Nhận diện 3 kiểu bố là nỗi "ác mộng" của con cái!

Muốn con phát triển tốt, cuộc đời thăng tiến, người bố cần biết kiềm chế cảm xúc.

Đỗ Thu Nga
15:00 25/11/2024 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Có một câu hỏi trên mạng xã hội như này: Vai trò lớn nhất của người cha trong quá trình trưởng thành của con cái là gì? Một người mẹ trả lời rằng: Là sự tự tin. Chị cho biết sau khi chồng mình tham gia nhiều hơn vào việc nuôi dạy, con chị đã thay đổi rất rõ rệt.

Con trai của chị từ nhỏ thiếu cảm giác an toàn, dù mẹ đã kiên trì chăm sóc nhưng cũng không tạo ra thay đổi lớn nào. Trước 3 tuổi, khi ở nhà cháu không dám tự đi vệ sinh, ra ngoài không dám giao tiếp xã hội, và rất sợ bị từ chối.

Nhưng sau một thời gian bố cháu chăm sóc, trạng thái của cháu khác hẳn. Làm gì cũng tự tin và dũng cảm hơn, cảm giác an toàn cũng lớn hơn, điều này là kết quả mà người mẹ toàn thời gian chăm sóc cháu trong vài năm qua vẫn không đạt được.

Tuy nhiên, khi ở cùng bố, cháu có một sự tự tin không lo nghĩ. Vậy, người bố có tính cách như thế nào có thể ảnh hưởng đến sự tự tin, lòng dũng cảm và cảm giác an toàn của trẻ?

1. Người cha có cảm xúc không ổn định: Thường xuyên thay đổi tâm trạng khiến trẻ thiếu cảm giác an toàn

Một cư dân mạng chia sẻ rằng cha cô là người có cảm xúc rất bất ổn. Khi cô học cấp 2, cha ép cô thừa nhận một chuyện mà cô không làm, và khi cô từ chối, ông bắt đầu phát cáu.

Đó là một loạt những hành vi "lăng mạ, đe dọa, rồi dùng bạo lực". Cha cô không đánh mạnh mà dùng tay véo mạnh vào bắp tay trong, đến khi thấy bầm tím mới chịu dừng lại. Nửa giờ sau, khi cơn tức giận dịu xuống, ông đi dạo một vòng rồi lại về chơi đùa vui vẻ với con. 

nhan-dien-3-kieu-bo-la-noi-ac-mong-cua-con-cai-09

Cô kể, trong suốt quá trình trưởng thành, việc cha cô thường xuyên thay đổi như vậy là chuyện bình thường. Chính sự không ổn định của cha đã khiến cô luôn cảm thấy lo lắng, thiếu an toàn trong suốt tuổi thơ, giống như phải sống trong trạng thái cảnh giác cao độ, sợ bất cứ lúc nào cũng có thể trở thành "bao cát" để cha trút giận.

Trong cuốn Gia đình định hình con người, Satir viết: “Có những bậc phụ huynh cố lấp đầy sự tự tôn bằng sự phục tùng của con cái". Những phụ huynh có cảm xúc không ổn định thường dễ biến trẻ thành đối tượng để xả giận, gây tổn thương nghiêm trọng đến tâm lý trẻ. Trẻ lớn lên trong môi trường phải luôn đề phòng sẽ dễ bị mất cảm giác an toàn, và đặc điểm này có thể theo trẻ suốt đời.

2. Người cha luôn phủ định con: Thường xuyên chê trách con cái khiến trẻ thiếu tự tin

Một người nọ từ nhỏ luôn bị cha chê ngốc nghếch. Cha hiếm khi khen cô trước mặt người khác mà thường nói rằng cô không bằng con cái nhà người ta. Một lần, khi có bạn của cha đến chơi và khen cô ngoan, học giỏi, cha cô liền đáp: "Có gì đâu, đầu óc nó không đủ dùng, chẳng bao giờ lọt top ba ở lớp". 

Câu nói ấy khiến nụ cười của cô vụt tắt, và cảm giác hạnh phúc từ lời khen của người khác cũng nhanh chóng tan biến.

Khi chọn ngành học đại học, cô muốn học Tâm lý học vì thấy nghề tư vấn Tâm lý rất hay, nhưng cha cô lại kiên quyết phản đối, cho rằng ngành này khó xin việc, không có tương lai. Ông ép cô chọn ngành sư phạm, và cuối cùng cô trở thành một giáo viên ở quê nhà.

Dù công việc ổn định, cô không thực sự thấy vui, và trong thâm tâm luôn nghĩ mình là người tầm thường, không có năng lực. Những lời phủ nhận liên tục từ cha đã bóp nghẹt lòng tự tin của cô, khiến cô luôn hoài nghi khả năng của mình.

Một cư dân mạng từng nói: “Nếu từ nhỏ đến lớn chỉ nghe lời phủ định, bảo làm sao mà tự tin được?”.

Cha mẹ, nhất là cha, có vai trò rất lớn trong quá trình hình thành tính cách của trẻ. Sự phủ nhận từ người cha không chỉ là thiếu tin tưởng mà còn là gánh nặng tâm lý đè nặng lên trẻ, trở thành trở ngại lớn nhất đối với lòng tự tin.

3. Người cha giao tiếp bằng bạo lực: Thường xuyên dùng vũ lực khiến trẻ mất đi sự dũng cảm

Một học sinh có bố là người cực kỳ bạo lực, chỉ cần không hài lòng là lập tức dùng tay chân với con. 

Kỳ thi cuối kỳ, nam sinh làm không tốt môn Toán nên không dám về nhà. Về đến nhà, cậu ngay lập tức phải đối diện với cặp mắt giận dữ của cha, những cái tát tai in hằn trên má. Nhiều năm liền em sống trong sợ hãi và không dám hy vọng được ai giúp đỡ. Đây chính là biểu hiện của sự tê liệt cảm xúc, mất hết dũng khí để phản kháng.

nhan-dien-3-kieu-bo-la-noi-ac-mong-cua-con-cai-7

Nhà văn Haruki Murakami từng nói: “Người nào dùng bạo lực với gia đình, chính là kẻ yếu đuối về nhân cách”. Một người cha bạo lực sẽ trở thành ác mộng trong tuổi thơ của con trẻ, để lại vết thương khó phai cả về thể chất lẫn tinh thần.

Người cha là trụ cột của con, nhưng nếu trụ cột đó không vững thì sẽ đè nặng lên cuộc đời của trẻ, khiến con mãi không thể trưởng thành.

Người cha có cảm xúc không ổn định cướp đi cảm giác an toàn của con. Người cha luôn phủ định khiến con mất đi tự tin. Người cha giao tiếp bằng bạo lực tước đi sự dũng cảm của trẻ.

Nếu không muốn phá hủy cuộc đời con, người cha cần biết kiềm chế cảm xúc, từ bỏ giao tiếp bạo lực, và cố gắng trở thành một người cha đem lại hạnh phúc cho con.

Xem thêm: Dạy con kỳ lạ theo tư duy cá phổi: Trẻ càng ngoan càng khó vượt qua nghịch cảnh

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận