Giai thoại ly kỳ về huyệt rồng trên núi Hoành Sơn - nơi phát nghiệp đế vương của nhà Tây Sơn

Theo các vị thức giả ở Bình Khê kể lại thì nhà Tây Sơn phát đế nghiệp là nhờ cuộn đất chôn thân sinh của 3 anh em Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ trên núi Hoành Sơn.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Giai thoại về huyệt rồng ở núi Hoành Sơn

Theo các nhà phong thủy thì Hoành Sơn là đại địa. Xung quanh Hoành Sơn có nhiều ngọn núi bao bọc, mỗi ngọn mang một dáng cấp cổ vậy. Trước mặt là 3 dãy gò cao đá mọc giăng hàng rộng như quân chầu, hổ phục. Phía dưới là hai phụ lưu sông Côn từ phía Tây và phía Bắc chay ra họp nhau ở địa đầu thôn Phú Phong như hai cánh tay người mẹ ôm chặt lấy Hoành sơn. Địa thế đáng gọi là long bàn hổ cứ.

Hoành Sơn còn gọi là núi Ngang nằm trong dãy Tây Sơn thuộc địa phận xã Bình Tường, quận Bình Khê, tỉnh Bình Định. Hoành Sơn không cao (364m) nhưng dài và rộng, ở xa trông rất tuấn tú, khôi hùng.

Tam kiệt Tây Sơn Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ sinh trưởng trong một gia đình nông thôn tại làng Phú Lạc (Bình khê) hướng vọng về dãy Hoành Sơn này. Nhưng rồi thời thế tạo anh hùng, địa linh sinh nhân kiệt hay long mạch do mồ mả tổ tiên mà ba anh em Tây Sơn trở thành những trang anh hùng cái thế, lật đổ Nguyễn, diệt tan Trịnh, đánh bại Mãn Thanh, thống nhất nước Việt Nam vào cuối thế kỷ thứ 18?

Điều đó xin nhường lại cho lịch sử phân định. Nhưng theo các vị thức giả ở Bình khê kể lại thì nhà Tây Sơn phát Đế nghiệp là nhờ cuộc đất chôn thân sinh của ba Ngài trên núi Hoành sơn.

Giai-thoai-ve-huyet-rong-tren-nui-Hoanh-Son-noi-phat-tich-nha-Tay-Son-8
Tam kiệt Tây Sơn

Giai thoại thứ nhất

Theo võ sư Trần Quốc Phi Long - người được mệnh danh là "rồng đen" của võ thuật Việt Nam, nhà ở lưng chừng đèo An Khê (xã Tây Thuận, huyện Tây Sơn), trước đây, ông thường đi tìm cây cảnh nên dẫn theo một đám học trò, cơm đùn cơm nắm, lang thang hết các ngọn núi ở đây. Bởi vậy, không con suối, ngách núi nào ở đây ông không biết. 

“Ngày trước, tôi cũng nghe chuyện Nguyễn Nhạc chôn hài cốt song thân nơi núi Hoành Sơn, nhưng lên đó thì chỉ thấy cây và đá núi, không có chút dấu tích nào. Tôi thấy trên núi có một hòn đá dựng đứng và một khoảnh đất nhỏ bằng phẳng, kế bên có một vũng nhỏ, người dân bảo xưa là một cái giếng”, võ sư Phi Long cho biết. 

Có lẽ bởi vậy mà từ xưa đến nay, người dân vẫn lưu truyền rằng, vào nửa cuối thế kỷ XVII có một ông thầy địa người Tàu, thường ngày cứ đi đi lại lại trong vùng Tây Sơn. Khi ấy, Nguyễn Nhạc theo rình xem. 

Một hôm, Nguyễn Nhạc thấy thầy địa lý đến núi Hoành Sơn, dùng hai cây trúc cành lá tốt xanh và giống nhau đem cắm nơi triền phía đông, một cây ngoài bắc, một cây trong nam rồi bỏ đi.

Giai-thoai-ve-huyet-rong-tren-nui-Hoanh-Son-noi-phat-tich-nha-Tay-Son-9
Võ sư Phi Long kể chuyện về núi Hoành Sơn

Biết rằng vùng Tây Sơn là một đại địa và thầy người Tàu tìm cách để thử huyệt khí, Nguyễn Nhạc bèn lưu ý đến nơi trồng hai cây trúc và ngày ngày đến thăm chừng. Cách mấy hôm sau, cây trúc phía bắc sống và tươi tốt như lúc mới trồng, còn cây trúc phía nam thì chết khô.

Điều đó cho biết rằng, long mạc nằm ở phía bắc. Nguyễn Nhạc hết sức mừng rỡ bèn nhổ cây khô đem cắm vào chỗ cây sống và đem cây sống đến cắm chỗ cây khô.

Đúng 100 ngày sau, thầy địa lý người Tàu đến xem thì thấy hai cây trúc đều chết nên nhún vai trề môi bỏ đi không thèm trở lại nữa. Bởi ông cho rằng, chỉ là "giả cuộc" mà thôi. Sau khi thầy đi lý đi khuất, Nguyễn Nhạc bèn về bốc mộ ông thân sinh đem táng nơi chân trúc phía Bắc.

Giai thoại thứ hai

Trong sách Non nước Bình Định của nhà thơ Quách Tấn lại chép một giai thoại khác. Cụ thể, thầy địa lý người Tàu có quen thân với Nguyễn Nhạc. Lúc đến vùng Tây sơn tìm long điểm huyệt, thường tá túc ở nhà họ Nguyễn và chính Nguyễn Nhạc là người dẫn lộ cho thầy địa lý Tàu.

Đi khắp vùng đất Tây Sơn, thầy địa lý chỉ chú ý đến núi Hoành Sơn. Thầy địa lý đi qua đi lại không biết bao nhiêu lần, hết đặt địa bàn ở chỗ này thì đem đặt chỗ khác, ngắm nghía, tính toán có vẻ đắc ý. 

Đoạn thầy bỏ đi mất biệt. Hơn 1 năm sau, thầy bỗng dưng trở lại và cũng ghé nghỉ ngơi ở nhà Nguyễn Nhạc. Lần này ngoài chiếc địa bàn, thầy còn mang theo một chiếc trắp nhỏ, bọc trong một chiếc khăn điều.

Đoán rằng thầy địa lý người Tàu đã tìm được huyệt mả đại phát ở Hoành Sơn nên sớm về Tàu đem cốt tiền nhân qua chôn, Nguyễn Nhạc bèn tìm cách đánh đổi. Nhưng làm sao đánh đổi được vì thầy Tàu không khi nào rời chiếc trắp ra.

Giai-thoai-ve-huyet-rong-tren-nui-Hoanh-Son-noi-phat-tich-nha-Tay-Son-9
Đàn tế Trời Đất ở núi Hoành Sơn

Nghĩ một hồi, Nguyễn Nhạc tìm ra kế: Ông đóng một chiếc trắp giống hệt chiếc trắp của thầy địa và hốt cốt ông thân sinh đựng vào, rồi đem giấu sẵn ở chân núi Hoành Sơn.

Đến ngày đã định, thầy địa lý người Tàu mang chiếc tráp cùng địa bàn đi lên Hoành Sơn. Vừa đến chân núi thì một con cọp to lớn ở trong bụi, gầm lên một tiếng, nhảy ra vồ. Thầy Tàu hết hồn, quăng trắp và địa bàn mà chạy. Hồi lâu không thấy cọp đuổi theo, liền quay trở lại chỗ cũ.

Thấy chiếc tráp và địa bàn còn nằm lăn lốc ở đó, thầy Tàu mừng như chết đi sống lại, vội trực chỉ lên nơi long huyệt đã tìm ra. Chôn xong, thầy Tàu hớn hở về nước. Ông chẳng ngờ được rằng chiếc trắp mình chôn vốn đựng di hài Nguyễn Phi Phúc (thân sinh 3 anh em Tây Sơn) và con cọp kia chỉ là người giả mà thôi.

Thực tế, hai giai thoại trên chỉ khác nhau về chi tiết và điểm chung chính là mộ của ông Nguyễn Phi Phúc được chôn ở núi Hoành Sơn. Song không ai biết đích xác ở chỗ nào. Chỉ nghe đồn rằng, mộ gối đầu lên dãy phía tây nam và lấy hòn Hương Sơn ở làm nội án, hòn Mò O làm ngoại án. Hai hòn này nằm xiên xiên hướng đông bắc núi Hoành Sơn. Vì có mộ của Nguyễn Phi Phúc nên núi Hoành Sơn được tôn xưng là Thiếu Tổ.

Dựng cờ khởi nghĩa, phát nghiệp đế vương

Giai thoại còn kể tiếp rằng, sau khi chôn mộ cha ở núi Hoành Sơn, 3 anh em Nguyễn Nhạc vùng phát tướng. Mặt mày rạng rỡ, học hành thông thái cả võ lẫn văn. Thầy giáo Hiến dạy 3 anh em vốn là người có biệt nhãn lại thông thạo về khoa tướng số, xem biết anh em Nguyễn Nhạc đã vượng thời nên mới đem câu sấm: “Tây khởi nghĩa, bắc thu công” ra khuyên Nguyễn Nhạc về lo mưu đồ đại sự. 

Nghe lời thầy, 3 anh em Nguyễn Nhạc chiêu mộ anh kiệt trong thiên hạ lên dãy Hoành Sơn làm căn cứ. Nhờ vậy mà phát đế nghiệp. Cũng do đó mà nhiều người dựa vào câu nói của Nguyễn Bỉnh Khiêm dành cho Nguyễn Hoàng, vận vào thời đại Tây Sơn mà nói rằng: “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại đồ vương”.

Câu sấm: “Tây khởi nghĩa, bắc thu công” của thầy giáo Hiến có nghĩa: Tây khởi nghĩa tức là dựng cờ nổi dậy ở vùng núi hướng tây của vùng Tây Sơn. Bắc thu công là thành công lớn ở hướng bắc. Và sự thật là năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế ở Phú Xuân (Huế bây giờ) và tiến ra Bắc đánh thắng quân Thanh xâm lược năm 1789.

Giai-thoai-ve-huyet-rong-tren-nui-Hoanh-Son-noi-phat-tich-nha-Tay-Son-6

Khi Nguyễn Huệ đại thắng 20 vạn quân Thanh tại gò Đống Đa, đuổi Tôn Sĩ Nghị chạy về nước mình không kịp mặc giáp, ngựa chưa thắng yên cương. Ông thầy địa lí năm xưa nhớ lại chuyện cũ, bèn bôn ba sang lại Hoành Sơn xem thử thì quả nhiên cuộc đất tìm ra năm trước đang phát. Hỏi thăm thì đó là mộ của ông Nguyễn Phi Phúc, thân sinh của ba anh em nhà Tây Sơn.

Thầy địa lý biết mình bị lừa nên đã tìm cách phá long mạch để rửa hận. Ông tìm gặp lại người xưa, mở lời khuyên Nguyễn Nhạc lấp mấy ngọn phụ lưu sông Côn ở phía nam và đào thêm mấy nhánh khác ở phía bắc để dẫn nước vào ruộng cho nhân dân cày cấy.

Vì lợi ích của muôn dân, Nguyễn Nhạc làm theo. Sông vừa đào xong, Nguyễn Huệ băng hà ở Phú Xuân vào năm 1792, Nguyễn Nhạc cũng mất vào năm 1793. Năm 1802, Nguyễn Ánh thống nhất đất nước, nhà Tây Sơn bị diệt vong.

Sau khi đánh thắng nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi và đến núi Hoành Sơn thì thấy một khoảng dáng núi hơi cong cong. Đứng phía trước trông vào thì giống một ghế bành vĩ đại mà lưng và tay dựa là núi, và mặt ghế là trảng đất.

Trên trảng nằm song song hai nấm mộ bằng đá, hình chữ nhật. Vua ngờ rằng đó là phần mộ của ông bà Nguyễn Phi Phúc nên truyền quan địa phương khai quật. Nhưng không thấy hài cốt đâu cả mà chỉ thấy bốn chum dầu phụng đã lưng, trong mỗi chum có 1 ngọn đèn chong chóng. 

Ai cũng biết bốn chum dầu ấy do nhà Tây Sơn chôn, song không ai đoán ra mục đích. Và tất cả mọi người đều biết di hài của ông bà Nguyễn Phi Phúc táng tại Hoành Sơn nhưng cũng không có người nào biết được nơi chôn. Vua quan nhà Nguyễn ra công tìm kiếm nhưng dấu tích vẫn mờ mịt khói mây.

Xem thêm: Cái chết không rõ ràng của Quang Trung - Nguyễn Huệ, vị tướng bách chiến bách thắng

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Trong các sự kiện lịch sử của nhà Tây Sơn, Nguyễn Huệ nổi bật đến mức khiến ít người quan tâm đến Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ. Thế nhưng phải nói rằng, Nguyễn Nhạc từng có 1 sự nghiệp phi thường gắn với nhiều chiến công vang dội.

Nhà Tây Sơn: Nguyễn Huệ quá nổi bật, vậy Nguyễn Nhạc ở vị trí nào, có công trạng gì?
0 Bình luận

Đô đốc Nguyễn Văn Lộc là 1 trong 7 hổ tiếng nhà Tây Sơn có nhiều chiến công hiển hách. Ông chính là đánh bại viên tướng khét tiếng của Nguyễn Ánh ở đất Tây Sơn.

Hổ tướng nhà Tây Sơn nào khiến viên tướng khét tiếng của Nguyễn Ánh đại bại?
0 Bình luận

Từ chuyện nhà Nguyễn không nương tay với nhà Tây Sơn sau khi giành được chính quyền thì có thể thấy Nguyễn Huệ - Nguyễn Ánh là đối thủ không đội trời chung. Thế nhưng ít ai biết được, hai nhân vật lịch sử này còn mối quan hệ đặc biệt khác.

Nguyễn Huệ - Nguyễn Ánh: Từ kẻ thù không đội trời chung đến quan hệ đặc biệt
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

CSGT Lâm Đồng kịp thời hỗ trợ sản phụ sinh con an toàn trên đường

Vào khoảng 4h50 ngày 1/7, trong lúc tuần tra giao thông, CSGT Lâm Đồng đã kịp thời phát hiện và hỗ trợ một sản phụ chuyển dạ sinh con ngay trên xe đặc chủng.

Hải An
Hải An 2 giờ trước
3 cuộc đời được hồi sinh nhờ nghĩa cử hiến tạng cao đẹp

Sau tai nạn giao thông, một người phụ nữ ở TP.HCM được xác định chết não, gia đình đã quyết định hiến tạng, đem lại sự sống cho 3 bệnh nhân đang nguy kịch.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Bé gái bị co giật trên chuyến bay được bác sĩ cấp cứu kịp thời

Trên chuyến bay từ TP.HCM đến Hà Nội, một bé gái xuất hiện tình trạng co giật do hạ canxi máu - một rối loạn điện giải nguy hiểm, đã được các bác sĩ có mặt tái đó hỗ trợ cấp cứu thành công.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Lớp học bơi miễn phí suốt gần một thập kỷ giữa lòng Cần Thơ

Cứ vào dịp hè các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại Cần Thơ lại rủ nhau đến lớp học bơi miễn phí của cô Quý tại hồ bơi Nhiệt điện Trà Nóc.

Đăng Dương
Đăng Dương 3 ngày trước
Ấm lòng 900 suất ăn mời thí sinh, phụ huynh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Hội phụ nữ xã Trung Giã, Xuân Giang, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã nấu gần 900 suất ăn miễn phí để mời thí sinh và phụ huynh trong ngày diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Chủ quán Bạc Liêu miễn phí bữa sáng và trưa cho các sĩ tử thi tốt nghiệp THPT

Trong những diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, anh Trương Nguyễn Minh Tuấn (50 tuổi, TP.Bạc Liêu) – chủ quán chay đã miễn phí bữa sáng, trưa kèm chè đậu đỏ để tiếp sức các thí sinh.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Trường học ở Hà Nội thuê xe khách đưa hơn 500 thí sinh đến điểm thi tốt nghiệp THPT 2025

Vì muốn đảm bảo an toàn cho hơn 500 sĩ tử tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, một trường học ở Hà Nội đã thuê 12 xe khách 16 chỗ đưa đến điểm thi. Bên cạnh đó trường còn bố trí cho các bữa ăn sáng, ăn trưa cho các thí sinh tại điểm thi.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Bức tâm thư xúc động người cha viết gửi 2 ân nhân ngày con gái đậu trường chuyên

Sau khi đăng tải bức tâm thư với tiêu đề “Lời cảm ơn đến những người tốt lặng lẽ” lên mạng xã hội, bài viết của người cha vừa có con thi lớp 10 đã nhận về hàng ngàn lượt tương tác.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Xuống Hà Nội khám bệnh, người phụ nữ bị lừa nhẵn túi bởi “người quen” may thay lại nhận được phép màu từ những người xa lạ

Bị lừa hết tiền trong túi khi xuống Hà Nội khám bệnh bởi một người phụ nữ tự xưng là “quen người nhà của chị”, may mắn thay chị H.T.Trang (41 tuổi, dân tộc Tày, quê Bắc Kạn) đã được bệnh viện và nhiều người giúp đỡ.

Hải An
Hải An 25/06
Mát lòng “bát cháo hành” tại góc phố nghĩa tình giữa mùa hè Hà Nội

Trong cái nắng chói chang của Hà Nội, tại một góc phố nhỏ tình người được lan tỏa từ nồi cháo thiện nguyện, từ những tấm lòng thảo thơm.

Hải An
Hải An 24/06
Những lời nhắn nhủ “đáng yêu” từ các cụ ông, cụ bà gửi đến giới trẻ: “Sống cho tốt, giúp đỡ mọi người”

Tấm bảng với những lời nhắn nhủ được các cụ ông, cụ bà nhắn gửi đến giới trẻ không chỉ đáng yêu mà còn vô cùng cảm động. Những lời nhắn ngủ ấy tuy đơn giản nhưng hàm chứa rất nhiều sự yêu thương và trao gửi.

Hải An
Hải An 24/06
Chàng trai Gia Lai vượt 500km về ở rể, cưới cô gái khiếm khuyết sau 3 lần gặp gỡ

Ngay từ những ngày đầu nhắn tin trò chuyện, chàng trai ở Gia Lai và cô gái ở Đồng Nai đã có sự đồng cảm, thấu hiểu kỳ lạ. Họ chia sẻ mọi thứ với nhau, về hoàn cảnh gia đình và cả những khiếm khuyết trên cơ thể.

Hải An
Hải An 23/06
Câu chuyện cảm động sau bức ảnh kỷ yếu chụp cả gia đình ở Hòa Bình

“Bố mẹ không hoàn hảo nhưng nuôi con lớn lên với dáng vẻ rất hạnh phúc”, dòng chú thích được đăng kèm bức ảnh kỷ yếu khiến nhiều người xúc động.

Thanh Tú
Thanh Tú 22/06
Xúc động khoảnh khắc người dân hợp sức phá cửa cứu 13 nạn nhân trong ô tô bị rơi xuống mương

Thấy ô tô chở 13 người rơi xuống mương nước, người dân ở huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên đã nhanh chóng hợp sức phá cửa, cứu các nạn nhân đưa lên bờ an toàn.

Thanh Tú
Thanh Tú 20/06
CSGT giúp đỡ bé trai 6 tuổi đi lạc ở bến xe Mỹ Đình đoàn tụ với gia đình

Trong quá trình làm nhiệm vụ, tổ công tác Đội CSGT đường bộ số 6 (Công an Hà Nội) đã kịp thời hỗ trợ một bé trai 6 tuổi bị đi lạc trở về an toàn với bố mẹ.

Hải An
Hải An 19/06
Tài xế vượt đèn đỏ nhưng không phải nộp phạt vì chở người đi cấp cứu

Mới đây, Phòng CSGT Công an tỉnh Lâm Đồng đã quyết định thực hiện các thủ tục miễn trừ cho tài xế vượt đèn đỏ 2 lần để cấp cứu người bị tai nạn giao thông.

PC Right 1 GIF
Đề xuất