Tài thao lược của Hưng Đạo Vương khiến đạo quân mạnh nhất thế giới đại bại

Có thể nói, tư tưởng quán xuyến suốt đời của Hưng Đạo Vương là 'một tấm lòng tận tụy đối với đất nước, là ý muốn đoàn kết mọi tầng lớp trong dân tộc thành một lực lượng thống nhất, là tinh thần yêu thương dân".

Đỗ Thu Nga
12:46 23/08/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Thân thế của Hưng Đạo Vương 

Trần Quốc Tuấn (1228 - 1300), tước hiệu Hưng Đạo Đại Vương. Ông là một chính trị gia, nhà quân sự, tôn thất hoàng gia thời Trần. Phần lớn các đề tài lịch sử nghiên cứu về ông đều gọi tắt là "Trần Hưng Đạo" thay cho cách gọi đầy đủ "Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn" (trong tín ngưỡng của người Việt tại các đền thờ, ông được gọi là Đức Thánh Trần). Ông là 1 trong 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.

Đức Thánh Trần là con thứ 3 của Khâm Minh đại vương Trần Liễu - anh cả của Trần Thái Tông (Trần Cảnh). Do vậy, Trần Quốc Tuấn gọi Trần Thái Tông là chú ruột. 

vi-sao-3-lan-quan-nguyen-mong-dai-bai-duoi-tay-hung-dao-vuong-9

Cho đến nay vẫn chưa rõ mẹ ông là ai (có một số giả thiết đó là Thiện Đạo quốc mẫu, húy là Nguyệt, một người trong tôn thất họ Trần). Do chính thất khi trước của Trần Liễu là công chúa Thuận Thiên bị buộc lấy Trần Nhân Tông, trở thành Hoàng hậu nên Thiện Đạo quốc mẫu trỏ thành kế phu nhân. Sau khi Trần Liễu Mất (1251), theo "Trần triều thế phả hành trạng" thì bà Trần Thị Nguyệt đã xuất gia làm ni sư, hiệu là Diệu Hương. Ông có người mẹ nuôi đồng thời là cô ruột, công chúa Thụy Bà.

Trần Quốc Tuấn sinh ra ở thôn Tức Mặc (phường Lộc Vượng, TP Nam Định ngày nay). Nhưng năm sinh của ông cho đến nay vẫn chưa rõ ràng. Có tài liệu ghi ông sinh năm 1228 nhưng cũng có tài liệu cho rằng ông sinh năm 1230, thậm chí là 1231. 

Đại Việt sử ký toàn thư mô tả ông là người có dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người, nhờ được những người tài giỏi đến giảng dạy từ khi còn rất nhỏ mà ông sớm trở thành người đọc thông hiểu rộng, có tài văn võ.

vi-sao-3-lan-quan-nguyen-mong-dai-bai-duoi-tay-hung-dao-vuong-8

Năm 1237, gia đình ông xảy ra biến động. Do chú ông là Trần Thái Tông lên ngôi và kết hôn lâu chưa có con nên Thái sư Trần Thủ Độ đang nắm quyền phụ chính đã ép, Trần Liễu nhường vợ là công chúa Thuận Thiên (chị gái Lý Chiêu Hoàng) cho em trai dù bà đang mang thai 3 tháng. Đồng thời giáng Lý Chiêu Hoàng xuống làm công chúa. 

Phẫn uất nên Trần Liễu đã họp quân chống lại, song do thân cô thế cô nên đã thất bại, xin hàng. Trần Thái Tông thương anh nên đã xin Trần Thủ Độ tha tội cho Trần Liễu, còn quân lính thì bị giết hết. Mang lòng hậm hực, Trần Liễu tìm người tài nghệ để dạy văn, võ cho Trần Quốc Tuấn.

Năm 19 tuổi, Trần Quốc Tuấn đem lòng yêu công chúa Thiên Thành. Sau đó, Trần Thái Tông muốn gả Thiên Thành cho người khác nên Trần Quốc Tuấn đã lập ra kế hoạch "cướp dâu" táo bạo nhất trong lịch sử Việt Nam. Mẹ nuôi Trần Quốc Tuấn cùng Trần Thái Tông đã tốn không ít của cải cho sự việc chấn động lịch sử này.

vi-sao-3-lan-quan-nguyen-mong-dai-bai-duoi-tay-hung-dao-vuong-7

Trần Quốc Tuấn là vị anh hùng cái thế. Ông không chỉ khiến quân đội mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ khiếp sợ mà còn để lại cho đời nhiều tác phẩm kinh điển như: Hịch tướng sĩ, Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp tông bí truyền thư đặt nền móng cho nghệ thuật quân sự Việt Nam kể từ thời Trần đến ngày nay.

Đức Thánh Trần từng đánh bại quân đội mạnh nhất thế giới

Trần Quốc Tuấn được biết đến trong lịch sử Việt Nam với việc chỉ huy quân đội đánh tan hai cuộc xâm lược quân Nguyên Mông năm 1285 và năm 1288. Năm 1257, ông được vua Trần Thái Tông phong làm đại tướng chỉ huy các lực lượng ở biên giới đánh quân Mông Cổ xâm lược. Sau đó, lui về thái ấp ở Vạn Kiếp.

Đến tháng 10 âm lịch năm 1283, nhà Nguyên (sau khi Mông Cổ thống nhất Trung Hoa) đe dọa đánh Đại Việt lần hai, Hưng Đạo vương được Thượng hoàng Trần Thánh Tông, và vua Trần Nhân Tông (lần lượt là em họ và cháu họ ông) phong làm Quốc công tiết chế, thống lĩnh quân đội cả nước. 

Năm 1285, vua Nguyên sai con trai là Thoát Hoan kéo quân sang xâm lược nước ta. Thế giặc rất mạnh, tiến vào Thăng Long. Trước thế rất mạnh của địch, thượng hoàng Trần Thánh Tông tỏ ra lo lắng, hỏi có nên hàng không. Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo trả lời: “Bệ hạ chém đầu thần rồi hãy hàng”.

vi-sao-3-lan-quan-nguyen-mong-dai-bai-duoi-tay-hung-dao-vuong-7

Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ 2 (1285), trên đường tránh giặc truy đuổi, nghe Dã Tượng nói "Yết Kiêu chưa thấy Đại Vương thì nhất định không dời thuyền”. Quả nhiên, khi Trần Hưng Đạo đến nơi, chỉ có thuyền Yết Kiêu vẫn còn ở đó, ông mừng lắm, nói: “Chim hồng hộc muốn bay cao phải nhờ ở sáu trụ cánh. Nếu không có sáu trụ cánh ấy thì cũng chim thường thôi”. Ý của Hưng Đạo Vương rất rõ ràng một danh tướng dù tài giỏi đến mấy cũng cốt ở các bộ hạ.

Sau 2 thất bại liên tiếp vào các năm 1258 và 1285, năm 1287, nhà Nguyên lại đem quân sang xâm lược nước ta lần thứ ba. Ngày 14/11/1287, khi biết tin cánh quân Vân Nam của nhà Nguyên đánh ải Phú Lương, vua Trần Nhân Tông hỏi Hưng Đạo vương: “Năm nay đánh giặc thế nào?”. Ông quả quyết: “Năm nay đánh giặc nhàn”.

vi-sao-3-lan-quan-nguyen-mong-dai-bai-duoi-tay-hung-dao-vuong-5

Đến tháng 2 âm lịch năm 1287, nhà Nguyên tiếp tục điều động quân lính, chia làm nhiều cánh quân tràn vào Đại Việt. Các quan Đại Việt xin bắt lính tráng đinh sung quân để quân đội đông hơn. Tuy nhiên, Trần Quốc Tuấn không đồng ý.

Ông đanh thép nói: "Quân quý ở tinh nhuệ, không quý ở số đông. Dẫu đến một triệu quân mà như Bồ Kiên thì cũng làm gì được?”. Không ngoài nhận định của Trần Quốc Tuấn, dù phải đối đầu đội quân đông đảo, thiện chiến của nhà Nguyên, nhưng với chiếc lược, sách lược hợp lý, quân dân nhà Trần đánh tan đạo quân xâm lược với đỉnh cao là chiến thắng Bạch Đằng năm 1288.

Cũng vì lợi ích chung của đất nước, Hưng Đạo Vương sẵn sàng gạt bỏ hiềm khích với Trần Quang Khải do từ đời trước để lại. Trần Quang Khải vốn sợ tắm gội, Trần Quốc Tuấn lại thích tắm gội thơm tho nên bảo: "Mình mẩy cáu bẩn, xin tắm dùm”, rồi cởi áo Trần Quang Khải ra, dùng nước thơm tắm cho ông. Từ đó, mối hiềm khích được loại bỏ, về sau, hai ông đã có những đóng góp to lớn trong kháng chiến chống quân Nguyên.

vi-sao-3-lan-quan-nguyen-mong-dai-bai-duoi-tay-hung-dao-vuong-4

Khi Trần Thánh Tông thân chinh đánh giặc ở Quảng Bình, Trần Quang Khải đi theo, ghế tể tướng bỏ trống, vừa lúc có sứ phương Bắc đến. Thượng hoàng Trần Thái Tông gọi Trần Quốc Tuấn đến, ngỏ ý định lấy ông làm Tư đồ để tiếp sứ phương Bắc.

Lúc này Trần Quốc Tuấn đáp: "Việc tiếp sứ giả, thần không dám từ chối, còn như phong thần làm tư đồ thì không dám vâng chiếu. Huống chi quan gia đi đánh giặc xa, Quang Khải theo hầu mà bệ hạ lại tự ý phong chức, thì tình nghĩa trên dưới, e có chỗ chưa ổn, sẽ không làm vui lòng quan gia và Quang Khải. Đợi khi xa giá trở về, sẽ xin vâng mệnh cũng chưa muộn”.

vi-sao-3-lan-quan-nguyen-mong-dai-bai-duoi-tay-hung-dao-vuong-3

Đến tháng 6/1300, Hưng Đạo vương ốm nặng, vua Trần Anh Tông tới thăm và hỏi: "Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược, kế sách như thế nào?”. Trần Quốc Tuấn nói rằng: “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước muôn đời vậy”.

Bàn về mưu kế chống giặc cho đời sau, Hưng Đạo Vương đã lấy những dẫn chứng về quá trình chống giặc ngoại xâm của dân tộc và nói: "Họ cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được”.

vi-sao-3-lan-quan-nguyen-mong-dai-bai-duoi-tay-hung-dao-vuong-2

Không chỉ là vị tướng tài, Trần Quốc Tuấn còn là vị trung thần. Sử sách chéo, khi xưa An Sinh vương Trần Liễu (cha Trần Quốc Tuấn) và em trai là vua Trần Thái Tông vốn có hiềm khích nên trước khi qua đời, Trần Liễu dặn Trần Quốc Tuấn cướp ngôi. Ông để trong lòng nhưng không cho là phải, sau đem chuyện đó ra hỏi các gia nô như Yết Kiêu, Dã Tượng, con trai Hưng Vũ Vương Trần Quốc Nghiễn, họ đều khuyên không nên làm thế. Riêng người con thứ là Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng khuyên ông cướp ngôi. Nghe xong, Trần Quốc Tuấn rút gươm kể tội: “Tên loạn thần là từ đứa con bất hiếu mà ra” và định giết Quốc Tảng. Hưng Vũ Vương vội chạy tới khóc lóc xin tha tội, Trần Quốc Tuấn mới tha. Sau đó, ông dặn Hưng Vũ Vương: “Sau khi ta chết, đậy nắp quan tài đã rồi mới cho Quốc Tảng vào viếng”.

Trước khi tạ thế, Trần Quốc Tuấn còn dặn con cháu: "Ta chết thì phải hỏa táng, lấy vật tròn đựng xương, bí mật chôn trong vườn An Lạc, rồi san đất và trồng cây như cũ, để người đời không biết chỗ nào, lại phải làm sao cho mau mục”.

Xem thêm: Trái tim si tình của Trần Quốc Tuấn và màn cướp dâu chấn động sử Việt

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận