Giải mã ngụ ý thâm sâu đằng sau pháp hiệu của 3 đồ đệ Đường Tăng

Đằng sau pháp hiệu Trư Ngộ Năng, Sa Ngộ Tĩnh, Tôn Ngộ Không là những ngụ ý thâm sâu về cảnh giới của một người tu luyện, giác ngộ Đạo Phật chân chính.

Đỗ Thu Nga
11:00 17/04/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tây Du Ký ẩn chứa rất nhiều chi tiết bí ẩn mà có lẽ dành cả một thập kỷ nghiên cứu, giải mã vẫn chưa hết. Trong số đó có tên của 3 đồ đệ Đường Tăng. Pháp hiệu của 3 đồ đệ Đường Tăng có nhiều huyền cơ thâm sâu nhưng lại không được nhiều người lý giải.

Trong pháp hiệu của đồ đệ Đường Tăng, chữ "Ngộ" có thể hiểu là người tu cần phải ngộ về "Năng" về "Tĩnh" và "Không" cũng chính là 3 cảnh giới của một người tu luyện. Vậy còn "Năng", "Tĩnh", "Không" có ngụ ý gì?

Trư Ngộ Năng 

Trư Ngộ Năng (Trư Bát Giới) là đồ đệ thứ 2 phò tá Đường Tăng trong hành trình đi Tây Thiên thỉnh kinh trong tuyển thuyết Tây Du Ký. Trong truyện, Trư Ngộ Năng là nhân vật mang tính cách phức tạp. Đồ đệ này của Đường Tăng có hình hài gớm ghiếc "nửa lợn, nửa người".

Trư Ngộ Năng cũng luôn đẩy những người đồng hành vào tình huống đầy rắc rối bởi sự lười biếng, háu ăn, bản tính háo sắc. Thậm chí đôi khi còn ghen tị với Tôn Ngộ Không. 

Cái tên "Trư Ngộ Năng" được Quan Thế Âm Bồ Tát đặt cho. "Trư" nghĩa là lợn, tượng trưng cho dục vọng của người tu luyện. Chữ "Năng" có nghĩa là tài năng, bản lĩnh (Trư Ngộ Năng có 36 phép thần thông, sau Tôn Ngộ Không). Vậy vì sao Bát Giới phải ngộ về "khả năng" của mình?

y-nghia-tham-sau-dang-sau-phap-hieu-cua-3-do-de-duong-tang-0

Bát Giới vốn là bậc thần tiên, khả năng tuyệt đỉnh, từng giữ chức Thiên Bồng Nguyên Soái chỉ huy 8 vạn thủy binh trên Thiên Hà. Bát Giới có 36 phép thiên cang trang 108 phép thiên cang địa sát của đạo gia, có thể nói là vô cùng oanh liệt, oai phong.

Song trong 3 đồ đệ của Đường Tăng, Bát Giới lại kém cỏi nhất. Bát Giới hội tụ đầy đủ mọi tật xấu như tham ăn, lường biếng, háo sắc hay ghen tỵ. Vậy nên, Đường Tăng mới đặt là "Bát Giới", ý tứ là cần phải thực hiện được tám điều giới luật của nhà Phật thì mới có thể tu hành. 

Vì không giữ đạo hành của người tu hành nên Bát Giới khó phát huy được các phép thần thông của mình, thường thoái lui khi gặp yêu quái. Đến cuối cùng, vì tâm dục vọng mà Bát Giới không thể thành phật, chỉ có thể đắc được một chút ít phước mà thôi.

Sa Ngộ Tĩnh

Sa Ngộ Tĩnh (hay Sa Tăng) là đồ đệ thứ 3 của Đường Tăng trên đường đi thỉnh kinh trong tiểu thuyết Tây Du Ký. Sa Tăng vốn là Quyển Liêm Đại tướng lo việc trông rèm, trông sa giá cho Ngọc Đế. Nhưng vì năm xưa làm vỡ chén lưu ly ở Hội Bàn Đào trong lúc say nên bị đày xuống sông Lưu Sa làm yêu quái.

Trong cuộc hành trình thỉnh kinh, Sa Tăng phụ trách việc gánh hành lý và chăn ngựa. Vũ khí của Sa Tăng là một cây bảo tượng hàng yêu nặng 5.048 cân. So với Tôn Ngộ Không, Sa Tăng và Trư Bát Giới giỏi chiến đấu dưới nước hơn.

y-nghia-tham-sau-dang-sau-phap-hieu-cua-3-do-de-duong-tang-7

Sa Tăng là người siêng năng, cần mẫn, tinh tính cách ba phải, không dám đấu tranh chống lại thói xấu của Trư Bát Giới. Nhưng lại người giảng hòa các cuộc xung đột trong nội bộ.

Tên Sa Ngộ Tĩnh do Quan Thế Âm Bồ Tát đặt. Vì trấn giữ sông Lưu Sa nên lấy họ là Sa - có nghĩa là cát. Còn "Tĩnh" (trong nguyên tác là Tịnh), có nghĩa là trong sạch, thuần khiết, thanh tịnh. Đây là cảnh giới mà người tu hành cần đạt được.

Tên Sa Ngộ Tĩnh có nghĩa là giác ngộ được tâm thanh tịnh trong đạo Phật. Bất cứ người tu luyện nào cũng không thể "một tấc thành Thánh, một bước thành Tiên", ai cũng bắt đầu từ người thường mà tu lên. Là người thường, thân mang đầy nghiệp lực, tâm đầy những ưu phiền, nên mới cần phải tẩy tịnh, làm trong sạch chính mình.

Tôn Ngộ Không

Tôn Ngộ Không (Tề Thiên Đại Thánh) là đồ đệ của Đường Tăng trong Tây Du Ký. Tôn Ngộ Không là con khỉ sinh ra từ một hòn đá. Thông qua luyện tập bởi một đạo sĩ Đạo giáo nên đã đạt những quyền năng phép thuật siêu nhiên. Sau khi nổi loạn ở Thiên Cung và bị Đức Phật giam cầm dưới một ngọn núi, ông được giải thoát và đi theo Đường Tăng, một nhà sư thời Đường, đi lấy kinh ở Tây Thiên (ám chỉ Ấn Độ thời đó).

Tôn Ngộ Không có 72 phép thần thông biến hóa, có cây gậy Như Ý nặng ngàn cân. Có khả năng hô mưa, gọi gió... 

y-nghia-tham-sau-dang-sau-phap-hieu-cua-3-do-de-duong-tang-5

Tên Tôn Ngộ Không do Bồ Đề Tổ Sư đặt cho. Nó xuất phát chữ "Tôn" trong "Hồ Tôn", nghĩa là khỉ. Bởi Tôn Ngộ Không vốn là thạch hầu sinh ra từ đá, tính cách giống loài khỉ, thích tự do bay nhảy. 

Còn "Không" nghĩa là gì? Phật gia thường giảng "Không", còn Đạo gia giảng "Vô". Dẫu là môn nào phái nào, thì đều coi "Không" là cảnh giới cao nhất để đạt đến viên mãn, đắc đạo.

"Không" chính là hoàn toàn không có chấp trước, hoàn toàn không có nhân tâm. Chỉ khi đạt được trạng thái "Không" này thì người tu tập mới có thể thực sự trở về với bản ngã và bản nguyên cao quý của chính mình.

Như vậy, Tôn Ngộ Không đã đạt tới tầng thứ rất cao, và yêu cầu đối với tu luyện cũng là tối cao: Đó là cần phải ngộ đến cảnh giới của tính "Không".

Giải mã những ý nghĩa thâm sâu trong tác phẩm Tây Du Ký

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận