7 đứa con không ai chịu nuôi, mẹ già mang bệnh phải xin ăn, xin ngủ ở bệnh viện suốt 1 thập kỷ

Suốt 10 năm trời cô Hường ôm hy vọng con cái "rước mình về nhà ở" nhưng đứa này đùn đẩy trách nhiệm cho đứa kia. Ngày ngày cô lấy hành lang bệnh viện làm nhà, bán vé số, xin ăn để có tiền chữa bệnh.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Ở cái tuổi lục tuần, người ta có nhà để ở, được quây quần bên con cháu thì cô Hường (63 tuổi) lại sống vật vờ bên ngoài. Cô lấy hành lang bệnh viện làm nhà, hàng ngày chạy xuôi chạy ngược bán vé số, xin cơm ăn để gom tiền chữa bệnh.

Theo một số nguồn tin, cô Hường quê ở Bến Tre nhưng lên Sài Gòn kiếm sống. Cô từng có một mái nhà tuy nhỏ nhưng đủ để che mưa che nắng. 

thuong-me-gia-ngu-nho-benh-vien-vi-7-dua-con-khong-ai-chiu-nuoi
Cô Hường lấy hành lang bệnh viện làm nhà, ngày ngày đi bán vé số kiếm tiền chữa bệnh

Không lâu sau, chỗ che mưa che nắng của cô rơi vào diện giải tỏa. Với số tiền đền bù chỉ vài triệu đồng, mấy mẹ con cô Hường không tài nào tìm được nơi ở mới nên đành nay đây mai đó. Không màng khó khăn, vất vả, cô Hường nai lưng đi hát dạo, nhặt ve chai, tằn tiện tích cóp từng đồng để nuôi 7 đứa con trưởng thành. 

Ngày xưa, cô Hường đặt nhiều kỳ vọng vào các con. Cô mong con cái trưởng thành có công ăn việc làm, có cuộc sống khá khẩm hơn đời cô để đỡ khổ. Khi đó, cô cũng có chỗ dựa, tuổi già được quây quần bên con cái, ôm ấp cháu chắt. 

Ấy vậy mà, cô hy vọng càng nhiều thì thất vọng càng lớn. Người mẹ già chẳng nhận lại được gì ngoài sự thờ ơ, ghẻ lạnh của các con. Cô sống vật vờ như người dư thừa giữa cuộc sống bận rộn của con cái.

thuong-me-gia-ngu-nho-benh-vien-vi-7-dua-con-khong-ai-chiu-nuoi-8
Cánh tay cô Hường xung vu vì chạy thận

Suốt 10 năm qua, cô nương nhờ bệnh viện. Cô lấy hành lang bệnh viện làm giường để ngả lưng khi đêm về. Chưa kể, căn bệnh tiểu đường biến chứng sang thận và mắt khiến tiền chạy chữa ngày càng nhiều. Trong khi con cái không thèm đoái hoài gì bệnh tình của mẹ chứ chưa nói đến chuyện phụng dưỡng khi về già.

Ở hành lang bệnh viện, cô Hường đặt một chiếc chõng tre lót thêm tấm nệm. Đấy là chỗ ngả lưng của cô mỗi đêm. Còn việc ăn uống thì cô ăn đồ người ta làm từ thiện tặng chứ chẳng có tiền mua. 

Những ngày đầu tiên ngủ ở hành lang cô Hường sợ lạnh, sợ ma quỷ nhưng ngủ lâu rồi cũng thành quen. May mắn thay, các bác sĩ, y tá và bảo vệ trong bệnh viện đều tốt bụng. Họ cùng nhau giúp đỡ cô Hường chứ chẳng hề làm khó dễ hay đuổi cô đi chỗ khác ngủ.

Đêm đến, cô Hường bắc chõng tre, dải chăn ra ngủ và đến tờ mờ sáng hôm sau thì dậy dọn dẹp chỗ ngủ gọn gàng để các bệnh nhân đến khám có chỗ ngồi chờ. Để có tiền chữa bệnh, hàng ngày cô Hương đi bán vé số thêm. Tiền lãi được vài chục nghìn chẳng đáng kể nhưng gom góp lại cũng đỡ được tiền thuốc thang. 

thuong-me-gia-ngu-nho-benh-vien-vi-7-dua-con-khong-ai-chiu-nuoi-0

Cô Hường kể, 10 cái Tết qua không đứa con nào đoái hoài đến cô: "Nhiều lúc nhớ con, xin về ngủ một đêm thôi mà nó cũng không cho". Miệng thì bảo "đứa nào rước tôi cũng về" nhưng hơn ai hết, bản thân cô hiểu rõ rằng chuyện đó chẳng bao giờ xảy ra. Nếu muốn rước cô về thì cũng đã làm điều đó từ rất lâu rồi chứ chẳng phải để cô ăn ngủ ở hành lang bệnh viện suốt 10 năm thế này.

Con cái đối xử với mình chẳng khác gì người dưng nước lã nhưng khi nhắc về đàn con, cô Hường không trách móc, lúc nào cũng bao dung, đổ tại cho số phận mình. Cô nói: "Tụi con không biết thương má, má đã tạo ra tụi con, mong tụi con lớn lên sẽ lo cho má nhưng cuối cùng tụi con lại bất hiếu với má, bỏ má vất vơ vất vưởng như vậy. Nếu má có chết thì chắc tụi con cũng không thấy mặt má đâu".

Không nhận được tình yêu thương từ con cái, cô Hường sắm cho mình 1 con búp bê làm bạn. Cô coi nó như con, tuần nào cũng đem đi tắm rửa. Lúc buồn thì trò chuyện cho khuây khỏa. "Người thật không chăm sóc được thì mình có búp bê", cô Hường nói. 

thuong-me-gia-ngu-nho-benh-vien-vi-7-dua-con-khong-ai-chiu-nuoi-5
Mỗi lần nhắc đến con cái, đôi mắt cô lại đỏ hoe

Trải qua ngần ấy sóng gió cuộc đời, giờ đây cô Hường chỉ hy vọng khi "nhắm mắt xuôi tay" những người đã từng giúp đỡ mình sẽ giúp thêm lần nữa, “thiêu rồi gửi giùm vô cái chùa nào đó“.

Người xưa có câu "một mẹ nuôi được mười con nhưng mười con không nuôi nổi mẹ" quả rất đúng với trường hợp của cô Hường. Cả đời cô tần tảo sớm hôm nuôi con trưởng thành. Vậy mà lúc cô ốm đau bệnh tật cần chúng nhất thì không thấy bóng dáng một đứa nào. 

Phụng dưỡng cha mẹ là bổn phận của con cái nhưng tiếc thay không phải ai cũng hiểu được điều này. Chỉ mong rằng cô Hường nói riêng và hết thảy những người làm cha làm mẹ đang gặp phải hoàn cảnh khó khăn tương tự sẽ nhận được sự giúp đỡ của những người có tấm lòng Bồ tát để mạnh mẽ bước về phía trước, sống những năm tháng an yên. 

Xem thêm: Người đàn ông "sống mòn" với khoản nợ tiền tỷ sau khi bị đồng nghiệp ra tay tàn độc

Đọc thêm

Vì căn bệnh ung thư xương quái ác mà Duy đành gác giấc mơ đại học lại để cùng cha vào Sài Gòn tìm kiếm cơ hội sống tiếp.

Nước mắt của cha và giấc mơ đại học phải gác lại của nam sinh trường chuyên bị bệnh ung thư xương giày vò
0 Bình luận

Người mẹ trẻ bất hạnh giờ đã rơi vào tình cảnh "lực bất tòng tâm", vì chỗ nào vay được tiền để chữa bệnh cho con chị cũng vay hết rồi... Giờ chị đành ôm con về nhà.

Người mẹ bất hạnh đành ôm con gái tội nghiệp về nhà vì không còn chỗ vay tiền chữa bệnh nữa
0 Bình luận

Anh Hiếu từng muốn từ bỏ tất cả vì bệnh tật giày vò, vì gia đình tan vỡ. Thế nhưng khi nghĩ đến đứa con trai bao năm chưa được gặp lại, anh lại tự nhủ "phải sống".

Thương tài xế Gojek bị suy thận mãn cố chạy xe kiếm tiền chữa bệnh để mong ngày đoàn tụ với con trai
0 Bình luận


Bài mới

Thương em: 14 tuổi oằn lưng gồng gánh bố khuyết tật, tương lai mịt mù

Mẹ bỏ đi khi Lâm vừa tròn 3 tháng tuổi, em sống với ông bà nội già yếu và người bố khuyết tật. Nay ông bà cũng lần lượt qua đời, một mình em gồng gánh bố và đối diện với tương lai mịt mù.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Mẹ nghèo khóc nghẹn vì không kiếm đâu ra tiền tỷ ghép tủy cho con gái

Chị Tuyên khóc nghẹn khi không biết kiếm đâu ra tiền cho con gái ghép tủy để tiếp tục ước mơ giảng đường đại học...

Giới thiệu cuốn sách Hành trình vì hòa bình của cố Thượng tướng, GS-TS Nguyễn Chí Vịnh

Trong dòng chảy hàng nghìn năm của lịch sử Việt Nam, hòa bình luôn là khát vọng cháy bỏng. Khái niệm hòa bình không chỉ đơn thuần là sự vắng bóng của chiến tranh, mà còn là sự hiện diện của độc lập và tự do.

Bố ung thư lo lắng cho con gái 8 tuổi mắc chứng thận hư

Trong lúc lo lắng chạy chữa chứng bệnh thận hư cho con gái, kinh tế kiệt quệ vì đàn bò bị dịch phải tiêu hủy hết thì người bố lại phát hiện mình mắc bệnh ung thư.

Cha nghèo toàn thân bong tróc đến chảy máu, đau đớn, bất lực nhìn đàn con thơ

Hoàn cảnh nghèo khó, bệnh tật giày vò, đau đớn bất lực là vậy, nhưng người cha nghèo ấy không nghĩ mình sẽ chữa được bệnh, chỉ mong cho các con có bữa cơm no.

Cha mẹ nghèo bất lực nhìn con gái 3 tuổi quằn quại vì căn bệnh xơ gan

Mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo, tính mạng của bé gái 3 tuổi – Trần Lê Bảo Uyên ngày một mong manh, cha mẹ nghèo hết tiền chạy chữa chỉ biết bất lực cầu cứu.

Góa phụ ung thư khóc ròng khi nghĩ đến người con trai tàn tật

Trong căn trọ xập xệ, bà Bích cố nén cơn đau vì bệnh ung thư. Ở tuổi 58 bà không sợ chết, lòng chỉ lo nghĩ, thương xót cho các con, người thì góa chồng nuôi con thơ, người bị tật nguyền.

Cậu bé 7 tuổi rưng rưng nước mắt xin được ký tên cho chị làm phẫu thuật: Chị em cháu không có bố mẹ, ông bà cũng mất rồi

Câu chuyện nhân văn về hai chị em Triệu Văn Huệ và Triệu Văn An khiến nhiều người không khỏi xót xa xúc động, lớn lên trong nghịch cảnh, thiếu thốn tình yêu thương nhưng hai em vẫn không ngừng nỗ lực, tiến về phía trước.

Mẹ già 80 bất lực nhìn con trai suy thận và con gái bị ung thư

Ở tuổi 80, tóc bạc trắng nhưng bà Mai Thị Sáng vẫn ngày đêm cặm cụi chăm sóc hai người con mắc bệnh nan y, vừa lo chạy vạy tiền bạc cho con chữa bệnh.

Mẹ nghèo kêu cứu vì cạn tiền chữa bệnh ung thư cho con

Gần một năm rưỡi kể từ khi con trai phát bệnh ung thư, vợ chồng chị Vân đã hoàn toàn kiệt quệ tài chính, cả gia đình chỉ còn lại mỗi căn nhà lá đã mục nát.

Bố đơn thân tàn tật nuôi con thơ trong cảnh khốn cùng

Vợ mất vì bệnh tim để lại đứa con thơ cho người chồng câm điếc, khờ khạo, không có khả năng lao động. Tương lai đứa trẻ ngày một mịt mù.

Chàng trai không gia đình nỗ lực chạm tới giấc mơ đại học

Bị bỏ rơi từ nhỏ, lớn lên bằng chuỗi ngày được “chuyền” từ nhà này sang nhà khác, chàng trai Phú Yên – Quốc Huy vẫn quyết tâm thi đậu trường Đại học Kinh tế TP.HCM

Mẹ khờ khạo bất lực cầu cứu vì không có tiền cho con chạy thận

Ở tuổi 70, cơ thể ốm yếu, thường xuyên đau nhức, bà Hồng vẫn phải ngày đêm tất tả lo cho cháu trai 14 tuổi đang bị suy thận mạn giai đoạn cuối, mồ côi cha, có mẹ khờ khạo.

Cha khiếm thính bất cực cầu cứu giúp đỡ con gái bị u não

Ròng rã 2 năm qua, người cha khiếm thính nhận sửa chữa đồ gia dụng lặt vặt, nhặt nhạnh từng đồng nhưng cũng chẳng đủ tiền cho con chữa u não… nhìn con gái bị bệnh tật dày vò, người cha bất lực cầu cứu.

Phan Lê Kim Ngọc - Người đẹp Tây Đô giàu lòng nhân ái

Hoa khôi Phan Lê Kim Ngọc là Đại sứ Dự án "Em nuôi của Đoàn" - hoạt động chăm lo cho các em thiếu nhi trên địa bàn phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.

Gia đình 3 thế hệ bất cựu cầu cứu vì bị vây hãm trong bệnh tật

Một gia đình ở Nghệ An bị bệnh tật bủa bây, chìm trong bế tắc khi vợ bị teo não, chồng mắc ung thư vòng họng, con trai cùng hai cháu nhỏ đều bị thiểu năng trí tuệ.

Đề xuất