Hoàng tử nhiều lần nhường ngôi báu cho em trai để xuất gia nhưng bị vua cha từ chối là ai?

Vị hoàng tử này đam mê Phật pháp đến nỗi đã nhiều lần muốn nhường ngôi báu cho em trai nhưng vua cha không chấp. Khi ông đến chùa Yên Tử tu, hoàng hậu phải khuyên mãi mới chịu quay về. Vậy vị vua này là ai?

Đỗ Thu Nga
08:00 25/07/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, vị hoàng tử nhiều lần muốn nhường ngôi cho em trai để xuất gia là Trần Nhân Tông (tên khai sinh là Trần Khâm). Có lần, Trần Nhân Tông đã đến chùa Yên Tử tu, vua Trần Thái Tông và Hoàng hậu phải khuyên mãi ông mới chịu quay về.

Ông là vị hoàng đến thứ 3 của nhà Trần (nước Đại Việt). Ông trị vì từ ngày 8/11/1278 đến ngày 16/4/1293. Sau đó làm Thái thượng hoàng cho đến khi qua đời. Trần Nhân Tông được sử sách ghi nhận là vị vua anh minh, đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển bền vững của Đại Việt vào cuối thế kỷ XIII, cũng như việc bảo vệ nền độc lập và mở rộng lãnh thổ đất nước. Bên cạnh đó, ông còn là một thiền sư lớn của Phật giáo Việt Nam thời trung đại. Ông là 1 trong 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam. 

vi-sao-hoang-tu-tran-kham-nhieu-lan-tu-choi-lam-vua-8
Vua Trần Nhân Tông đã lãnh đạo quân dân Đại Việt 2 lần đánh bại giặc Mông - Nguyên xâm lược

Thời nắm giữ ngôi báu, ông đã lãnh đạo quân dân Đại Việt 2 lần đánh bại giặc Mông - Nguyên xâm lược vào các năm 1285 và 1287-1288. Đại Việt sử ký toàn thư có viết: Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ hai (1285), nguyên soái Toa Đô của địch tử trận ở Tây Kết. Khi thấy thủ cấp của tướng giặc, vua Trần Nhân Tông nói: “Người làm tôi phải nên như thế này".

Vua cởi hoàng bào đắp cho thủ cấp, sai quân đem liệm, chôn. Hành động của vua Trần Nhân Tông được sử thần Ngô Sĩ Liên nhận xét: "Thực là câu nói của bậc đế vương. Nói rõ đại nghĩa để người bề tôi muôn đời biết rằng trung với vua, chết vì phận sự là vinh, tuy chết mà bất hủ, mối quan hệ lớn lắm vậy. Huống chi lại cởi áo ngự, sai người liệm chôn nữa. Làm vậy có thể khích lệ sĩ khí để trừ giặc mạnh là phải lắm".

Được biết, vào năm 1293, Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con trai là Trần Thuyên, lên làm Thượng hoàng ở tuổi 35. Sau khi nhường ngôi, ông dành toàn quyền điều hành đất nước cho nhà vua trẻ.

Sách 54 vị hoàng đế Việt Nam, Trần Nhân Tông chỉ một lần trở về kinh vào năm 1295 để theo dõi việc nước, còn dành toàn thời gian đi chu du thiên hạ. Ông vào tận kinh đô Chiêm Thành, kết tình hữu hảo với vua Chế Mân. Tại đây, ông hứa gả công chúa Huyền Trân cho vị vua nhà Chiêm này. 

vi-sao-hoang-tu-tran-kham-nhieu-lan-tu-choi-lam-vua

Trần Nhân Tông sau đó đi tu và trở thành thủy tổ của phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử - một phái Thiền để lại dấu ấn đặc sắc trong lịch sử tư tưởng Việt Nam. Ông được đánh giá là một triết gia lớn của Phật học, giúp triết học Phật giáo Việt Nam phát triển rực rỡ, thể hiện đầy đủ bản lĩnh, trí tuệ người Việt Nam.

Từ năm 1928, ông khoác áo nhà sư đi thuyết pháp khắp nơi. Lý thuyết phái Trúc Lâm do ông khởi xướng là không kêu gọi tín đồ lìa bỏ cuộc sống trần tục, không ép xác xác khổ hạnh mà đề cao nhân nghĩa, giáo dục lòng nhân đạo, không phân biệt giàu sang, luôn nhớ đến cội nguồn. Buổi giảng kinh của Trần Nhân Tông thu hút được hàng nghìn người tới nghe và tiếp thu tư tưởng.

Đến năm 1299, Trần Nhân Tông lên tu ở chùa Yên Tử (núi Yên Tử, Quảng Ninh), lấy pháp hiệu là Hương Vân đại đầu đà hoặc Trúc Lâm đại đầu đà, thu hút được nhiều đệ tử. Ông được người đời suy tôn là Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Năm 1308, Trần Nhân Tông qua đời tại am Ngọa Vân, núi Yên Tử.

Xem thêm: Cái chết không rõ ràng của Quang Trung - Nguyễn Huệ, vị tướng bách chiến bách thắng

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận