Câu chuyện ly hôn vì ba gảy tàn thuốc vào chậu lan của mẹ và lời nhắn nhủ "một đời người quá dài"
Tôi nhớ rất kỹ lúc mẹ mang theo tôi rời nhà, từng chảy nước mắt nói với tôi: "Hy vọng con có thể hiểu cho mẹ, cả một đời quá dài".
Mẹ ly hôn vì ba gảy tàn thuốc vào chậu lan của mẹ
Mẹ tôi là kiểu phụ nữ có xuống lầu đổ rác cũng phải ăn mặc chỉnh tề. Lúc tôi 12 tuổi, mẹ và ba ly hôn, cũng bởi vì ba ném tàn thuốc vào chậu lan mẹ trồng, nhiều lần mẹ nói cũng vô ích.
Bạn bè khuyên nhủ, mẹ chỉ nói một câu: "Anh ấy rất tốt, chỉ là không hợp đi cùng nhau nữa".
Bà ngoại tức giận mắng mẹ: "Mày cứ đọc nhiều sách vào rồi vẽ thêm chuyện".
Trong mắt bà ngoại: con rể anh tuấn cao lớn, có thể kiếm tiền, hiếu thuận lo cho gia đình, ngược lại là con gái bản thân tùy hứng, không chịu nghĩ đến cảm nhận của con cái và cha mẹ.
Mẹ cũng rất khó giải thích cho bà rằng ba không thích tắm rửa, quần áo bít tất ném loạn, ăn cơm như hổ đói, không nhớ được sinh nhật của mẹ, không nhớ những ngày kỉ niệm, sao có thể xem như khuyết điểm đây, đàn ông đều như thế này sao?
Tôi nhớ rất kỹ lúc mẹ mang theo tôi rời nhà, từng chảy nước mắt nói với tôi: "Hy vọng con có thể hiểu cho mẹ, cả một đời quá dài".
Lúc tôi 16 tuổi, ba dượng xuất hiện, vóc dáng ba không cao, tướng mạo bình thường, nhưng cả người sạch sẽ khoan khoái nhẹ nhàng, cười lên rất ôn hòa, tôi đối với ba dượng không có cảm giác bài xích.
Ba sẽ vì mẹ mà thay đổi những chậu hoa xinh đẹp, sẽ mua khăn trải bàn màu xanh nhạt hợp với bát đũa mới, sẽ vì mẹ mua một đôi giày da trắng sữa hợp với chiếc đầm đỏ của mẹ, sẽ thay mấy cái móc khóa đáng yêu cho tôi.
Ba dượng sẽ nắm tay mẹ đến bờ sông tản bộ, ngắm trời chiều và mặt trời mọc, đến những công viên đầm lầy để chụp hoa và chim, kể cho mẹ nghe tên của những loại cây cỏ và câu chuyện ẩn trong nó, mang về nhà những nhánh cây rơi, sau đó cắm trong bình cổ, bày trên bàn sách của tôi.
Mẹ thích tìm tòi sách dạy nấu ăn, mỗi lần mẹ long trọng làm món mới, ba dượng sẽ kéo tôi lại ngồi ngay ngắn, sẽ bắt chước những giám khảo và bắt đầu nhận xét về màu sắc và mùi thơm trong ánh mắt mong chờ của mẹ, đùa khiến mẹ cười khanh khách không ngừng.
Có một lần mẹ bệnh phải nằm viện, tôi đến chăm liền thấy trên đầu giường đặt một bó bách hợp, hoa quả cắt thành miếng nhỏ đặt trong bát sứ màu xanh nhạt.
Ba dượng ngồi bên giường, đọc sách cho mẹ nghe. Bên cạnh giường bệnh có mấy dì nghiêng đầu hâm mộ xem cảnh này, bỗng nhiên mũi tôi chua chua, rốt cuộc cũng hiểu rõ câu nói kia: "Cả một đời quá dài", cả một đời quá dài - nên không muốn tạm bợ.
Nếu người và người ở cùng nhau, chỉ vì cuộc sống, mà trong cuộc sống không có kỳ nghỉ, không có vui vẻ, không có cảm động, không có lãng mạn, vậy đó cũng coi như đối tác cuộc sống thôi.
Tình nguyện yêu không lối về, cũng không muốn vui vẻ hời hợt trở thành tình cảm nhạt nhòa.
Điều gì quan trọng nhất trong hôn nhân?
Câu chuyện trên khi được đăng tải trên mạng xã hội đã nhận về lượt thích và chia sẻ cực "khủng". Nhiều cư dân mạng đã, đang và sẽ chuẩn bị trải qua những cảm xúc và câu chuyện tương tự đã bình luận vô cùng tâm đắc.
Tuy nhiên, đa số cư dân mạng chỉ biết một phần câu chuyện được chia sẻ. Điều ít người biết, 2 năm sau, người con trong câu chuyện này lại thấy cha dượng gảy tàn thuốc vào chậu lan mẹ trồng.
"Ban đầu, mẹ có nhắc ba dượng, ba dượng vui vẻ lắng nghe mẹ cằn nhằn, nhưng vẫn chứng nào tật nấy, lại tiếp tục gảy tàn thuốc lá vào chậu lan mẹ trồng. Mẹ buồn lắm, nhưng thầm nghĩ chắc ba dượng có nỗi khổ tâm riêng. Đúng một năm sau khi về chung sống, khác với việc mẹ chủ động ly hôn ba tôi, lần này ba dượng đệ đơn ly hôn. Mẹ nói trong làn nước mắt: 'Em sẽ ký. Nhưng anh nói đi, rốt cục là vì sao?'.
Ba dượng không trả lời, cứ thế xách va li lên và đi. Mẹ không chịu gặp ai, cũng không chịu ăn uống, cả ngày nhốt mình trong phòng và khóc".
Từ câu chuyện trên có thể thấy rằng, cuộc sống thực ra rất đơn giản, hãy để cạnh chậu lan một cái gạt tàn. Người đàn bà muốn đàn ông theo ý mình thì cũng nên thay đổi mình theo đối tác một chút.
Trong hôn nhân, sự cảm thông quan trọng hơn cảm động. Sở dĩ như vậy, vì khi hai người biết dành cho nhau sự cảm thông với những khó khăn, vất vả đối phương phải chịu đựng, thì đó mới là sợi dây bền chặt giúp gắn kết cả hai vì nhau mà chung sống.
Những điều lãng mạn, khiến đối phương cảm động, chỉ là thứ gia vị giúp tình yêu và hôn nhân thêm thăng hoa. Sự cảm động nhất thời chúng ta có được, rồi sẽ có lúc không còn nữa, chỉ tình nghĩa vợ chồng mới giúp ngọn lửa hôn nhân được thắp sáng mãi.
Cuộc sống gia đình, có rất nhiều người hy sinh tất cả cho người kia, nhưng hôn nhân vẫn tan vỡ. Bản chất hôn nhân không phải là cho nhiều hơn nhận, mà là sự thấu hiểu dành cho nhau.
Nhờ có sự thấu hiểu, trước khi nói hay làm bất cứ việc gì, ta sẽ luôn biết đặt mình vào vị trí của người kia. Từ đó, ta sẽ có suy nghĩ hay việc làm phù hợp.
Quả thực, hạnh phúc không ở đâu xa, mà do chính người trong cuộc tạo ra từ những điều giản dị đời thường. Khi hai người đến với nhau, có thể ban đầu cũng có những thói quen, sở thích và cá tính khác nhau, nhưng do biết điều chỉnh, thay đổi nên chung sống thuận hòa. Muốn hôn nhân bền chặt thì đừng quá coi trọng chuyện ai cho nhiều hơn ai, ai đúng ai sai.
Chính tình yêu thương, sự thấu hiểu dành cho nhau cùng lòng tin tuyệt đối vào bạn đời giúp chúng ta có thêm sức mạnh vượt qua sóng gió.
Xem thêm: Phụ nữ chỉ cần bản thân cảm thấy hạnh phúc, đừng bận tâm đến lời nói của thiên hạ
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận