Thăm nơi an nghỉ của Nam Phương Hoàng hậu - người phụ nữ có "1 - 0 -2" trong lịch sử triều Nguyễn

Nam Phương Hoàng hậu - người phụ nữ có nghi lễ đăng quang hoành tráng nhất lịch sử triều Nguyễn cuối cùng lại chết cô đơn nơi xứ người. Mộ phần của bà được đặt tại một vùng quê miền Trung nước Pháp.

Đỗ Thu Nga
15:00 26/06/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Thăm nơi an nghỉ của Nam Phương Hoàng hậu

Trong lịch sử Việt Nam, Nam Phương Hoàng hậu là vị hoàng hậu đặc biệt nhất. Bà không chỉ đặc biệt vì sau bà vĩnh viễn không còn ai được phong tước này nữa mà vì trong suốt sự tồn tại của vương triều Nguyễn, bà là người phụ nữ duy nhất được phong hậu khi còn sống. 

Vào năm 1947, bà đưa các con sang Pháp - nơi gia đình bà có nhiều bất động sản lớn. Từ đó không lần nào trở lại Tổ quốc, nơi bà từng là mẫu nghi thiên hạ. Ngay cả khi Bảo Đại được Pháp đưa về nước làm quốc trưởng, bà cũng không về. 

Những năm tháng sống ở Charbrignac, Nam Phương rất ít ra ngoài giao lưu. Thỉnh thoảng bà đến Paris thăm con cái. Các hoàng tử, công chúa cũng chỉ về thăm mẹ khi nghỉ hè. Bảo Đại thì hiếm khi về thăm bà. Suốt thời gian dài, Nam Phương Hoàng hậu luôn sống một mình. 

tham-noi-an-nghi-cua-nam-phuong-hoang-hau-o-mien-trung-nuoc-phap-0
Đây là nơi Nam Phương Hoàng hậu sống tại Pháp

Vào ngày 14/9/1963, sau khi ra ngoài chơi, bà đi tăm và sau đó cảm thấy đau cổ, sốt. Bác sĩ đến khám nói bà chỉ bị viêm họng nhẹ. Nhưng rồi triệu chứng khó thở xuất hiện. Người hầu luống cuống đi tìm bác sĩ nhưng khi bác sĩ đến thì bà đã qua đời. 

Đám tang của Nam Phương Hoàng hậu ngày 15/9/1963 không có Bảo Đại bởi khi đó ông đang đi chơi xa với bà Mộng Điệp. Các con cái sống xa cũng chỉ đến tiễn sau khi bà qua đời.

tham-noi-an-nghi-cua-nam-phuong-hoang-hau-o-mien-trung-nuoc-phap-8
Mộ phần của Nam Phương Hoàng hậu tại nghĩa trang công giáo ở miền Trung nước Pháp

Mộ phần của Nam Phương Hoàng hậu được đặt ở nghĩa trang công giáo tại Chabrignac, trên bia có dòng chữ tiếng Pháp: “Nơi đây an nghỉ của bà Hoàng hậu Việt Nam - bà Jeanne-Mariette Nguyễn Hữu Hào, 4/12/1914 – 15/9/1963), mặt sau ghi dòng chữ Hán: “Đại Nam Nam Phương Hoàng hậu chi mộ”.

Đến bây giờ, nơi an nghỉ của Nam Phương Hoàng hậu vẫn ở vị trí đó, rất giản dị. Nếu không để ý kỹ chẳng ai nghĩ đó là mộ phần của một bà Hoàng hậu từng là "mẫu nghi thiên hạ" của một quốc gia. 

tham-noi-an-nghi-cua-nam-phuong-hoang-hau-o-mien-trung-nuoc-phap-7

Theo báo Pháp luật TP HCM, nơi an nghỉ của Nam Phương Hoàng hậu mà một ngôi một được đào sâu lưng một bức vách lát đá, có bó hoa chứng tỏ có người lui tới. 

Vào buổi chiều nắng xiên ngang, chợt tiếng chuông nhà thờ u hoài muôn kiếp trước từ đâu đó vẳng lại. Không gian xanh nhuốm vàng nắng. Nhà phố tường im lìm không quá lạnh nhưng mang âm hưởng của đá. Nấm mộ đơn sơ mà trang trọng, nằm tách biệt. Hoàng hậu Nam Phương đang nhìn xuống lũng sâu mái ngói dập dờn.

tham-noi-an-nghi-cua-nam-phuong-hoang-hau-o-mien-trung-nuoc-phap-6

Theo cuốn sách cuốn sách "Nam Phương – hoàng hậu cuối cùng" của tác giả Lý Nhân Phan Thứ Lang, đã có lần bà Nam Phương ngỏ ý được trở về Việt Nam, để khi qua đời được an táng bên cạnh mộ thân sinh và thân mẫu ở Đà Lạt. Tuy nhiên, ý nguyện của bà không thành vì cựu hoàng Bảo Đại và các con của bà phản đối không cho bà về.

Nhan sắc "chim sa cá lặn" của Nam Phương Hoàng hậu lúc sinh thời

Người đời sau ai cũng biết đến Nam Phương Hoàng hậu (vợ vua Bảo Đại - vị vua cuối cùng của triều Nguyễn). Nhắc đến Nam Phương hoàng hậu hay khi xem bất cứ hình ảnh nào của bà cũng phải thừa nhận bà là tuyệt sắc giai nhân.

Nam Phương Hoàng hậu tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan, sinh năm 1914 tại Gò Công (nay thuộc xã Gò Công, Tiền Giang). Cha bà là cụ Nguyễn Hữu Hào - một người giàu có bậc nhất tại miền Nam. Mẹ bà là cụ Lê Thị Bình, con gái Lê Phát Đạt - 1 trong 4 người giàu nhất Việt Nam thời bấy giờ.

tham-noi-an-nghi-cua-nam-phuong-hoang-hau-o-mien-trung-nuoc-phap-5

Nam Phương Hoàng hậu có quốc tịch Pháp. Bà không chỉ xinh đẹp mà còn rất thông minh. Năm 1932 bà đậu tú tài toàn phần rồi trở về nước trên chuyến tàu D'Artagnan của hãng Messagerie Maritime. Vua Bảo Đại qua Pháp cũng trở về trên chuyến tàu này. Có tài liệu ghi lại bà và vua Bảo Đại có gặp nhau trên tàu.

Sau lần gặp gỡ đó, Bảo Đại nhất mực phải lấy bằng được Thị Lan bất chấp phía nhà gái đưa ra điều kiện thế nào. Cụ thể, gia đình Thị Lan yêu cầu phải tấn phong Hoàng hậu ngay khi cưới. 

tham-noi-an-nghi-cua-nam-phuong-hoang-hau-o-mien-trung-nuoc-phap-4
Bà trở thành Hoàng Hậu ngay sau khi cưới

Ngoài ra còn có điều kiện đi kèm là: Được giữa nguyên đạo Công giáo, các con khi sinh ra phải được rửa tội theo Công giáo và giữ đạo, vua Bảo Đại vẫn giữ đạo cũ là Phật giáo và hôn lễ phải được Tòa thánh cho phép đặc biệt hai người lấy nhau, giữ hai tôn giáo khác. Bà Thị Lan yêu cầu Bảo Đại bãi bỏ chế độ hậu cung, phi tần và tuân thủ hôn nhân 1 vợ - 1 chồng.

Vua Bảo Đại cũng vì Thị Lan mà cãi lời mẹ là Thái hậu Từ Cung khi đó đã chọn sẵn cho con trai một mối khác. Sau khi đồng ý tất cả các yêu cầu, Bảo Đại cưới được Thị Lan. Sau cưới bà được tấn phong làm Nam Phương Hoàng hậu.

tham-noi-an-nghi-cua-nam-phuong-hoang-hau-o-mien-trung-nuoc-phap-3

Nam Phương Hoàng hậu sở hữu vẻ đẹp đậm chất Á Đông với mái tóc đen tuyền, đôi mắt sắc sảo và nét cười luôn trực trên môi. Bà có sống mũi thẳng, làn da trắng bóc của con nhà quyền quý.

Đặc biệt, bà sở hữu thần thái cao sang. Khi chụp ảnh, cằm bà luôn rất cao ngạo - điều mà không phải cô gái nào cũng làm được để trở thành tâm điểm của mỗi bức hình.

tham-noi-an-nghi-cua-nam-phuong-hoang-hau-o-mien-trung-nuoc-phap-2

Nhiều tài liệu ghi chép, Nam Phương Hoàng hậu cao đến 1m75 với thân hình mảnh khảnh, cân đối. Đi với Bảo Đại, dù chọn dép không quá cao nhưng bà vẫn nổi bật. 

Thời gian đầu bà và Bảo Đại có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc. Bà sinh cho chồng 5 người con. Nhưng càng về sau tình cảm càng phai nhạt, Bảo Đại trăng hoa, lét lút cặp với nhiều mỹ nhân khác.

tham-noi-an-nghi-cua-nam-phuong-hoang-hau-o-mien-trung-nuoc-phap-1

Có thể kể đến một số cái tên như Thứ phi Mộng Điệp, Lý Lệ Hà, Hoàng Tiểu Lan, Phi Ánh và cả người vợ chính thức thứ hai có tên là Monique Baudot. Cả hai kết hôn và có giấy hôn thú vào năm 1972.

Xem thêm: Chuyện chưa kể về phút lâm chung Nam Phương Hoàng hậu

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận