Truyền thuyết rợn người về thuật cản thi dẫn dắt người quá cố tha hương trở về quê nhà ở Trung Quốc

Thuật cản thi là 1 trong 3 tà thuật cổ của ở Trung Quốc. Theo truyền thuyết, thuật này giúp dẫn dắt những vong hồn tha hương trở về quê nhà. 

Đỗ Thu Nga
11:29 30/04/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Truyền thuyết về thuật cản thi

Thuật cản thi là tà thuật cổ từng rất phổ biến ở vùng núi Tương Tây (Hồ Nam) và các vùng lân cận của Quý Châu (Trung Quốc). Thuật này phổ biến vì thời đó núi cao, đường xá hiểm trở, giao thông đ lại không thuận tiện.

Vậy thuật cản thi ra đời từ bao giờ? Theo truyền thuyết của người Trung Quốc, thuật này có từ lâu đời, sớm nhất cần truy về Xi Vưu - tổ tiên của người Miêu. Xi Vưu đã dẫn đầu đoàn quân chiến đấu với kẻ thù bên sông Hoàng Hà và rất nhiều binh lính phải bỏ mạng trên chiến trường. Xi Vưu không nhẫn tâm chứng kiến cảnh đồng bào phơi thân nơi đồng hoang mà muốn khiêng hết họ về quê hương.

Song do nhân lực còn sống sót không đủ nên ông đã cầu viện quân sư bên cạnh. Vị quân sư cấm quyết niệm chú, để Xi Vưu cầm phù tiết đi trước dẫn đường, còn mình thì làm phép khiến các thi thể đứng dậy đi về phía sau Xi Vưu. Nhờ vậy mà họ được trở về quê nhà.

ky-bi-thuat-can-thi-dan-nguoi-qua-co-tro-ve-que-huong-o-trung-quoc-5
Cản thi là 1 trong 3 tà thuật cổ được ở Trung Quốc thời xưa

Truyền thuyết này đã được lưu truyền hàng nghìn năm qua. Và bây giờ khi nhắc đến các loại tà thuật cổ, người Trung Quốc thường kể câu chuyện. Và đây được xem là truyền thuyết sớm nhất về thuật cản thi.

Thuật cản thi được phổ biến ở Tương Tây từ thời nhà Thanh. Trong tiểu thuyết bút ký "Thanh bại loại sao" do Từ Kha biên soạn vào cuối thời nhà Thanh đã ghi chép rõ ràng về thuật cản thi.

Cụ thể, trong "tống thi thuật" (thuật đưa thi) có viết rằng: "Thuật thôi miên của người phương Tây có thể áp dụng với người sống chứ không thể áp dụng với người chết. Nó có thể được sử dụng thôi miên trong nhiều giờ, nhưng không thể trong vài tháng. Nhưng ở tỉnh Quý Châu và Hồ Nam có thuật đưa thi, do người làm phép khiến xác chết nghe lệnh, và việc này có thể kéo dài vài tháng”.

Kỳ bí quá trình cản thi

Người Trung Quốc xưa quan niệm "lá rụng về cội, cáo chết 3 năm quay đầu về núi" chính vì thế người chết nơi đất khách quê người cũng phải được trở về quê hương. Và người cản thi trở thành "thủ lĩnh" dẫn đường cho những người quá cố trở về quê hương.

Truyền thông Trung Quốc từng viết, quá trình cản thi diễn ra vô cùng kỳ bí. Nhưng làm sao để trở thành thầy cản thi thì còn kỳ bí hơn. Đến nay, chỉ có những câu chuyện truyền miệng về quá trình học tập, trải nghiệm để trở thành thầy cản thi.

ky-bi-thuat-can-thi-dan-nguoi-qua-co-tro-ve-que-huong-o-trung-quoc-0

Theo đó, muốn trở thành thầy cản thi thì phải trải qua nhiều trải nghiệm như: đầu tiên là thân thể cứng cáp, khỏe mạnh, dương khí mạnh thì mới áp chế được âm khí trong người tử thi; tiếp đó thân hình cao lớn, đặc biệt là tướng mạng càng xấu càng tốt.

Người xưa quan niệm, bộ dạng xấu xí là bộ dạng của ma quỷ. Khi người có bộ dạng xấu xí hơn cả ma quỷ thì chúng sẽ không dám tới gần. Đồng thời bộ dạng này cũng giúp hù dọa những người hiếu kỳ đứng hai bên đường muốn xem. Như vậy, quá tình cản thi sẽ suôn sẻ hơn.

Song đó chưa phải mấu chốt để trở thành thầy cản thi. Mấu chốt là, người đó phải trải qua bài kiểm tra quay lại về phía mặt trời, xoay một vòng tại chỗ, sau tiếng hô ngừng nếu như xác định được rõ phương hướng thì mới đủ tư cách làm thầy.

Lý do là bởi những cuộc cản thi đều diễn ra vào ban đêm, đường chằng chịu cây cỏ, bụi rậm, có những ngày trời mưa không trăng sao rất khó xác định phương hướng. Nếu như không có kỹ năng cảm nhận được phương hướng sẽ rất dễ bị ma dẫn đường, vĩnh viễn lòng vòng trong núi, không tìm được đường trở về quê hương.

Khi dẫn đường cho xác chết, các thầy cản thi phải gõ chuông đồng nhỏ trên tay. Nếu đoàn rước đêm đó có nhiều thi thể thì thầy cản thi phải buộc các thi thể với nhau bằng một sợi dây rơm, mỗi thi thể buộc cách nhau 2 mét. Khi đoàn rước đông, thầy cản thi có thể dẫn theo học trò để trợ giúp, phòng đường trơn và có nhiều vật cản.

ky-bi-thuat-can-thi-dan-nguoi-qua-co-tro-ve-que-huong-o-trung-quoc-8
Tương truyền, thuật cản thi giúp đưa người quá cố về quê nhà

Thầy cản thi dẫn đầu đoàn tử thi, các thi thể đi giữa và người học trò cầm bát nước trên tay đi phía sau cùng (trong bát nước phải gia trì bùa chú). Trên đường tống thi, người học trò phải đảm bảo bát nước được giữ bằng phẳng, nước không bị nghiên. Nếu nước nghiêng, xác sẽ đổ.

Trên đường tống thi, đoàn chỉ được dừng chân nghỉ ở các  quán trò đặc biệt. Khi trời nhá nhem tối, lúc cần nghỉ lại quán trọ, chủ trọ chỉ cần nhìn tình trạng 3 người liền biết họ là khách đưa thi và biết cách chuẩn bị phòng cho họ. Quán trọ cũng đặc biệt, hai người sống ngủ trên giường, trong khi xác chết đứng cạnh cửa, nói là “3 người trọ, 2 người ăn cơm”.

Trước khi về đến quê nhà, tử thi sẽ báo mộ cho người nhà chuẩn bị quan tài, quần áo, chuẩn bị tang lễ. Khi người cản thi đưa thi thể về nhà liền dựng thăng thi thể bên cạnh quan tài, rắc bát nước có bùa chú xuống đất và thi thể lập tức ngã xuống. Lúc này người nhà tẩm niệm ngay nếu không thi thể sẽ biến đổi, phân hủy mạnh.

Trong thuật cản thi có 3 nguyên tắc quan trọng là "3 cản, 3 không cản". Nghĩa là được cản thi với 3 kiểu thi thể: chết do bị chém đầu, án treo cổ và chết vì hình phạt lồng đứng. Theo dân gian, vì họ bị ép phải chết, chết không phục, chết nhưng vẫn còn nhớ nhung người thân, có thể dùng phép thuật câu hồn phách, dùng bùa chú trấn trong cơ thể, sau đó dùng phép dẫn bọn họ trở lại cố hương. 

3 không cản là chết do sấm sét đánh trúng, chết do nhảy sông, chết do bệnh tật. Người chết bệnh hồn phách bị Diêm Vương câu đi, không thể gọi về từ Quỷ Môn Quan. Người nhảy sông hôn phách đã bị kéo đi làm vật thay thế, hơn nữa có thể bọn họ đang chuyển giao, nếu tách hồn phách mới ra, vong hồn cũ không được thay thế thì sẽ ảnh hưởng việc đầu thai của hồn cũ. Người bị sét đánh chết đều là những người nghiệp chướng nặng nề, mà bị lửa thiêu chết thì thường da thịt không lành lặn, cũng không thể cản.

Cho đến nay khi xã hội được hiện đại hóa, những câu chuyện rùng rợn về tà thuật như thuật cản thi đã không còn được nhắc đến nhiều ở Trung Quốc nữa. Tất cả những gì chúng ta nghe được chỉ là lời truyền miệng, đồn đón. Và ngay cả khoa học cũng không có câu trả lời chính xác về hiện tượng này.

 Bí ẩn về những câu chuyện "lộn kiếp" quay về gặp người cũ

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận