Những nước nào ở châu Á cũng đón Tết cổ truyền giống Việt Nam?

Trung Quốc, Mông Cổ, Hàn Quốc, Malaysia... là những quốc gia cũng đón Tết cổ truyền giống Việt Nam. Song họ có những nét văn hóa rất riêng biệt.

Đỗ Thu Nga
08:47 11/02/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tết cổ truyền hay Tết Âm lịch (Tết Nguyên đán) là 1 trong ngày lễ lớn nhất trong năm và là nét đẹp văn hóa truyền thống của nhiều quốc gia châu Á. Người Hàn Quốc, người Mông Cổ, người Trung Quốc... đều đón Tết cổ truyền giống Việt Nam.

Tuy nhiên, trong những ngày lễ ngày, mỗi quốc gia lại có phong tục truyền thống khác nhau, mang đậm nét văn hóa của từng vùng miền. Tuy nhiên, tất cả các quốc gia có Tết cổ truyền đều tin rằng, Tết là ngày để gia đình sum họp, chào đón năm mới đầy bình an, hạnh phúc.

Tết cổ truyền tại Việt Nam

Với người Việt Nam, dù đi đâu hay làm gì thì ngày Tết cũng sẽ trở về quê cha đất tổ để thắp nén hương lên bàn thờ tổ tiên, cùng gia đình chào đón một năm mới an khang, thịnh vượng. 

Theo quan niệm của người Việt, Tết là thời điểm mọi người quây quần bên nhau kể lại những câu chuyện buồn, vui của năm cũ. Đây là thời điểm để làm những món ăn truyền thống như bánh chưng, bánh tét.

Với người Việt, giao thừa là khoảnh khắc vô cùng thiêng liêng và quan trọng. Các thành viên trong gia đình sẽ đi du xuân, đi chùa, hái lộc, xông đất, lì xì... khi trời đất chuyển giao năm cũ sang năm mới.

nhung-nuoc-nao-o-chau-a-don-tet-co-truyen-giong-viet-nam

Tết cổ truyền tại Trung Quốc

Tết cổ truyền của người Trung Quốc bắt đầu từ mùng 1 tháng 1 âm lịch, kéo dài đến ngày 15 tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu). Vào đêm 30/12 âm lịch được gọi là đêm giao thừa, đêm Đoàn viên.

Vào thời điểm đó, các thành viên trong gia đình sum họp, quây quần bên nhau thưởng thức các món ăn truyền thống, mừng tuổi, kể các câu chuyện vui buồn của năm cũ.

Cũng giống như văn hóa của người Việt, vào ngày 23 hoặc 24 tháng Chạp, người dân Trung Quốc sẽ bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, mua sắc đồ đạc và tiễn ông Táo về trời. Những ngày 28, 29, 30 tháng Chạp, các gia đình Trung Quốc sẽ treo một cặp câu đối đỏ trước nhà. 

Trong những ngày Tết, người Trung Quốc không quên thắp hương, bày tỏ lòng thành kính với trời đất, tổ tiên. Đồng thời đi chúc tết những người thân yêu. 

Và đương nhiên, trong những ngày quan trọng này không thể thiếu các hoạt động như múa lân, đốt pháo hoa, đua thuyền, đi cà kheo, múa uyên ương...

Tết cổ truyền của người Mông Cổ

Tết cổ truyền của người Mông Cổ được gọi là Tsagaan, bắt đầu vào ngày đầu tiên theo lịch của người Mông Cổ. Thông thường sẽ rơi vào đợt trăng non 2 tháng sau đông chí. Ngày Tết, người dân thường hỏi thăm bạn bè, ôn chuyện cũ, chúc nhau những điều tốt lành.

nhung-nuoc-nao-o-chau-a-don-tet-co-truyen-giong-viet-nam-9

Trước ngày Tết, người dân cũng dọn dẹp nhà cửa, chuồng trại sạch sẽ để đón năm mới an lành, may mắn. Vào buổi tối các gia đình tụ họp lại, ăn bánh bao, bơ sữa....

Trong năm mới, người dân sẽ mặc quần áo mới, tặng quà, mừng đuổi. Đồng thời cũng chuẩn bị những bữa ăn thịnh soạn để tiếp đón họ hàng, làng xóm.

Tết cổ truyền ở Indonesia

Dù Tết cổ truyền không phải là lễ hội tôn giáo ở Indonesia nhưng người Indonesia gốc Hoa vẫn có các hoạt động đón mừng tại chùa, nhà thờ, đền.

Nếu đến Indonesia vào Tết cổ truyền, du khách sẽ được chào đón bằng câu “Selamat Hari Raya”. Câu chúc mừng này có nghĩa là chúc một lễ hội vui vẻ và nó được dùng trong tất cả những dịp lễ hội lớn.

Tết cổ truyền ở Philippines

Philippines được xem là quốc gia có truyền thống đón Tết cổ truyền muộn nhất tại châu Á. Đến năm 2012, Chính phủ Philippines đã chính thức công nhận Tết âm lịch là 1 ngày lễ lớn trong năm.

Trong ngày Tết, người dân nước này đi chùa, nhà thờ, cầu may mắn, bình an, hưng thịnh. Trong những ngày Tết, người dân tổ chức lễ hội múa lân, múa rồng. 

nhung-nuoc-nao-o-chau-a-don-tet-co-truyen-giong-viet-nam-8

Ẩm thực ngày Tết của người Philippines là món bánh gạo ngọt (Tikoy). Bánh này được làm từ gạo nếp, trộn mỡ heo, đường và nước, sau đó trộn chung với trứng gà, đánh đều trước khi chiên.

Tết cổ truyền ở Malaysia

Ở Malaysia, 1/4 dân số là người Hoa kiều, vì vậy Tết cổ truyền là dịp quan trọng trong đời mỗi người dân. Đây cũng là 1 kỳ nghỉ lễ chính thức của quốc gia này.

Vào những ngày Tết, người dân ở Malaysia sẽ đoàn tụ, quây quần bên gia đình. Vào tối giao thừa, pháo hoa sẽ được bắn tại Tháp đôi Petronas. Các hoạt động như múa lân, sư tử diễn ra tại khu phố người Hoa.

Tết cổ truyền ở Hàn Quốc

Đây được xem là ngày lễ lớn nhất trong năm. Tết âm lịch ở Hàn được gọi là Seollal - ngày xua đuổi các linh hồn xấu xa, những điều xui xẻo và chào đón những điều tốt lành. Cũng giống như ở Việt Nam, Tết Seollal bắt đầu từ ngày 1/1 âm lịch và thường kéo dài trong 3 ngày.

nhung-nuoc-nao-o-chau-a-don-tet-co-truyen-giong-viet-nam-6

Seollal - ngày xua đuổi các linh hồn xấu xa, những điều xui xẻo và chào đón những điều tốt lành. Cũng giống như ở Việt Nam, Tết Seollal bắt đầu từ ngày 1-1 âm lịch và thường kéo dài trong 3 ngày.

Mâm cỗ cúng của người Hàn Quốc có đến 20 món, trong đó nhất định phải có tok-kuk - một loại phở nước được chế từ bò hay gà, và món canh bánh gạo.

Trong 3 ngày Tết, người Hàn Quốc mặc trang phục truyền thống, tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian. 

Tết cổ truyền tại Triều Tiên

Tết cổ truyền của người Triều Tiên là Seol. Trong dịp này, họ hàng, thầy cô, bạn bè đến đặt hoa ở đài cố Chủ tịch Kim Nhật Thành và chụp ảnh ở đó. 

Trong ngày Tết, người dân Triều Tiên sẽ ăn bánh songpyeon, một loại bánh gạo nặn theo hình trăng lưỡi liềm thể hiện quan niệm sống "Trăng khuyết rồi trăng lại tròn" như cuộc đời vẫn đổi thay, xoay vần của họ.

Trong ngày đầu tiên, người dân TRiều Tiên cũng có nghi thức tưởng nhớ tổ tiên. Sau đó, trẻ con cùng người lớn đi du xuân, tham gia các trò chơi dân gian...

Tết cổ truyền tại Bhutan

Cũng giống như Việt Nam, Tết cổ truyền của người Butan được tổ chức long trọng. Tết diễn ra trong vòng 15 ngày và 3 ngày đầu tiên của năm mới được xem là ngày quan trọng nhất đối với người dân Bhutan.

Vào ngày cuối cùng của năm cũ, các gia đình ở Bhutan đều tất bật dọn dẹp nhà cửa và dâng lên bàn thờ tổ tiên nhiều thực phẩm và hoa quả để tạ ơn thần linh và tổ tiên đã ban tặng cho họ cuộc sống ấm no trong năm cũ…

Dự báo thời tiết 7 ngày Tết nguyên đán Tân Sửu 2021 từ 09-16/2 trên cả nước

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận