Diệu kế viết mỡ lên lá "độc nhất vô nhị" trong lịch sử Việt Nam là của ai?

Kiến ăn mỡ khoét thành chữ trên mặt lá cây (Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần), rồi lá rụng theo dòng nước trôi đi các ngả mang tin Lê Lợi và Nguyễn Trãi khởi nghĩa đến với mọi người khiến ai nấy đều tin tưởng vào nghĩa quân. Ấy là diệu kế "độc nhất vô nhị" của vị văn thần Nguyễn Trãi.

Đỗ Thu Nga
15:00 17/10/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Theo báo Thanh Hóa, truyền thuyết Nguyễn Trãi dùng mỡ viết 8 chữ “Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần” lên lá cây cho kiến đục rồi thả trôi trên sông, suối để tuyên truyền, vận động quần chúng khắp nơi hưởng ứng cuộc khởi nghĩa chống giặc Minh do Lê Lợi lãnh đạo, Nguyễn Trãi phò tá... rất phổ biến, được ghi chép trong sách vở.

Truyền thuyết dân gian nói chung bao giờ cũng ra đời sau sự thật, sự kiện xảy ra. Câu chuyện lấy mỡ viết chữ lên lá cây cũng vậy. Có thể nó được dân gian cấu tạo rất lâu sau cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thành công. Vậy nên, nó không phải là lịch sử, chỉ dựa vào lịch sử, nói theo thuật ngữ nghiên cứu là "cốt lõi" lịch sử: “Lê Lợi lãnh đạo khởi nghĩa Lam Sơn, được một trong những bề tôi có tên tuổi theo về phò tá là Nguyễn Trãi. Ngoài Nguyễn Trãi còn những nhân vật danh tiếng lúc bấy giờ, như: Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo, Nguyễn Mộng Tuân, Lê Văn Linh... Ở đây chúng ta chỉ nói đến vai trò Nguyễn Trãi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn để hiểu câu chuyện truyền thuyết “Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần” cho đúng. Dĩ nhiên, chúng ta không bàn đến nhân vật Nguyễn Trãi với sự nghiệp lớn lao của ông đã được suy tôn là “Danh nhân văn hóa thế giới”.

nguyen-trai-va-dieu-ke-dung-mo-viet-len-la-cay
Khi vào Thanh Hóa, Nguyễn Trãi đã đưa cuốn Bình Ngô sách, nêu ra 3 kế đánh giặc Minh cho Lê Lợi xem, sau đó ông được trọng dụng.

Tháng giêng năm Mậu Tuất (1418), Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở núi Lam chỉ thấy danh sách các tướng văn, tướng võ được chép cụ thể trong Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn. Danh sách này không có trong Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên, Khâm định Việt sử thông giám cương mục của Quốc sử quán triều Nguyễn. Có lẽ sử gia Lê Quý Đôn không căn cứ vào văn bản gốc cho nên thiếu những cái tên quan trọng như Lê Lai, Lê Ký, Trương Chiến, Nguyễn Xí... nhưng lại thừa các tên Nguyễn Trãi và một vài người khác. Vậy nên khoảng những năm thập kỷ 60 đã trở thành vấn đề tranh luận trên tập san Nghiên cứu lịch sử của Viện Sử học. 

Đa số các ý kiến cho rằng, sau khởi nghĩa, Nguyễn Trãi mới gia nhập nghĩa quân Lam Sơn. Nhưng vào thời điểm nào, kiến giải còn khác nhau. Thậm chí, có học giả cho rằng mãi đến năm 1245, chỉ còn hai năm đến ngày toàn thắng, Nguyễn Trãi mới có mặt trong nghĩa quân Lam Sơn với hàng loạt thư dụ hàng quân Minh do Bình Định vương Lê Lợi sai ông soạn thảo.

Vậy chúng ta có những cứ liệu lịch sử gì đáng tin cậy khẳng định thời điểm Nguyễn Trãi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn? Trong Việt sử cương mục (Quốc sử quán triều Nguyễn) chép rõ: “Trước kia, Vương (Lê Lợi) đóng ở Lỗi Giang, Nguyễn Trãi tay cầm roi ngựa đến yết kiến, dâng sách lược dẹp giặc Ngô, được Vương khen, tiếp nhận” (NXB Giáo dục tập I, trang 803). Bình Ngô sách của Nguyễn Trãi dâng Lê Lợi không phải là 1 tập sách, có thể chỉ là lời tấu hoặc tờ tấu. Nội dung chủ yếu không đánh mà thành mà đánh vào lòng người (mưu phạt tâm công). Nội dung này được Lê Lợi khen là hiểu binh pháp và tiếp nhận vào hàng ngũ nghĩa quân, làm Hàn lâm thừa chỉ học sĩ, soạn thảo giấy tờ cho vua, theo lệnh vua. Chức vụ của Nguyễn Trã hoàn toàn không phải quân sư hay mưu sĩ như một số người lầm tưởng.

Sau này, vua Lê Thánh Tông viết trong phần chú thích bài thơ Minh lương: “Nguyễn Trãi theo đến phò tá ở Lỗi Giang, bên trong thì giúp việc trù hoạch mưu lược ở nơi màn trướng, bên ngoài thì thảo văn từ chiêu dụ các thành”.

nguyen-trai-va-dieu-ke-dung-mo-viet-len-la-cay-7

Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn không rõ Nguyễn Trãi gặp Lê Lợi ở đâu, lúc nào, nhưng Sau này, vua Lê Thánh Tông viết trong phần chú thích bài thơ Minh lương: “Nguyễn Trãi theo đến phò tá ở Lỗi Giang, bên trong thì giúp việc trù hoạch mưu lược ở nơi màn trướng, bên ngoài thì thảo văn từ chiêu dụ các thành”.

Nguyễn Trãi bị án tru di vì tội giết vua Lê Thái Tông. Con của Thái Tông là Thánh Tông xét minh oan cho Nguyễn Trãi. Cháu xa đời của Nguyễn Trãi, xuất trình giấy tờ để vua truy tặng cho ông tước Tế Văn hầu, lời chế văn có câu: "Long hổ phong vân chi hội, do tưởng tiền duyên, văn chương sự nghiệp chi truyền, vĩnh thùy hậu thế” (sđd tr.312) nghĩa là rồng hổ gió mây gặp hội, do duyên từ kiếp trước, văn chương sự nghiệp truyền tụng mãi đời sau.

Như vậy, nhiều cứ liệu lịch sử nói rằng, Nguyễn Trãi yết kiến Lê Lợi ở Lỗi Giang và được vua thu nhận, giao việc giấy tờ, viết thư thảo hịch theo mệnh vua và tài văn chương của ông nổi tiếng, được lưu truyền mãi đời sau.

Theo các nhà nghiên cứu, Lỗi Giang là một nhánh sông Mã ở vùng Cẩm Thủy - Vĩnh Lộc, chính quyền nhà Minh lấy địa danh này đặt cho một huyện mới thành lập: Huyện Lỗi Giang. Trong thời kỳ chống quân Minh giai đoạn đầu, Lê Lợi chỉ hoạt động và đóng quân ở Lỗi Giang 1 lần vào năm 1420. Việt sử thông giám cương mục chép: Tháng 10 năm Canh Tý (1420) Vương (Lê Lợi) tiến quân đóng ở thôn Thôi. Lý Bân nghe tin ấy, kéo quân từ Tây Đô vào chực đánh úp. Vương đặt quân mai phục ở Thi Lang, đánh bại được địch. Vương tiến đóng ở sách Ba Lẫm thuộc Lỗi Giang. Bọn tướng Minh chia quân đóng đồn ở Nga Lạc và Quan Da để phòng thủ cho Tây Đô. Vương ngày đêm đánh gấp. Quân tướng Minh phải bỏ đồn Nga Lạc, lui về giữ đồn Quan Da. Vương sai các tướng Lê Sát và Lê Hào đánh úp quân Minh ở trại Quan Da, cản phá được địch, chém hơn nghìn thủ cấp, tước được chiến cụ và nghi trượng của địch, không biết bao nhiêu mà kể? Người Minh do đó tinh thần sút kém quá đỗi!

Lê Lợi vẫn hoạt động ở vùng Lỗi Giang nơi miền ngược tiếp giáp miền xuôi, gần thành Tây Đô, đã bị quân Minh chiếm đóng làm sào huyệt gây tội ác đối với nhân dân ta.

nguyen-trai-va-dieu-ke-dung-mo-viet-len-la-cay-3
Anh hùng dân tộc Lê Lợi

Lại nói về Nguyễn Trãi, ông không chỉ nảy ra sáng kiến dùng mỡ viết vào lá cây trên rừng tám chữ “Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần” (Lê Lợi làm vua, Nguyễn Trãi làm tôi) mà còn có công định chiến lược, chiến thuật đánh quân Minh. Bên cạnh đó, ông còn làm tất cả công việc giao thiệp với nhà Minh bằng cách soạn thảo thư ngoại giao. 

Tháng 6/1423, Lê Lợi cử sứ giả mang lễ vật cùng thư do Nguyễn Trãi viết đi cầu hòa để có thời gian củng cố lực lượng. Lời lẽ trong thư rất mềm dẻo và khôn khéo khiến quân Minh chấp thuận ngay.

Vào năm 1424, khi nghĩa quân Lam Sơn tiến vào Nam, tấn công Đa Căng, thành Trà Lân và bao vây thành Nghệ An, kết hợp các hoạt động quân sự, Nguyễn Trãi đã viết nhiều thư cho tướng nhà Minh là Phương Chính để khiêu chiến nhằm khiến quân Minh sơ hở.

Đầu năm 1427, Lê Lợi phong cho Nguyễn Trãi là Triều liệt Đại phu Nhập nội Hành khiển Lại bộ Thượng thư, kiêm chức Hành khu mật viện sự. Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Bấy giờ, vua dựng lầu nhiều tầng ở dinh Bồ Đề bên sông Lô, cao bằng tháp Báo Thiên, hàng ngày vua ngự trên lầu nhìn vào thành để quan sát mọi hành vi của giặc, cho Trãi ngồi hầu ở tầng hai, nhận lệnh soạn thảo thư từ qua lại”.

Tại đây, Nguyễn Trãi đã viết hàng chục bức thư vào thành Đông Quan nhằm chiêu dụ Vương Thông, gửi đi Nghệ An, Thuận Hóa, Tân Bình và nhiều thành trì khác để dụ hàng các tướng lĩnh nhà Minh. Bản thân Nguyễn Trãi cũng nhiều lần đích thân đi dụ hàng quân Minh.

Từ tất cả những cứ liệu lịch sử đã nêu có thể thấy, “Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần” hoàn toàn đúng với tinh thần lịch sử: Bình Định vương Lê Lợi là quân vương, thừa chỉ Nguyễn Trãi là văn thần và suốt đời ông chỉ là một văn thần.

Xem thêm: Nể tài "đánh giặc" bằng bút của Nguyễn Trãi, từng 5 lần thân chinh vào thành dụ địch hàng

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận