"Cháu nội tội bà ngoại" - vì sao bà ngoại quan trọng với tương lai của trẻ?
Nhiều người thường hay thắc mắc tại sao nhiều đứa trẻ quấn ông bà hơn bố mẹ, đặc biệt là bà ngoại. Hóa ra nguyên nhân đến từ 4 yếu tố quan trọng dưới đây.

Trong gia đình, người bà thường đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng tương lai cháu mình thông qua việc quan sát và giao tiếp hàng ngày. Nhiều gia đình cha mẹ không đủ thời gian chăm lo cho con, ông bà và đặc biệt là bà ngoại sẽ đảm nhiệm trọng trách này.
Có bao giờ cha mẹ phát hiện tại sao bà ngoại lại đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của trẻ chưa? Mới đây, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu và phát hiện rằng, bà ngoại luôn được ví như là bà tiên trong thời thơ ấu của trẻ.
Ảnh hưởng di truyền
Mọi sinh vật trên Trái Đất đều được tạo thành từ ADN. Chúng có chức năng bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Một số đặc điểm sẽ được di truyền từ cha mẹ sang con cái và các thế hệ sau.

Các chuyên gia khẳng định, 1/4 ADN của ông bà chung với cháu của mình, cả trai lẫn gái. Tuy nhiên, bà ngoại thường có sức ảnh hưởng lớn đến tương lai của cháu hơn so với ông bà khác.
Luôn chăm sóc cháu cẩn thận
Là ông là bà, ai cũng thương yêu cháu mình. Thế nhưng, có những đặc điểm mà chỉ bà ngoại mới có. Bà ngoại có mối liên kết chặt chẽ với trẻ ngay từ khi sinh ra. Phong tục bao đời nay, con gái lấy chồng khi sinh con sẽ về nhà ngoại nằm ổ, được bà ngoại quan tâm, chăm lo cho từng chút một. Thế nên những năm tháng đầu đời của cháu luôn có bà ngoại bên cạnh.
Ngoài ra, bà ngoại còn có xu hướng trò chuyện và chăm lo cháu cẩn thận, tỉ mỉ hơn.
Di truyền mạnh mẽ hơn
Như mọi người đều biết, nam giới mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY còn nữ giới là XX. Các nhiễm sắc thể X và Y được di truyền từ tinh trùng và trứng của bố mẹ, sau đó xác định được giới tính của trẻ.

Các nhà khoa học khẳng định, 25% nhiễm sắc thể X của bà ngoại có liên quan tới cháu của mình, còn bà nội chỉ truyền một bản sao của nhiễm sắc thể X cho cháu gái mà thôi, còn cháu trai không nhận được bất kỳ nhiễm sắc thể nào. Tức là, bà nội chỉ chia sẻ 50% nhiễm sắc thể X với cháu gái của mình.
Luôn coi cháu như báu vật
Người xưa có câu "Cháu bà nội, tội bà ngoại", ý chỉ bà ngoại thường gắn bó với cháu nhiều hơn bà nội. Ngay khi trẻ sinh ra, bà ngoại thường là người vất vả hơn, bà luôn ở bên cạnh cháu, bỏ thời gian và công sức để chăm bẵm cháu từng ly từng tí.
Chưa kể, có những khó khăn trong quá trình nuôi dạy cháu thì bà ngoại luôn là người chịu trách nhiệm toàn bộ, tội vạ đâu bà ngoại cũng thường chịu hơn. Tuy nhiên, khi cháu lớn lên thì bà nội thường được hưởng phúc hơn. Nguyên nhân bởi trong não trạng của xã hội, cháu nội thường được coi trọng hoặc ưu ái hơn cháu ngoại.
Vì thế, trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ, bà ngoại thường là một phần ký ức sâu đậm trong tâm trí. Cha mẹ hãy chăm chỉ cho con về chơi với ông bà nhiều hơn để mối quan hệ này ngày càng bền chặt.
Xem thêm: Sự nghiệp thành công đến đâu, giáo dục con cái sai lầm thì cha mẹ vẫn là những người thất bại!
Đọc thêm
Là cha mẹ, ai cũng mong muốn con mình trưởng thành thông minh và khỏe mạnh. Tuy nhiên, nhiều người lại áp dụng cách giáo dục sai lầm với trẻ, ảnh hưởng tới IQ và EQ của con.
Trong suy nghĩ của những đứa trẻ Do Thái không hề có khái niệm lười biếng hay không làm gì cả. Từ nhỏ, các em đã được dạy phải làm việc chăm chỉ và biết quản lý thời gian.
Thất bại trong việc giáo dục con cái là điều không gì có thể bù đắp được. Vì thế, cha mẹ nên đầu tư cho việc giáo dục con, cũng là đầu tư cho tương lai chính mình.
Đối với nhiều gia đình, đòn roi là cách hiệu quả nhất, nhanh nhất để đạt được mục đích khi giáo dục con cái. Con không chịu ăn, đánh đòn; con không chịu tắm, đánh đòn, thế là sẽ xong xuôi mọi chuyện.