Hủ tục tuẫn táng - cơn ác mộng kinh hoàng của những phi tần được nhận quá nhiều "đặc ân"

Tuẫn táng là cách đảm bảo Hoàng đế chết đi sang thế giới bên kia vẫn có người hầu hạ, được sống sung sướng. Nhưng với những phi tần nhận được "đặc ân" của thiên tử thì đây là nỗi kinh hoàng...

Đỗ Thu Nga
12:00 12/09/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tuẫn táng là gì?

Tuẫn táng là 1 hủ tục tàn khốc của Trung Quốc cổ đại, hay vẫn thường được gọi là tục tuẫn táng nô lệ. Nó dùng để chôn người sống (gái đồng trinh) cùng với người đã chết (hầu hết là các tỳ thiếp và nô lệ) để người chết dù qua thế giới bên kia vẫn có người hầu kẻ hạ như lúc sinh thời hoặc dùng để trấn yểm (hay còn gọi là "yếm thắng", được định nghĩa là thuật dùng lời nguyền để khuất phục 1 ai đó).

Hủ tục này thịnh hành vào thời kỳ nô lệ. Song tới thời kỳ phong kiến các vị quân chủ lại lạm dụng nó, không chỉ nô tỳ cả các phi tần cũng phải tuẫn táng theo khi vua qua đời. Ngoài các phi tần hay Hoàng hậu được được phong làm Hoàng Thái hậu, những phi tần may mắn sinh được con trai sẽ có thể không bị tuẫn táng. Còn những phi tần không có địa vị hoặc thậm chí được vua quá yêu mến cũng có thể phải chịu cảnh chôn cất đáng sợ này.

tuan-tang-la-gi-tuan-tang-tan-khoc-den-muc-nao-1

Theo tục lệ này, người bị tuẫn táng dù có thân phận cao quý đến đâu, được sủng ái cỡ nào thì đến khi vua băng hà, số phận của họ cũng chấm dứt. Thậm chí thời phong kiến Trung Quốc, tuẫn táng theo vua còn được xem là một diễn phúc.

Còn theo ghi chép trong cuốn "Ngọc thiên", "tuẫn" ám chỉ người chết cùng hoặc người tùy táng. Ở thời Trung Quốc cổ đại thường lưu hành một tập tục xấu, đó là dùng người chôn theo người chết. Theo những bằng chứng hiện có, tục tuẫn táng hay còn gọi là bồi táng, mà đặc biệt là "nhân tuẫn" (chôn người chết cùng) bắt đầu nổi lên từ thời nhà nhà Chu. Khi các Hoàng đế băng hà, các phi tần sẽ bị chôn theo sau khi bị giết, tự sát hoặc thậm chí chôn sống. 

Hủ tục kinh hoàng này thịnh hành vào thời nhà Thương đến nhà Hán. Tuẫn táng tồn tại được là nhờ có các tư tưởng, hủ tục sai lệch. Đầu tiên phải kể đến quan niệm, việc tuẫn táng là cách để các phi tần được ở bên cạnh vua, tiếp tục cuộc sống ở thế giới bên kia, đảm bảo vua sau khi chết vẫn có người chăm sóc, hầu hạ, sung sướng như khi còn sống.

tuan-tang-la-gi-tuan-tang-tan-khoc-den-muc-nao
Tuẫn táng - ác mộng của các phi tần xưa

Sau triều nhà Hán thì hủ tục này được giảm dần vì họ nhận ra sự man rợ của nó. Tuy nhiên, vua Chu Nguyên Chương lập ra nhà Minh thì tuẫn táng được khôi phục và trở thành thông tục tang lễ trong Hoàng tộc. Và đến thời đại của Tần Thủy Hoàng thì tục tuẫn táng lên đỉnh điểm, số hài cốt được chôn cùng ông trong lăng mộ cho tới bây giờ vẫn chưa thống kê chính xác, có thể nói là không thể đếm xuể. 

Sự tàn khốc của hủ tục này được phơi bày khi xương cốt của các nữ nhân bị chôn vùi cùng vua được khai quật. Trong đó, xương chân của các bộ hài cốt này không khép lại được. Các nhà khoa học sau này tìm ra nguyên nhân đó là do lúc bị niêm phong cửa lăng thì những người phụ nữ này sợ hãi tột độ, cố gắng giãy giụa trong vô vọng để rồi chết đi vì thiếu dưỡng khí. 

Những cách ép người tuẫn táng đáng sợ

Còn theo sử sách, có rất nhiều cách khác nhau để ép cung tần tuẫn táng cùng Hoàng đế. Vào thời nhà Minh, phương pháp treo cổ được áp dụng nhiều nhất, nhưng phương pháp uống thuốc độc để tránh việc bị ép tuẫn táng và không phải chịu nhiều dày vò đau khổ.

Bên cạnh ép uống thuốc độc, đổ thủy ngân cũng thông dụng. Dân gian tương truyền, người nhiễm độc thủy ngân mà chết thân thể không bị mục rữa, dù qua trăm năm hình dáng vẫn rất trẻ trung hệt như còn sống.

Những người được chọn sẽ bị đưa vào một căn phòng, cho uống nước trà có thuốc mê. Chờ những cung tần này ngủ say, thái giám sẽ cắt da trên đỉnh đầu thành hình chữ thập. Sau đó, cầm thìa đồng, rút từng thìa thủy ngân vào vết cắt. Sau khi rót vào số lượng thủy ngân nhất định thì dùng kim khâu chỗ cắt lại., Công việc hoàn thành cũng là lúc các phi tần này nhiễm độc thủy ngân mà chết.

tuan-tang-la-gi-tuan-tang-tan-khoc-den-muc-nao-8
Uống thuốc độc - 1 cách ép chết phi tần trước khi tuẫn táng (Ảnh minh họa)

Còn có một cách tuẫn táng khác đặc biệt hơn đó là chuốc thuốc mê rồi trói tay chân người bị chọn lại, bẻ thành những tư thế nhất định, sau đó chôn sống. Sau này, trong lăng mộ, các nhà khảo cổ cũng phát hiện những thi thể tay chân có dấu hiệu bị trói, cơ thể bị bẻ cong, đầu quay sang một phía cực kỳ quái dị. Không ít lần người ta còn phát hiện cả hài cốt trẻ con. Các chuyên gia khẳng định đây cũng là một hình thức tuẫn táng với mục đích canh giữ lăng mộ.

Đa số những người được lựa chọn đều là bị cưỡng ép song cũng có tình huống phi tần chủ động theo Hoàng đế. Điển hình như cuối thời Minh, khi Nỗ Nhĩ Cáp Xích thủ lĩnh của bộ tộc Nữ Chân, ngoại trừ đại phi A Ba Hợi bị ép phải tuẫn táng thì 4 cung nữ của ông đều xin tự sát để theo hầu. Bởi họ cho rằng việc được chết theo đại hãn là quyền lợi và vinh dự không phải ai cũng có được. 

Những vụ tuẫn táng quy mô lớn gây tranh cãi trong giới khảo cổ

Phi tần tuẫn táng cùng Tần Thủy Hoàng

Tần Thủy Hoàng Doanh Chính là vị Hoàng đế có số lượng phi tần, cung nữ tuẫn táng nhiều nhất trong lịch sử Trung Quốc. Sinh thời, mỗi lần đánh thắng ở một quốc gia nào đó là ông thu nạp thêm người đẹp. Chính vì dàn hậu cung quá đông mà ông phải cho người xây thêm nhiều cung điện để có chỗ ở.

tuan-tang-la-gi-tuan-tang-tan-khoc-den-muc-nao-9
Lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Khi Tần Thủy Hoàng băng hà, tất cả những phi tần từng theo ông mà chưa có con đều không được thả, họ bị ép tuẫn táng theo vua. Nhiều sử gia mô tả khung cảnh khi ấy vô cùng bi thảm: "Tiếng khóc làm rung động đất trời, ai vô tình nghe thấy cũng sợ đến bay cả hồn vía".

Tư Mã Thiên từng mô tả rằng số lượng người tuẫn táng theo Tần Thủy Hoàng nhiều đến mức chẳng thể nào đếm nổi. Ngoài các vị cung tần, trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng còn có không ít binh lính và những người thợ tham gia quá trình xây mộ cho ông.

46 phi tần tuẫn táng cùng Chu Nguyên Chương

Vào năm 1398, Hoàng đế Chu Nguyên Chương băng hà, hậu duệ là Chu Doãn Văn lên kế vị. Chiếu theo di chúc của tiên đế, Chu Doãn Văn đã lệnh cho toàn bộ 46 phi tần chưa từng sinh nở phải chôn theo Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương. Mệnh lệnh vừa ban ra đã khiến triều đình hỗn loạn. Tiếng khóc than ai oán vang dậy khắp nơi.

Khi ấy chính sự rối ren, nhiều cung nhân đã thừa cơ làm càn, nhận hối lộ và làm điều sai trái, thậm chí báo thù cá nhân. Dưới sự che giấu của quan viên trong triều, một vài cung nữ tuy chưa sinh nở nhưng vẫn sống sót. Ngược lại, có những phi tần bị ép bức bồi táng theo vua vì trót đắc tội với mệnh quan nào đó. Sử sách Trung Quốc gọi những phi tần xấu số ấy là “triều thiên nữ”.

Các phi tần ở hậu cung được lên danh sách tuẫn táng cùng vua đã được đưa vào một phòng có bày các ghế được gọi là “thái sư ỷ” (ghế thái sư), trên ghế có treo sẵn sợi dây dài 7 tấc (1,3m). Có người sẽ tự đứng lên cho cổ vào dây rồi đạp ghế, có người sợ quá không dám thì đích thân thái giám sẽ đưa lên sợi dây.

tuan-tang-la-gi-tuan-tang-tan-khoc-den-muc-nao-5
Các phi tần, mỹ nữ bị ép tuẫn táng cùng đế vương bằng cách treo cổ (Ảnh minh họa)

Dân gian còn lưu truyền, lúc Chu Nguyên Chương tuẫn táng, người ta đã lập một "mê hồn trận". Cùng ngày, 13 cửa lớn của kinh thành đồng loạt mở ra để vận chuyển quan tài phi tần ra lăng mộ. 

Giới phong thủy cho rằng, đây là thủ phép dùng để che mặt người đời khi hạ táng lăng mộ. Bằng cách này, người ta có thể chống lại những kẻ đào mộ. Các lăng mộ của dàn phi tần tuẫn táng cũng được dùng để đánh lạc hướng những kẻ đạo trộm mộ, giúp giấc ngủ thiên thủ của Hoàng đế không bị quấy rầy.

Để an ủi gia đình của các phi tần, Chu Duẫn Văn - cháu trai của Chu Nguyên Chương, người được Chu Nguyên Chương truyền ngôi đã thăng chức cho những vị quan lớn có con gái bị lựa chọn tuẫn táng theo vua làm “thiên hộ”, “bách hộ” và được phép cha truyền con nối.

30 cung tần chết theo Thành Tổ Chu Lệ

Sử sách Triều Tiên có chép, số lượng cung tần tuẫn táng theo Thành Tổ Chu Lệ lên đến 30 người. Phương thức chủ yếu là tự vẫn và tuyệt thực tập thể. Trong số đó có 2 người do Triều Tiên cống nạp là Hàn Thị và Thôi Thị. Tới gần giờ phải "tự vẫn", Hàn Thị đã quỳ gối hướng về phía Minh Nhân Tông cần xin được đưa về quê hương để phụng dưỡng mẹ già nhưng không thành.

Vào giữa trưa, hơn 30 người cung tần được lựa chọn đều bị đưa ra ngoài điện để ăn cơm lần cuối, sau cùng vào điện thờ. Nhắc đến cảnh tượng này, người ta từng miêu tả: "Tiếng khóc làm rung chuyển cung đình". 

tuan-tang-la-gi-tuan-tang-tan-khoc-den-muc-nao-6
Cửa vào một lăng mộ cổ

Trong điện có 30 tấm ván gỗ được xếp cẩn thận, các phi tần này đều đứng trên ván gỗ, trên đầu là những sợi dây "tự vẫn" đã được chuẩn bị sẵn: "Đưa đầu vào tròng, rút đi ván gỗ, tất cả đều bị gãy cổ, nghẹt thở mà chết".

Đến thời nhà Thanh của Trung Hoa xưa, tục tuẫn táng đã không còn phổ biến. Tuy nhiên, phải tới năm Khang Hy thứ 20 (tức năm 1673) thì tục tuẫn táng mới biến mất hoàn toàn ở Trung Quốc.

Xem thêm: Truyền thuyết rợn người về thuật cản thi dẫn dắt người quá cố tha hương trở về quê nhà ở Trung Quốc

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận