Bác sĩ Yersin - Người đầu tiên phát hiện ra Đà Lạt: Một anh Tây si mê dải đất hình chữ S

Bác sĩ Yersin ra khỏi rừng thông và nhìn thấy cao nguyên tuyệt đẹp: Cao nguyên Lâm Viên. Đó chính là khoảnh khắc "phát hiện ra Đà Lạt" của bác sĩ Yersin mà sử sách ghi lại. 

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

TP Đà Lạt (Lâm Đồng) được coi là 1 trong những "thiên đường nghỉ dưỡng" của Việt Nam. Do sở hữu cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và nhiều công trình kiến trúc Pháp nên Đà Lạt còn được gọi bằng một số tên khác như: "Thành phố ngàn thông", "Thành phố ngàn hoa", "Xứ hoa Anh Đào" hay "Tiểu Paris"...

Ngày nay Đà Lạt là thành phố mộng mơ, xinh đẹp nhưng ít ai biết rằng, khi xưa nó chỉ là một vùng đất hoang vu, vắng người qua lại. Và có lẽ rằng không ít người đặt ra câu hỏi: Ai là người đầu tiên tìm ra miền cao nguyên thơ mộng này?

ai-la-nguoi-dau-tien-phat-hien-ra-da-lat-0
Hình ảnh Đà Lạt xưa

Dựa theo một vài từ liệu từ mấy tờ tạp chí Pháp xuất bản tại Đông Dương trước đây thì có thể thấy, bác sĩ Yersin chính là người có công lớn nhất trong việc khám phá ra vùng đất Đà Lạt. 

Bác sĩ Alexandre Yersin sinh ngày 22/9/1863 tại tổng Vaud, hạt Lavaux, nước Thụy Sĩ. Tổ tiên của ông là người Pháp, sang định cư tại làng Rougemont (thuộc hạt Lavaux) vào thời vua nước Pháp hủy bỏ sắc luật cho phép dân chúng theo đạo Gia tô cải cách (Révocation de l’Edit de Nantes). Sắc luật mới này do vua Louis thứ 14 ký ngày 18/10/1685. Cha ông là 1 nhà khảo cứu Côn trùng học hữu danh, làm giáo sư dạy khoa Vạn vật học.

Thời niên thiếu ông học ở tỉnh Morges. Đến năm 20 tuổi (1882) thì bắt đầu học nghề thuốc ở học viện Lausanne bên cạnh hồ Léman (Thụy Sĩ). Kế tiếp ông đến học ở Marbourg (Đức), rồi sang tới Paris (Pháp). 

3 năm sau ông vào giúp việc tại phòng thí nghiệm ở Hotel Dieu. Lúc đó, Pasteur đang nổi tiếng về công cuộc tìm ra thuốc trừ bệnh chó dại.

Năm 24 tuổi (1887), Yersin nhập quốc tịch Pháp. Ông nộp luận án về bệnh lao của giống thỏ nhà để thi lấy bằng bác sĩ Y khoa. Sau đó, ông đến Bá Linh ở 1 năm theo học bác sĩ Koch - người đã nổi tiếng nhờ việc tìm ra vi trùng bệnh lao. 

ai-la-nguoi-dau-tien-phat-hien-ra-da-lat-9
Bác sĩ Yersin là người đầu tiên phát hiện ra Đà Lạt

Đến năm 1888, ông trở về Pháp tiếp tục nghiên cứu ở viện Paris. Ông được bác sĩ Roux mời cộng tác để tìm ra thuốc chữa bệnh yết hầu. Ông ký với Roux 3 bản kỷ yếu (trois mémoires) quan trọng, chứng nhận rằng vi trùng Klebs-Loeffler là giống vi trùng truyền bệnh yết hầu. 

Bản kỷ yếu này sau đó đã trở thành những bản làm quy tắc trong các đại học y khoa. Và chính nhờ đó mà khoa học vi trùng độc chất học (Toxicologie microbienne) được tiến triển, đồng thời còn giúp ích cho sự phát minh các thứ тнuốc khử độc (Antitoxιɴes) và phòng bệnh (Sérothérapie). Chính trong thời gian này ông quen biết bác sĩ Calmette.

Ở tuổi 26, danh tiếng của ông vang lừng trong giới khoa học. Nhưng ông không vì thế mà tự mãn luôn cố gắng làm việc và nghiên cứu. 

Đến năm 1889 ông sang Đông Dương làm bác sĩ cho hãng tàu Messageries Maritimes. Một lần tàu cập bến Nha Trang, ông đã đưa mắt nhìn ngắm dãy Trường Sơn bao la hùng vĩ, Trước sự hấp dẫn của cảnh trí nơi đây, ông chợt có ý định đi bộ từ Nha Trang đến Sài Gòn.

Năm 27 tuổi (khoảng tháng 7/1890), ông từ Nha Trang đi ngựa vào Phan Rí. Từ Phan Rí, ông nhờ một người dẫn đường lần mò vào rằng. Sau hai ngày đường khổ cực, ông đến Di Linh. Cuối cùng ông xuống Phan Thiết, đi thuyền đến Nha Trang rồi ra Quy Nhơn.

ai-la-nguoi-dau-tien-phat-hien-ra-da-lat-7

Suốt những năm từ 1890 - 1894, các miền rừng núi dọc dãy Trường Sơn từ phía Bắc Nam kỳ đến phía Nam Trung kỳ và Hạ Lào vẫn còn nhiều  vùng bí ẩn, chưa được khai khẩn. Nơi đó chỉ có một vài bộ lạc thiểu số sinh sống. Vậy mà chàng trai Tây này lại đơn phương độc mã đi khám phá, bất chấp dã thú, mối nguy hiểm từ thổ dân...

Trong cuộc thám hiểm miền Dran vào năm 1893, ông bị bọn cướp chém đứt nửa ngón tay cái bên trái và bị đâm nhiều nhát bằng dao găm vào ngực. Trong hồi ký của mình, ông viết, bọn cướp này do tên Thouk cầm đầu, vốn là những tên tù chính trị ở Bình Thuận. Sau khi thất bại trong việc mưu toan đánh chiếm tỉnh lỵ này mới trốn lên miền rừng núi.

Mặc dù trong lần thám hiểm này có 3 người Việt tháp tùng ông nhưng cả 3 đều bỏ chạy khi có nguy hiểm. Một mình ông đành chịu trận, cố gắng kháng cự. Theo lời khai của viên đầu đảng sau khi bị nhà cầm quyền bắt thì, nếu mấy tên kia gan dạ hơn một chút, chúng đã cắt cổ ông xong rồi.

Sau khi thoát nạn, nửa đêm ông nhờ người ta võng về Phan Rang. Dọc đường lại rơi vào giữa đàn voi. Mấy người võng ông hoảng sợ bỏ chạy hết, ông nằm một mình bơ vơ giữa rừng. Ông kiệt sức, không hoạt động được nên đành chờ chết. Nhưng may đàn voi rẽ hướng khác nên ông lại thoát 1 mạng.

Đi đến đâu ông cũng ghi chép địa thế từ con suối đến dòng sông, phong tục tập quán, kinh tế... Ông không phải là một du khách nhàn nhã, ông là một nhà thám hiểm say mê cái lạ, thích tìm hiểu để mở mang kiến thức của mình. 

ai-la-nguoi-dau-tien-phat-hien-ra-da-lat-4

Sau 3 cuộc thám hiểm liên tiếp, bác sĩ Yersin đã tìm ra Đà Lạt.  Sự kiện này được ghi chép như sau: Năm 1893, bác sĩ Yersin đặt chân đến cao nguyên Lâm Đồng. Ông được ghi nhận trong lịch sử như “người phát hiện ra Đà Lạt”.ư

Cụ thể, ngày 21/6/1893, bác sĩ Yersin bước ra khỏi rừng thông và nhìn thấy một cao nguyên tuyệt đẹp: Cao nguyên Lâm Viên. Đây chính là khoảnh khắc “phát hiện ra Đà Lạt” được ghi lại trong sử sách. 

Ông đứng ở độ cao cách mặt biển 1.500 thước và bày tỏ cảm nghĩ: "Cảm tưởng của tôi rất sâu xa khi vượt khỏi rừng thông; tôi đối diện với một cao nguyên mênh mông, không cây cối và hoang vu, có dáng như một vùng biển xao động mãnh liệt bởi một loạt sóng con ba động màu xanh biếc. Dãy núi Lâm Viên đứng sừng sững ở phía chân trời tây bắc cao nguyên, làm cho phong cảnh tăng thêm vẻ đẹp và nổi bật trên một hậu cảnh mỹ lệ”.

Trong hồi ký ông viết, lúc đặt chân đến vùng đất này thì ở đây chỉ có rải rác vài làng của thổ dân. Họ tụ họp sống dưới chân núi. Vì thấy vùng đất này khí hậu tốt lành, phong cảnh xinh đẹp, bác sĩ Yersin đề nghị cùng toàn quyền Paul Doumer lập nên 1 thành phố ở đây để nghỉ mát, dưỡng bệnh.

Đề án này được chấp nhận và sau khi 2 phái đoàn thám hiểm lên quan sát vào năm 1897 và 1898 thì Toàn quyền Pháp cho khởi công xây dựng Sở khí tượng và căn cứ thí nghiệm trồng trọt. Bên cạnh đó mở thêm 1 con đường dài chạy từ miền duyên hải Trung kỳ lên tận miền sơn cước này. TP Đà Lạt được khai sinh từ đó. 

Từ năm  1933, sau khi quốc lộ 20 dài 300km được hoàn thành, du khách có thể thuận lợi di chuyển lên đây bằng xe hơi để nghỉ mát. 

ai-la-nguoi-dau-tien-phat-hien-ra-da-lat-8

Còn về bác sĩ Yersin, vào năm 31 tuổi (1894), ông dẫn theo 15 người lính từ phía Nam đi lên tỉnh Đắk Lắk và Kon Tum, vào các làng xóm dân tộc thiểu số phía bắc dãy núi Lâm Viên. 

Lần thám hiểm cuối cùng này ông nghe tin bệnh dịch hạch đang bùng phát ở Vân Nam, gần biên giới Việt Hoa làm chết 60 ngàn người ở miền Nam Trung Quốc thì liền xin đến tận nơi. Ông đã đáp tàu ra Hải Phòng đi Hong Kong. Và 48 giờ sau, ông đặt chân đến Hong Kong.

Ông thuê mất thi thể để nghiên cứu về dịch bệnh này. Và sau đó kết luận: dịch hạch giống như bệnh dịch ở loài chuột. Sau đó ông gửi loại vi trùng dịch hạch về Paris để làm thí nghiệm. 

Đến năm 1895, ông lập viện Pasteur ở Nha Trang, rồi trở về Pháp, cùng với hai bác sĩ Calmette và Roux kiếm thuốc ngừa bệnh dịch hạch. Năm sau ông trở lại Viễn Đông, mang theo thuốc ngừa dịch hạch theo. Nhờ thuốc của ông mà rất nhiều người được cứu sống.

Từ năm  1905 - 1918, ông làm Giám đốc hai viện Pasteur Sài Gòn và Nha Trang. Năm 1925, ông làm Tổng Thanh tra các viện Pasteur ở Đông Pháp.

Thời gian sống và làm việc ở Nha Trang, ông sống bình dị. Sau này ông từng được mời về điều khiển viện Pasteur Paris nhưng ông đã từ chối muốn ở lại Việt Nam đến hết cuộc đời và chỉ chịu nhận chức Giám đốc hàm cho viện Pasteur lừng danh thế giới đó mà thôi.

Sau nhiều năm làm việc không ngừng nghỉ đến trước ngày mất ông vẫn cố gắng đo mực nước thủy triều ở bờ biển miền Trung Việt dù nhiều người khuyên ông nên nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng. 

Bác sĩ Yersin quả thực là một con người nhân đức. Ông qua đời nhưng đã để lại những giá trị ý nghĩa cho nhân loại, là tấm gương sáng lưu lại cho nghìn năm sau.

Xem thêm: Giải mã sức hút nhà ga xe lửa Đà Lạt: Sở hữu kiến trúc cổ, độc lạ khiến giới trẻ mê mệt

Đọc thêm

MPK là biệt danh không còn xa lạ gì trong giới “chơi ảnh” chuyên nghiệp. Còn với người Đà Lạt, họ quen gọi anh bằng cái tên thân mật Phước “khùng”. Cũng chẳng khó để nhận ra anh, đó là gã “khùng” với mái tóc lúc nào cũng rối bù, buông xõa và phong cách bụi bặm thứ thiệt.

Về Đà Lạt nghe gã Phước 'khùng' kể về đam mê nhiếp ảnh và tình yêu với thành phố xương mù
0 Bình luận

Bạn biết đấy, Đà Lạt luôn luôn là một trong những điểm đến du lịch mà nhiều người mong muốn được đến đây ít nhất một lần trong đời. Và nếu bạn đang có kế hoạch muốn khám phá vùng đất này hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết tháng này Đà Lạt có gì nhé !

'Đà Lạt 12 mùa hoa' đẹp khó cưỡng, đi tháng nào cũng như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh
0 Bình luận

Với mong muốn xây dựng mô hình "vườn ở khắp nơi", chị Phan Diệu Linh đã tổ chức "phiên chợ 0 đồng", tặng hơn 4.000 cây xanh cho các huyện ở tỉnh Lâm Đồng. 

Chuyện người phụ nữ Đà Lạt tặng 4.000 cây xanh và lời dặn 'chăm trồng cây' của người bà đã khuất
0 Bình luận


Bài mới

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 11 giờ trước
Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 18 giờ trước
Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Đề xuất