Phật dạy: Vay tiền nhưng không trả chính là gieo nghiệp nghèo hèn

Luật Nhân quả trong đạo Phật chỉ rõ, vay tiền không trả chính là gieo nghiệp nghèo hèn và phải chịu quả báo. Nếu sớm thì quả báo trong đời này, muộn thì những đời sau phải chịu.

Loan Nguyễn
13:51 22/06/2021 Loan Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Con người sống ở đời, theo lẽ thường, có vay thì có trả. Trong lúc khó khăn, nếu như có ai đó đứng ra giúp đỡ, tin tưởng và cho bạn vay tiền, thì thứ bạn nợ họ không chỉ đơn giản là vật chất mà còn là ân nghĩa.

Thế nhưng, nhiều người không những không biết ơn quý nhân giúp đỡ mà còn không muốn trả khoản tiền đã vay. Người thì "xù" nợ, người trả không đủ, người lại oán than trách móc người cho vay.

Nợ tiền mà không trả là đang tự gieo nghiệp nghèo hèn cho chính mình, cả đời sống khốn khó. Dưới đây là lý do con người không nên vay tiền không trả:

Luật Nhân quả của Phật giáo

Người nào vay tiền mà không muốn trả là kẻ ích kỷ, tráo trở, không đáng để tiếp tục kết giao. Bởi chơi với những người này sớm muộn bạn cũng tự rước họa vào thân.

Có những người ra sức vay tiền người khác nhưng không bao giờ muốn trả, nghĩ rằng như thế chẳng tổn hại gì đến bản thân. Họ quên mất rằng "ở đời có vay có trả, luật Nhân quả không trừ một ai". Chính hành động không trả nợ của họ kéo theo những bất hạnh, nghèo khó trong tương lai.

Luật Nhân quả trong đạo Phật chỉ rõ, vay tiền không trả chính là gieo nghiệp nghèo hèn và phải chịu quả báo. Nếu sớm thì quả báo trong đời này, muộn thì những đời sau phải chịu.

loi-phat-day-vay-tien-khong-tra-chinh-la-gieo-nghiep-ngheo-hen-1

Có câu: "Vì sao kiếp này làm trâu ngựa, bởi vì kiếp trước nợ tiền không trả hết nợ". Đó chính là báo ứng theo luật Nhân quả mà người vay tiền không trả phải chịu.

Con người sống ở đời tốt nhất nên dựa vào sức mình là chính, tự mình đối mặt với khó khăn, thử thách, hạn chế nhờ cậy người khác. Trong trường hợp phải vay tiền người khác nhớ giữ chữ Tín, trả đúng hẹn, trả đủ số tiền, có như vậy mới tránh được quả báo, cuộc đời mới suôn sẻ.

Đánh mất lòng tin của người khác

Nói về tiền bạc, dân gian có câu truyền miệng vô cùng ý nghĩa đó là: "Tiền bạc phân minh, ái tình dứt khoát". Nghĩa là, con người sống trong xã hội, dù yêu quý, thân thiết nhau đến mức nào thì vẫn nên minh bạch trong chuyện tiền bạc.

Không phải tự nhiên tiền trên trời rơi xuống mà đó là công sức lao động, biết bao mồ hôi và nước mắt, người ta mới kiếm được. Nếu kết thân chỉ để lợi dụng tiền bạc của nhau thì đó là thứ tình cảm không bền, sớm muộn cũng rạn nứt.

Người có đạo đức, bất đắc dĩ mới phải vay tiền chứ không phải gặp ai cũng vay, vay ai cũng không chịu trả. Một người sống tốt thì khi chưa trả được nợ, họ sẽ vô cùng áy náy, ăn không ngon, ngủ không yên. Còn kẻ thiếu đạo đức lại chẳng hề có cảm giác đó. Chỉ cần vay được tiền là họ vui mừng, chẳng hề bận tâm khi nào sẽ trả. Người cho vay có khi chịu khốn đốn, còn người đi vay sống nhàn hạ với số tiền đó, ăn ngon, ngủ ngon, mặc đẹp. Kiểu người này sẽ chây ì mặc cho người giúp đỡ mình tức giận, đau khổ đến thế nào.

loi-phat-day-vay-tien-khong-tra-chinh-la-gieo-nghiep-ngheo-hen-2

Người nào cho bạn vay tiền chính là ân nhân của đời bạn. Vì thế, đừng nên phụ lòng tốt của họ, đừng đánh mất niềm tin của người khác. Nếu bạn là kiểu vay tiền không trả thì cùng lắm người ta bị bạn lừa dối một lần, sẽ chẳng bao giờ có lần sau, dần dần bạn sẽ mất hết các mối quan hệ bạn bè, sống cô độc.

Bị người đời coi thường

Nợ tiền không trả không chỉ phải chịu báo ứng của luật Nhân quả mà còn khiến mọi người coi thường, ghét bỏ, đay nghiến. Mỗi khi bước chân ra đường họ sẽ phải đối mặt với những lời oán trách là kẻ vay tiền không trả, kẻ bùng nợ. Cuộc sống của họ vì thế luôn dằn vặt, khổ sở, chịu tiếng xấu cả đời này chẳng thế gột rửa. Không ai muốn kết giao, không ai giúp đỡ, cuối cùng là tự đánh mất cơ hội thành công của chính mình.

Nếu bạn vay tiền của người thân, bạn bè, có thể họ tốt bụng, không thèm đòi nợ khi bạn cố chây ì. Nhưng nếu đó là khoản vay nợ xã hội thì sẽ làm ảnh hưởng đến chính những người thân trong gia đình bạn.

Người vay tiền trả đúng hẹn là người có uy tín, mới làm nên được sự nghiệp lớn. Làm người, có nợ nhất định phải trả. Đừng nghĩ rằng mình có nợ rồi trốn chạy, bởi sớm muộn bạn cũng phải trả giá cho hành động của mình. Trả nợ đúng hẹn cũng chính là sự tu dưỡng đạo đức, tích phúc báo cho bản thân và con cháu sau này.

Xem thêm: Phật dạy: Việc chúng ta làm trời xanh đều thấu tỏ, nhân quả báo ứng không chừa một ai

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận