Trong kinh doanh, muốn lấy được nhiều hơn những gì đã mất hãy khắc cốt ghi tâm "triết lý 6 phần" của tỷ phú Lý Gia Thành
Lý Thúc Đồng Đại sư từng nói: “Người biết chịu khổ là chí sĩ, người biết chịu thiệt chắc chắc không phải là kẻ ngu ngốc".
Những người thành công hầu hết đều là những người không sợ chịu khổ chịu thiệt, sự thông tuệ của họ ẩn giấu trong những lần chịu khổ chịu thiệt của họ. Và câu chuyện và triết lý được đúc kết từ hành trình kinh doanh của tỷ phú Lý Gia Thành là một ví dụ minh họa điển hình.
“Sự cố” của tỷ phú Lý Gia Thành
Tỷ phú, nhà đầu tư, nhà tư bản công nghiệp, nhà từ thiện người Hồng Kông Lý Gia Thành trong khoảng thời gian khi bắt đầu gây dựng sự nghiệp đã nhận được một đơn hàng từ Mỹ, khách hàng sau khi chốt đơn không lâu lại quyết định hủy đơn.
Việc này khiến cho nhà máy nhựa Trường Giang của ông chịu tổn thất nặng nề nhưng Lý Gia Thành đã đưa ra quyết định khó tin, đó là không bắt vị khách hàng kia phải bồi thường, đền bù cho việc hủy hợp đồng.
Tuy không hợp tác thành công song vị khách kia lại gián tiếp giúp cho công ty ông có được khoản lợi nhuận vô cùng lớn.
Không lâu sau đó, Lý Gia Thành liên tục nhận được rất nhiều đơn hàng từ Mỹ, tất cả đều là do vị khách kia giới thiệu đến. Một đơn hàng bị hủy giữa chừng lại giúp ông mở ra một cơ hội kinh doanh vô cùng lớn.
Như ai đó từng nói rằng: “Ẩn chứa sau những lần chịu thiệt của bạn là những mối quan hệ rộng lớn mà bạn có được sau này.”.
Triết lý 6 phần của Lý Gia Thành
Lý Gia Thành còn một triết lý gọi là “triết lý 6 phần” rất nổi tiếng. Ông luôn nhắc nhở người con Lý Trạch Giai rằng khi hợp tác với người khác, nếu lấy được bảy tám phần là hợp tình hợp lý thì con chỉ cần lấy sáu phần thôi là đủ rồi.
“Triết lý 6 phần” chính là một loại triết lý về chịu thiệt, bề ngoài có vẻ có lợi nhuận không cao như những người lấy bảy tám phần nhưng mọi người đều biết hợp tác với những người chỉ lấy sáu phần như vậy có lợi gấp đôi, lại tiềm ẩn cơ hội kinh doanh to lớn.
Người thông minh chia làm hai kiểu, một kiểu luôn đặt lợi ích của bản thân lên hàng đầu, người khác đừng hòng chiếm được một chút lợi ích nào của họ; kiểu còn lại sẽ luôn nghĩ cho lợi ích của người khác trước, không hề lo lắng chút nào về việc bản thân có thể sẽ phải chịu thiệt.
Trong văn hóa kinh doanh của người Hoa có một vị trí được cộng đồng doanh nhân xây dựng và tôn vinh, đó chính là “Ông chủ của những Ông chủ”. Khái niệm ông chủ một nhà hàng, ông chủ một nhà máy lớn, ông chủ của một tập đoàn kinh tế trong con mắt của người dân, người lao động bình thường họ đều là những nhân vật quan trọng. Hành động của họ, công việc kinh doanh của các tổ chức kinh tế mà họ điều hành có ảnh hưởng đến cuộc sống của một nhóm người nhất định có cùng lợi ích kinh tế trong tổ chức đó.
“Ông chủ của những Ông chủ” là nhân vật mà hành động của họ ảnh hưởng đến vận mệnh của các tổ chức kinh tế mà các ông chủ đang điều hành. Đó phải là những nhân vật nắm trong tay những lĩnh vực kinh tế huyết mạch của cả vùng, thậm chí mang tầm quốc gia.Lý Gia Thành chính là “Ông chủ của những Ông chủ” trong giới kinh doanh Hồng Kông cũng như giới doanh nhân người Hoa trên toàn thế giới. Ông nắm trong tay 5% nền kinh tế Hong Kong, những ngành kinh tế huyết mạch như: bất động sản, ngân hàng, hải cảng, đội tàu biển ở Hong Kong và Trung Quốc. Những tài sản quan trọng trong cộng đồng Hoa Kiều tại Canada, Mỹ, Singapo, Thai Land, Malaysia…
Tư tưởng, triết lý kinh doanh và hành đồng của Lý Gia Thành ảnh hưởng đến định hướng và quyết định kinh tế của các ông chủ nhỏ trong cộng đồng doanh nhân Hoa Kiều. Tập sách của Anthony B. Chan sẽ giới thiệu rõ hơn, chi tiết hơn con đường dẫn đến thành công của nhân vật châu Á vô cùng nổi tiếng này.
Kiểu phía trước cuối cùng cũng chỉ có được một chút lợi ích, còn kiểu người phía sau sẽ có được sự phát triển tốt đẹp dài lâu về sau.
Một người biết chịu thiệt sẽ luôn có được nhiều hơn là mất đi. “Mất” đối với họ có thể là một kiểu trả giá, cũng là một loại đầu tư, trong từ điển của họ không có thứ gọi là tổn thất.
Người biết nhìn xa trông rộng coi trời đất là trung tâm, cái họ quan tâm là lợi ích về lâu về dài nên thường không quá quan tâm, tính toán so đo cái được cái mất ở trước mắt.
Họ chấp nhận mua bán thua lỗ để đổi lấy sự tin tưởng của khách hàng, sẵn sàng có những hành động trượng nghĩa để có thêm mối quan hệ rộng rãi, dám nhiều lần từ bỏ những cái lợi nhỏ trước mắt để giúp bản thân có được nhiều nguồn tài nguyên hơn về sau.
Lời bình
Người xưa nói: “Chịu thiệt là phúc”. Người dám chịu thiệt không chỉ can đảm mà họ còn cho thấy bản thân có phẩm chất đạo đức tốt đẹp.
Chịu thiệt là cách nói hàm ý khác cho mức độ hy sinh và sự dám từ bỏ, việc này nhìn có vẻ chẳng phải việc tốt đẹp gì, nhưng sau những lần chịu thiệt chắc chắn bạn sẽ tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm, mối quan hệ và cơ hội.
Đó là những nền tảng cơ bản mà chúng ta có thể biến chúng thành những món quà hay phần phúc đức to lớn trong tương lai.
Người dám chịu thiệt đều là những người trí tuệ hơn người và quan trọng là cuối cùng, họ không phải chịu bất cứ thiệt thòi nào.
Một số người luôn sợ bị thiệt ngược lại sẽ không ngừng bị trói buộc bởi những chuyện nhỏ nhặt và lợi ích cỏn con, khó có được thành công.
Xem thêm: Tỷ phú Lý Gia Thành: "Làm công là cách đầu tư ngu ngốc nhất"
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận