm 1949, Quốc trưởng Bảo Đại đưa bà Mộng Điệp lên Đà Lạt ở, còn đưa ra mắt cực hoàng thái hậu, tức bà Từ Cung.
Đây có lẽ là quãng thời gian cả hai sống hạnh phúc nhất. Bà rất hợp với cựu hoàng Bảo Đại nhờ tài tổ chức đời sống, tháo vát, biết cưỡi voi, đi săn, lái xe hơi… Dù chỉ là vợ thứ và không được tổ chức cưới xin, bà Mộng Điệp chăm lo thờ cúng tổ tiên hoàng tộc rất chu đáo nên được Đức Từ Cung quý mến. Bà còn được ban áo mũ để thay mặt Nam Phương hoàng hậu trong các cuộc tế lễ.
Chuyện về bộ ấn kiếm nổi tiếng dưới triều Nguyễn
Năm 1953, bà Mộng Điệp vinh dự được Quốc trưởng Bảo Đại ủy nhiệm mang thanh kiếm báu cùng kim ấn của nhà Nguyễn sang Pháp, trao trả ấn kiếm cho cựu hoàng hậu Nam Phương và Bảo Long. Đây chính là bố ấn kiếm nổi tiếng từng được vua Bảo Đại trao cho Chính phủ VNDCCH trong buổi lễ thoái vị ngày 30/8/1945 tại quảng trường Ngọ Môn.
Cuối năm 1946, lính Pháp khi đang đào đất xây dựng công trình quân sự ở ngoại thành Hà Nội đã phát hiện một thùng dầu hỏa bằng sắt, bên trong là một cái ấn cùng một thanh kiếm gãy đôi. Đào được báu vật triều Nguyễn, người Pháp thông cáo tìm người thân cận với cựu hoàng Bảo Đại để trao trả. Khi đó, cả Bảo Đại cùng mẹ con bà Nam Phương đều ở bên Pháp, chỉ còn bà Mộng Điệp.
Trong một buổi lễ được tổ chức tại Đà Lạt, Pháp trao lại ấn kiếm cho bà Mộng Điệp. Sau đó, bà Mộng Điệp đã sai thợ hàn thật giỏi hàn lại thanh kiếm bị gãy đôi, mài dũa chỗ hàn cho bóng mịn như mới. Ấn kiếm được trao trả từ năm 1952 nhưng tới 1953 ông Bảo Đại vẫn không về được. Bà Mộng Điệp được ông ủy nhiệm mang ấn kiếm cùng một số đồ cổ quý giá sang Pháp. Trong chuyến đi này, bà mang theo cả 2 con là Bùi Duy Hưng và Phương Thảo đi theo.
Cặp ấn kiếm được cựu hoàng hậu Nam Phương giữ. Sau khi bà qua đời năm 1963 thì thái tử Bảo Long giữ. Khi viết hồi ký Lе Dragᴏn d’Annam” (Cᴏn Rồnɡ An-nam) năm 1982, cựu hoàng Bảo Đại muốn mượn ấn ký để đóng sách nhưng Bảo Long không cho mượn. Điều này khiến 2 cha con xung khắc, cựu hoàng kiện Bảo Long để lấy lại ấn kiếm, tòa án Pháp xử cựu hoàng giữ ấn còn Bảo Long giữ thanh kiếm.
Khi cựu hoàng qua đời, cái ấn bằng vàng nặng gần 13kg thuộc về bà Mᴏnique - người duy nhất ᴄó hôn thú hợp pháp với Bảo Đại thời điểm đó. Đến ngày 26/6/2011, bà Mộng Điệp qua đời tại bệnh viện Saint Antᴏniе (Pháp) sau ca phẫu thuật tim không thành công.
Xem thêm: Thứ phi Mộng Điệp và cuộc đời truân chuyên từ khi làm vợ lẽ của vua Bảo Đại
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận