Taliban là gì và những thủ lĩnh bí ẩn của Taliban là ai?

Taliban tuyên bố chiến thắng và cho biết sẽ nắm quyền kiểm soát đất nước, trở thành "Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan".

Đỗ Thu Nga
11:51 16/08/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Như báo chí quốc tế đã đưa tin, sau hơn 1 tuần đẩy căng chiến dịch tấn công, Taliban đã giành quyền kiểm soát 2/3 lãnh thổ Afghanistan. Một bản báo cáo rò rỉ của tình báo Mỹ hồi đầu tháng 8 cảnh báo thủ đô Kabul có thể thất thủ trước Taliban trong 1 - 3 tháng tới. Và cho đến ngày 15/8, người đứng đầu văn phòng chính trị Taliban và đồng sáng lập Mullah Abdul Ghani Baradar tuyên bố chiến thắng ở Afghanistan

Theo The Guardian, Taliban được cho là sẽ chính thức tuyên bố nắm quyền kiểm soát đất nước và trở thành "Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan".

Taliban là gì?

Theo Wiki, Taliban hay Taleban là một tổ chức quân sự và phong trào Hồi giáo Deobandi ở Afghanistan, hiện đang tiến hành chiến tranh (thánh chiến) trong nước. Kể từ năm 2016, thủ lĩnh của Taliban là Mawlawi Hibatullah Akhundzada.

Từ năm 1996 đến 2001, Taliban nắm giữ 3/4 lãnh thổ Afghanistan và thực thi một phiên bản nghiêm ngặt của Sharia,. hay luật Hồi giáo. Taliban bắt đầu nổi lên từ năm 1994 như một trong những phe nổi bật trong nội chiến Afghanistan.

Thành phần của Taliban phần lớn là các sinh viên từ các khu vực Pashtun ở miền đông và miền nam Afghanistan. Những người này đã được học trong các trường Hồi giáo Mohammed Omar, phong trào này lan rộng ở hầu hết Afghanistan, tranh giành quyền lực với lãnh chúa Majahideen. 

taliban-la-gi-va-nhung-thu-linh-bi-an-cua-taliban-la-ai

Chế độ độc tài Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan được thành lập năm 1996 và thủ đô của Afghanistan được chuyển đến Kandahar. Taliban nắm quyền kiểm soát hầu hết Afghanistan cho đến khi bị lật đổ sau cuộc xâm lược Afghanistan do Mỹ lãnh đạo vào tháng 12/2001 sau các cuộc tấn công 11 tháng 9.

Ở đỉnh điểm, sự công nhận chính thức về mặt ngoại giao đối với chính quyền Taliban chỉ gồm 3 nước: Pakistan, Ả Rập Xê-út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất thừa nhận. Nhóm này sau đó tập hợp lại như một phong trào nổi dậy chống lại chính quyền Karzai được Mỹ hậu thuẫn và ISAF do NATO lãnh đạo trong chiến tranh ở Afghanistan.

Taliban từng bị quốc tế lên án vì việc thực thi hà khắc luật Hồi giáo Sharia, dẫn đến việc nhiều người Afghanistan bị đối xử tàn bạo. Trong thời gian cầm quyền từ 1996 đến 2001, Taliban và các đồng minh đã thực hiện cuộc thảm sát nhằm vào dân thường ở Afghanistan, từ chối cung cấp lương của Liên Hợp QUốc cho 160.000 dân thường chết đói và tiến hành chính sách tiêu thổ, đốt cháy những vùng đất màu mỡ, phá hủy hàng chục nghìn ngôi nhà.

Trong thời kỳ cai trị, họ còn cấm các sở thích và hoạt động như thả diều, nuôi thú cưng, phân biệt đối xử với dân tộc thiểu số và tôn giáo. Theo Liên Hợp Quốc, Taliban và các đồng minh của họ là nguyên nhân gây ra 76% thương vong cho dân thường Afghanistan trong năm 2010, 80% vào vào năm 2011 và 80% vào năm 2012. 

Taliban còn tham gia vào cuộc diệt chủng văn hóa, phá hủy nhiều di tích bao gồm cả các tượng Phật 1500 năm tuổi nổi tiếng của Bamiyan. 

taliban-la-gi-va-nhung-thu-linh-bi-an-cua-taliban-la-ai-9
Taliban tuyên bố chiến tranh kết thúc ở Afghanistan, đạt được mục tiêu sau 20 năm 'hy sinh'

Cộng đồng quốc tế và chính phủ Afghanistan từng cáo buộc Lực lượng Tình báo liên ngành và quân đội Pakistan đã hỗ trợ Taliban trong suốt thời gian họ nắm quyền, cũng như tiếp tục hỗ trợ Taliban trong cuộc nổi dậy. 

Nhưng sau vụ tấn công 11 tháng 9, Pakistan tuyên bố họ đã ngừng tất cả sự ủng hộ cho nhóm này. Vào năm 2001, có 2.500 người Ả Rập dưới sự chỉ huy của thủ lĩnh Al-Qaeda Osama bin Laden đã chiến đấu cho Taliban.

Và đến ngày 15/8/2021, người đứng đầu văn phòng chính trị Taliban và đồng sáng lập Mullah Abdul Ghani Baradar tuyên bố chiến thắng ở Afghanistan. Trong video tuyên bố hôm 15/8, Mullah Abdul Ghani Baradar nói việc chứng kiến tất cả các thành phố lớn của Afghanistan thất thủ trong vòng một tuần, là "chiến thắng bất ngờ", nhanh chóng và chưa từng có.

Theo The Guardian, Taliban được cho là sẽ chính thức tuyên bố nắm quyền kiểm soát đất nước và trở thành "Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan".

Vì sao quân đội Afghanistan sụp đổ quá nhanh trước Taliban?

Theo Người lao động, phương Tây đã đổ những khoản tiền khổng lồ vào các lực lượng Afghanistan trong 15 năm qua, riêng Mỹ là 88 tỷ USD, với niềm tin rằng điều này sẽ giúp chính phủ Afghanistan có thể độc lập chống lại Taliban. Điều này cho phép Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ủng hộ một chiến lược rút lui cuối cùng.

Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã quyết định rút những binh lính Mỹ còn lại  về nước. 300.000 binh lính Afghanistan đã nhanh chóng gục ngã. Thay vì chiến đấu chống lại Taliban, họ bị đánh trả và nhiều lúc phải sớm rút lui dù không có cuộc giao tranh nào. 

Trong vòng 3 tháng qua, chính Taliban cũng phải ngạc nhiên về sự sụp đổ nhanh chóng của nhiều khu vực. Trong đó có 2 trong số các thủ phủ tỉnh quan trọng nhất nước: Kandahar và Herat.

Sự thất bại đáng kinh ngạc của quân đội đã khiến người Afghanistan và những người ủng hộ bị sốc. Tờ Telegraph ngày 13/8 dẫn lời Đại tá  Edris Ataaie cho biết cả phương Tây và những người lãnh đạo của ông đều phải chịu trách nhiệm. 

"Tôi không thấy bất kỳ chiến lược nào. Trong những năm qua, các lực lượng của chúng tôi bị sử dụng sai mục đích. Những người được chỉ định làm lãnh đạo đều không phù hợp và họ đối xử với các tướng lĩnh và lực lượng của chúng tôi rất tệ. Kết quả là chúng tôi đang ở trong tình trạng hỗn loạn" - trích lời ông Ataaie.

taliban-la-gi-va-nhung-thu-linh-bi-an-cua-taliban-la-ai-7
Khói bốc lên sau cuộc giao tranh giữa Taliban và các lực lượng an ninh Afghanistan hôm 12/8 (Ảnh: AP)

Bất chấp mức độ đe dọa của Taliban, các lực lượng Afghanistan bình thường đã không đoàn kết và chiến đấu chống lại chúng. Tình trạng tham nhũng tràn lan và năng lực lãnh đạo kém đã tiêu tốn một khoản tiền khủng khiếp. Các binh sĩ than phiền về việc không được trả lương hoặc không nhận được lương thực, đạn dược. Họ thường bị các chỉ huy bỏ lại để bảo vệ các trạm kiểm soát và căn cứ đã bị lộ.

Lính ngoài tiền tuyến được nghỉ phép rất ít, trong khi những người bị thương bị đối xử tàn tệ. Ví dụ tàn nhẫn nhất về việc này là những binh lính bị thương tại 1 bệnh viện quân sự danh tiếng sẽ bị bỏ đói nếu không hối lộ y tá. 

Không ít người đã chỉ trích chính phủ của ông Ashraf Ghani phân biệt đối xử về sắc tộc và gây nghi ngờ về tính hợp pháp chính trị. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi quân đội cảm thấy không muốn chiến đấu vì những người lãnh đạo trên.

Trong khi đó, ông Ataaie cũng giận dữ với trước quyết định của phương Tây trong việc thỏa thuận với Taliban. Ông cho rằng điều này đã mang lại tính hợp pháp và sự tự tin cho những kẻ khủng bố mà ông đã dành cả đời để chống lại. 

"Chúng tôi kề vai sát cánh với những người ngoại quốc để làm nhiệm vụ. Theo thỏa thuận của chúng tôi, Taliban là những kẻ khủng bố. Tuy nhiên, họ đã bỏ đi và lập 1 thỏa thuận với chính những kẻ khủng bố mà chúng tôi đang chiến đấu cùng nhau" - ông Ataaie cáo buộc. 

Trong khi  quân đội đang sụp đổ, ông Ghani đã tuyệt vọng cầu cứu các lãnh chúa và chỉ huy chống Taliban của những năm 1990 cùng lực lượng dân quân của họ. Tuy nhiên, dường như họ không thể giúp được ông Ghani. 

Ông Ismail Khan, người được cho là đã chống lại một cuộc tấn công của Taliban vào Herat trong tuần trước, đã bị bắt hôm 12/8 và chụp ảnh tươi cười cùng những kẻ bắt giữ. 

Những thủ lĩnh bí ẩn của Taliban là ai?

Sống Đẹp xin chia sẻ 6 nhân vật quan trọng đã dẫn dắt phong trào của Taliban chống lại chính phủ do phương Tây hậu thuẫn suốt từ năm 2001, để rồi đến ngày 15/8 đã tiến vào thủ đô Kabul để giành quyền kiểm soát đất nước:

Haibatullah Akhunzada

Haibatullah Akhunzada được coi là "Lãnh đạo của những người trung thành", chuyên gia pháp lý Hồi giáo này là lãnh đạo tối cao, là người nắm quyền cao nhất về các vấn đề chính trị, tôn giáo, quân sự của Taliban.

taliban-la-gi-va-nhung-thu-linh-bi-an-cua-taliban-la-ai-6
Akhunzada được cho là khoảng 60 tuổi

Haibatullah Akhunzada giữ vai trò này sau khi người tiền nhiệm Akhtar Mansour thiệt mạng trong cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Mỹ ở khu vực biên giới Afghanistan-Pakistan năm 2016.

Vào tháng 5/2016, Akhunzada biến mất đột ngột khi giảng dạy tại đền thờ ở Kuchlak, một thị trấn ở vùng tây nam Pakistan. Hiện tại vẫn không ai biết nhân vật này đang ở đâu.

Mullah Mohammad Yaqoob

Mullah Mohammad Yaqoob là con trai của người sáng lập Taliban Mullah Omar. Yaqoob phụ trách giám sát các chiến dịch quân sự của Taliban.

Theo báo chí địa phương, Yaqoob đang ở Afghanistan. Người này được đề cử làm chỉ huy của phong trào sau ồn ào về việc kế nhiệm.

Đến năm 2016, Afghanistan nhường vị trí cho Akhunzada vì cảm thấy còn trẻ, thiếu kinh nghiệm chiến trường. Được biết, Afghanistan khoảng 30 tuổi.

Sirajuddin Haqqani

Sirajuddin Haqqani là con trai của Jalaluddin Haqqani - chỉ huy nổi tiếng của Taliban. Sirajuddin là người phụ trách mạng lưới Haqqani - một nhóm được tổ chức lỏng lẻo chuyên quản lý tài chính và khí tài của Taliban ở khu vực biên giới Pakistan-Afghanistan.

Theo một số nguồn tin, Haqqani được cho là đang ở độ tuổi 40 hoặc 50. Không rõ nhân vật này đang ở đâu.

Mullah Abdul Ghani Baradar

Mullah Abdul Ghani Baradar là 1 trong những người sáng lập ra Taliban, Baradar hiện đang phụ trách văn phòng chính trị của Taliban và là thành viên của phái đoàn đến Doha đàm phán nhằm thỏa thuận chính trị để tiến tới ngưng bắn và thiết lập hòa bình lâu dài ở  Afghanistan.

taliban-la-gi-va-nhung-thu-linh-bi-an-cua-taliban-la-ai-5

Nhưng những cuộc đàm phán này không đạt được tiến triển ý nghĩa nào trong vài tháng gần đây. Baradar được nói là người được Mullah Omar tin tưởng nhất. Nhân vật này từng bị bắt tại TP Karachi của Pakistan nhưng được thả vào năm 2018.

Sher Mohammad Abbas Stanikzai

Sher Mohammad Abbas Stanikzai từng là thứ trưởng của Taliban trước khi sụp đổ. Stanikzai sống ở Doha trong gần chục năm và trở thành người phụ trách văn phòng chính trị của Taliban tại đó từ năm 2015.

Stanikzai cũng tham gia các cuộc đàm phán với chính phủ Afghanistan và đại diện cho Taliban trong các chuyến công du đến nhiều quốc gia.

Abdul Hakim Haqqani

Là trưởng đoàn đàm phán của Taliban và trước đây là người đứng đầu hội đồng học giả tôn giáo đầy quyền lực của chính phủ Taliban. Haqqani trở thành một trong những người được Akhunzada tin tưởng nhất.

Xem thêm: Ông Joe Biden tuyên thệ nhậm chức lúc nào?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận