Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng: Lần đầu tiên người Việt và người Chăm cùng chung chiến tuyến

Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng không chỉ khôi phục lại chủ quyền cho người Âu Lạc mà còn được các tộc người láng giềng nhiệt liệt hưởng ứng.

Thùy Nguyễn
07:00 03/09/2021 Thùy Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Năm 11 TCN, sau khi dùng vũ lực xâm lược Việt Nam, nhà Hán tiếp tục tiến sâu xuống phương Nam, chiếm thêm những vùng đất của cư dân thuộc nền văn minh Sa Huỳnh – khi đó còn chưa lập quốc. Khoảng đầu công nguyên, người Sa Huỳnh vốn đã bước vào thời đại đồ sắt, thành tựu văn minh không kém người Đông Sơn nhưng lại chưa có một nhà nước chung giống như người Đông Sơn mà sống thành các ấp riêng biệt trải dọc dải đất ven biển thuộc miền Trung Việt Nam hiện nay.

Triều đình Hán gộp chung những vùng đất phương nam với đất đai bộ Việt Thường của nước Âu Lạc, đặt thành quận Nhật Nam gồm 5 huyện là Tây Quyển, Chu Ngô, Tỷ Cảnh, Lô Dung, Tượng Lâm. Không còn tự do và phải chịu trong vòng kìm tỏa của đế chế Hán, tổ tiên người Chăm đã cùng với tổ tiên người Kinh Việt và các dân tộc khác vùng lên kháng cự, mong muốn thoát khỏi ách đô hộ phương Bắc nhưng đều không thành công.

khoi-nghia-hai-ba-trung-khi-nguoi-viet-va-nguoi-cham-cung-chien-tuyen-1

Cho đến những năm 40 SCN, Trưng nữ vương Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị lãnh đạo quân Lạc Việt dấy binh khởi nghĩa ở cửa sông Hát (thuộc địa phận huyện Phúc Thọ - Hà Nội). Trưng Trắc, Trưng Nhị là chị em sinh đôi, con gái của quan Lạc tướng Mê Linh (miền Sơn Tây cũ và tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay), thuộc dòng dõi Hùng Vương.

Trưng Trắc là một phụ nữ không chỉ đảm đang mà còn dũng cảm, mưu trí. Chồng bà là Thi Sách - con trai quan Lạc tướng huyện Chu Diên (Hà Nội ngày nay). Gia đình Thi Sách – chồng Trưng Trắc cũng là một gia đình yêu nước, có thế lực ở đất Chu Diên.

Hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị vốn được nhân dân Mê Linh tin phục. Từ nhỏ, hai chị em bà luôn căm thù, lên án cuộc sống bạo ngược của Tô Định - viên thái thú nhà Đông Hán. Thực chất, chính sách bạo ngược này chính là chính sách bóc lột, áp bức của nhà Đông Hán với toàn bộ người dân Âu Lạc, từ lạc tướng cho tới nô lệ.

Sau đó, Tô Định đã tìm cách giết Thi Sách nhằm giảm bớt thế lực gia đình Trưng Trắc vốn đã lan ra khắp miền đất Vĩnh Phúc thời điểm ấy. Cái chết của chồng cùng hành vi bạo ngược của gã thái thú Tô Định đã khiến Trưng Trắc thêm quyết tâm với cuộc khởi nghĩa nhằm đánh đổ ách đô hộ.

khoi-nghia-hai-ba-trung-khi-nguoi-viet-va-nguoi-cham-cung-chien-tuyen-2

Từ Mê Linh, nghĩa quân ồ ạt tiến về xuôi, đánh Luy Lâu (Thuận Thành - Bắc Ninh) - thủ phủ của chính quyền nhà Đông Hán ở Giao Chỉ. Không bao lâu sau, Luy Lâu được giải pháp, chế độ áp bức của nhà Hán bị lật đổ.

Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng không chỉ khôi phục chủ quyền cho người Âu Lạc mà còn được các tộc láng giềng hưởng ứng. Các dân tộc Mán, Lý ở Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều ủng hộ khởi nghĩa. Nghĩa quân nổi lên như vũ bão khiến bọn Tô Định, Thứ sử, Thái thú của nhà Đông Hán hoảng sợ và theo nhau bỏ chạy về Trung Quốc.

Chỉ trong thời gian ngắn, Hai Bà Trưng đã giải phóng được 65 huyện thành, tức là toàn bộ lãnh thổ Việt Nam thời điểm đó. Đất nước độc lập gọi là nước Lĩnh Nam, Trưng Trắc lên ngôi vua, hiệu là Trưng Vương, đóng đô ở Mê Linh. Đó là lần đầu tiên người Việt và người Chăm đứng chung chiến tuyến, chung một thể, một đất nước.

Tuy nhiên, đế chế Hán thời kỳ đó vô cùng hùng mạnh, đặc biệt dưới sự cai trị của bạo chúa dưới sự cai trị của Hán Quang Vũ Đế nên cơ nghiệp của Hai Bà Trưng không được bền lâu. Chỉ sau 3 năm, dân Lĩnh Nam trở lại dưới sự cai trị của Hán Triều, dù các cuộc phản kháng vẫn nổ ra rải rác nhưng đều không có kết quả.

Xem thêm: Giai thoại ít người biết về mỹ nhân giả điên để không phải sánh duyên cùng vua Gia Long

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận